Khái niệm về kiểm soát nội bộ.

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TU TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ (Trang 33 - 34)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP

2.1.1. Khái niệm về kiểm soát nội bộ.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, với mức độ tăng truởng ngày càng cao của nguồn vốn kinh doanh tại mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là quá trình đẩy nhanh việc vốn hố thị trường vốn của mơi trường kinh doanh thì áp lực suy thối và những khó khăn nhiều chiều từ nền kinh tế, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm nhiều hơn đến hoạt động KSNB nhằm giúp tổ chức hạn chế những sự cố, mất mát, thiệt hại và tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức.

Cùng với quá trình hình thành và phát triển, khái niệm về KSNB đã được định nghĩa theo nhiều cách:

Trên Thế giới, theo COSO năm 2013 (The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission) - Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận khi lập báo cáo tài chính, KSNB là một quy trình đưa ra bởi Ban quản trị của doanh nghiệp, nhà quản lý và các nhân viên của doanh nghiệp, được thiết kế để đưa ra sự tin cậy của BCTC, đảm bảo tuân thủ quy định và pháp luật, đảm bảo tính hiệu quả và hiệu năng của các hoạt động của doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, thừa hưởng từ các quan điểm trên Thế giới, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 315 ban hành theo Thơng tư số 214/2012/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 thay thế chuẩn mực 400 đã định nghĩa: “KSNB: Là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu năng hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan. Thuật ngữ “kiểm sốt” được hiểu là bất cứ khía cạnh nào của một hoặc nhiều thành phần của KSNB” (Chuẩn mực kiểm tốn số 315 Ban hành kèm theo Thơng tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012

của Bộ Tài chính – VSA 315, Khoản c, Điều 4).

Ngồi ra, điều 39 Luật Kế toán 2015 số 88/2015/QH13, có hiệu lực từ 01/01/2017 đã định nghĩa rằng: “KSNB là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra” (Luật số 88/2015/QH13 của Quốc hội: Luật Kế toán, Khoản 1, Điều 39).

Từ các quan điểm trên, có thể thấy định nghĩa về KSNB tuy khá nhiều nhưng nhìn chung đều có những đặc điểm:

- KSNB là một quá trình: KSNB bao gồm một chuỗi các hoạt động kiểm sốt được

hình thành, xây dựng và duy trì vận hành ở mọi bộ phận trong đơn vị và được kết hợp với nhau tạo thành một thể thống nhất.

- KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người: Con người vừa là chủ thể vừa là

khách thể của q trình Kiểm sốt nói chung và hoạt động KSNB nói riêng. Chính con người là chủ thể định ra các mục tiêu, thiết lập các cơ chế và vận hành hoạt động kiểm soát ở mọi bộ phận. Như vậy, điều này có nghĩa là những chính sách, những thủ tục, những biểu mẫu được lập ra sẽ là vô hiệu nếu như khơng có con người tổ chức vận hành.

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TU TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w