Các cơng cụ điều hành chính sách tỷ giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp điều hành tỷ giá hối đoái của việt nam đến năm 2015 (Trang 26 - 30)

1.3. ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ

1.3.3. Các cơng cụ điều hành chính sách tỷ giá

Tùy theo tính chất tác động của Chính phủ lên tỷ giá là trực tiếp hay gián tiếp mà các công cụ này được chia thành hai nhóm: (i) Nhóm cơng cụ trực tiếp; (ii) Nhóm cơng cụ gián tiếp.

 Nhóm cơng cụ trực tiếp

 Phá giá tiền tệ (Devaluation)

Trong chế độ tỷ giá cố định, phá giá tiền tệ là việc Chính phủ đánh tụt giá đồng nội tệ so với ngoại tệ. Biểu hiện của phá giá tiền tệ là tỷ giá được điều chỉnh tăng so với mức mà Chính phủ đã cam kết duy trì. Phá giá nội tệ có hai trường hợp:

Phá giá chủ động: Do giá cả hàng hóa và tiền lương là ít co giãn trong ngắn

hạn nên khi điều chỉnh tỷ giá tăng đột ngột sẽ làm cho hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm, kính thích tăng xuất khẩu; ngược lại, phá giá tiền tệ làm cho giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng, làm giảm nhập khẩu, kết quả là cán cân thương mại được cải thiện, tạo cơng ăn việc làm, kích thích sản xuất trong nước, tăng dự trữ quốc gia.

Phá giá bị động: Trong trường hợp đồng nội tệ được định giá quá cao, làm

mất cân đối cung cầu trên thị trường ngoại hối, NHTW tiến hành can thiệp làm cho dự trữ ngoại hối cạn kiệt. Để cung cầu cân bằng và dự trữ ngoại hối khơng giảm nữa, Chính phủ buộc phải phá giá tiền tệ. Phá giá bị động thường xảy ra khi có cú sốc mạnh và kéo dài đối với cán cân thương mại.

 Nâng giá tiền tệ (Revaluation)

Trong chế độ tỷ giá cố định, nâng giá tiền tệ là việc Chính phủ tăng giá đồng nội tệ so với các ngoại tệ. Biển hiện của nâng giá tiền tệ là tỷ giá được điều chỉnh giảm so với mức Chính phủ cam kết duy trì.

 Hoạt động mua bán của NHTW trên thị trường ngoại hối

Là việc NHTW tiến hành mua bán nội tệ với ngoại tệ nhằm duy trì một tỷ giá cố định (trong chế độ tỷ giá cố định) hay tác động làm cho tỷ giá biến động tới một mức nhất định theo mục tiêu đã đề ra (trong chế độ tỷ giá thả nổi hay thả nổi có điều tiết). Việc can thiệp trực tiếp của NHTW tạo ra hiệu ứng thay đổi cung ứng tiền trong lưu thơng, có thể tạo ra áp lực lạm phát hay thiểu phát khơng mong muốn cho nền kinh tế. Chính vì vậy, đi kèm với hoạt động can thiệp trực tiếp, NHTW thường phải sử dụng thêm nghiệp vụ thị trường mở để hấp thụ lượng dư cung hay bổ sung phần thiếu hụt tiền tệ trong lưu thông.

 Biện pháp kết hối

Là việc Chính phủ quy định đối với các thể nhân và pháp nhân có nguồn thu ngoại tệ phải bán một tỷ lệ nhất định trong một thời hạn nhất định cho các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối. Mục đích chính của biện pháp kết hối là nhằm tăng cung ngoại tệ tức thời để đáp ứng như cầu ngoại tệ cho thị trường, hạn chế hành vi đầu cơ và giảm áp lực phải phá giá nội tệ.

 Quy định hạn chế

Quy định hạn chế đối tượng được mua ngoại tệ, quy định hạn chế mục đích sử dụng ngoại tệ, quy định hạn chế số lượng mua ngoại tệ, thời điểm được mua ngoại tệ. Tất cả các biện pháp này nhằm mục đích giảm cầu ngoại tệ, hạn chế đầu cơ và tác động giữ cho tỷ giá ổn định.

 Nhóm cơng cụ gián tiếp

 Các công cụ phổ biến

Bao gồm các công cụ như: lãi suất tái chiết khấu, thuế quan, hạn ngạch, giá cả,... Trong đó, cơng cụ lãi suất tái chiết khấu thường được sử dụng nhiều nhất và tạo ra hiệu quả nhất.

* Lãi suất tái chiết khấu

Với các yếu tố khác không đổi, khi NHTW tăng mức lãi suất tái chiết khấu, sẽ tác dụng làm tăng mặt bằng lãi suất thị trường, lãi suất thị trường tăng hấp dẫn các luồng vốn ngoại tệ chạy vào làm cho nội tệ lên giá. Khi lãi suất tái chiết khấu giảm sẽ có tác dụng ngược lại.

* Thuế quan

Thuế quan cao có tác dụng làm hạn chế nhập khẩu dẫn đến cầu ngoại tệ giảm, kết quả là làm cho nội tệ lên giá. Khi thuế quan thấp sẽ có tác dụng ngược lại.

* Hạn ngạch

Hạn ngạch có tác dụng làm hạn chế nhập khẩu, do đó tác động lên tỷ giá giống như thuế quan cao. Dỡ bỏ hạn ngạch có tác dụng làm tăng nhập khẩu, do đó có tác dụng lên tỷ giá giống như thuế quan thấp.

* Giá cả

Thông qua hệ thống giá cả, Chính phủ có thể trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu chiến lược hay đang trong giai đoạn đầu sản xuất. Trợ giá xuất khẩu làm cho khối lượng xuất tăng, làm tăng cung ngoại tệ, khiến cho nội tệ lên giá. Chính phủ cũng có thể bù đắp cho một số mặt hàng nhập khẩu thiết yếu, bù giá làm tăng nhập khẩu, kết quả là làm cho nội tệ giảm giá.

 Các công cụ cá biệt

* Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ

Khi ngoại tệ khan hiếm trên thị trường ngoại hối, NHTW có thể tăng tỷ lệ DTBB với vốn huy động bằng ngoại tệ của các NHTM, làm cho chi phí sử dụng vốn ngoại tệ tăng. Để kinh doanh có lãi, buộc các NHTM phải hạ lãi suất huy động ngoại tệ, kết quả là việc nắm giữ ngoại tệ trở nên kém hấp dẫn hơn so với nắm giữ nội tệ, khiến cho những người sở hữu ngoại tệ phải bán đi để lấy nội tệ, làm tăng cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.

* Quy định lãi suất trần thấp đối với tiền gửi bằng ngoại tệ

Việc quy định lãi suất trần thấp đối với tiền gửi bằng ngoại tệ có tác động giống như trường hợp NHTW tăng tỷ lệ DTBB vốn huy động bằng ngoại tệ.

* Quy định trạng thái ngoại tệ đối với ngân hàng thương mại

Ngồi mục đích chính là phịng ngừa rủi ro tỷ giá, việc quy định trạng thái ngoại tệ đối với NHTM cịn có tác dụng hạn chế đầu cơ ngoại tệ, làm giảm áp lực lên tỷ giá khi cung cầu mất cân đối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp điều hành tỷ giá hối đoái của việt nam đến năm 2015 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)