CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP
2.1.3. Hạn chế tiềm tàng của kiểm soát nội bộ
Ở bất kỳ tổ chức nào, dù được đầu tư thiết lập, vận hành hoạt động KSNB, nhưng hoạt động KSNB của doanh nghiệp vẫn khơng thể hồn tồn hiệu lực.
Cho dù xây dựng được một hệ thống có cấu trúc hồn hảo thì hiệu quả của KSNB vẫn phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố con người (phụ thuộc vào năng lực làm việc, tính đáng tin cậy của nhân sự). Do đó, hoạt động KSNB tại doanh nghiệp chỉ hạn chế đến mức thấp nhất có thể chấp nhận được đối với các rủi ro, sai phạm. Nói cách khác, KSNB ln tồn tại một số những hạn chế cố hữu, chủ yếu xuất phát từ:
- KSNB thường bị xem xét trong mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra và lợi ích đem lại;
- Hoạt động kiểm soát thường nhắm vào các nghiệp vụ xảy ra thường xuyên dẫn đến việc các sai phạm trong các tình huống khơng thường xun hay bị bỏ qua, ít có tác động;
- KSNB thường chỉ đặt ra các thủ tục kiểm soát bên trong đơn vị mà ít có tác động đến các nghiệp vụ bên ngồi đơn vị.
- Tiềm ẩn khả năng các cá nhân có trách nhiệm kiểm sốt lạm dụng quyền hạn phục vụ cho mưu đồ riêng;
- Thủ tục kiểm sốt khơng cịn phù hợp khi điều kiện hoạt động của công ty thay đổi;
- Yêu cầu trên hết của người quản lý: chi phí bỏ ra cho hoạt động kiểm soát phải nhỏ hơn giá trị thiệt hại được tính do sai sót hay gian lận gây ra hay (hoạt động KSNB có thể bị vơ hiệu quả bởi chính các nhà quản lý).
Tất cả các hạn chế của hoạt động KSNB tại doanh nghiệp là nguyên nhân dẫn đến hoạt động KSNB tại doanh nghiệp không thể bảo đảm tuyệt đối việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
Nói cách khác, dù được thiết kế hồn hảo thì trong hoạt động KSNB vẫn ln tồn tại một mức độ rủi ro kiểm soát nhất định do những hạn chế vốn có của nó.