Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của NHNN Việt Nam trong giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp điều hành tỷ giá hối đoái của việt nam đến năm 2015 (Trang 57 - 69)

2.2. THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TRONG GIAI ĐOẠN

2.2.4. Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của NHNN Việt Nam trong giai đoạn

giai đoạn hiện nay

 Điều hành chính sách tỷ giá năm 2007

Năm 2007 đã có những biến động lớn trong chính sách điều hành tỷ giá của NHNN thể hiện ở những nội dung sau:

- Nới rộng biên độ tỷ giá: Ngày 02/01/2007, NHNN đã nới rộng biên độ tỷ giá ngoại tệ từ + 0,25% lên + 0,5% so với tỷ giá liên ngân hàng. Việc điều chỉnh này được cho là mở đường cho sự giảm giá của VND so với USD.

Sự can thiệp vào chính sách tỷ giá của NHNN: Trong ngày 2 và 3 tháng 01 năm 2007, NHNN đã mua ngoại tệ của các NHTM với số lượng nhiều hơn nhằm giảm bớt tình trạng thừa USD trên thị trường. Ước tính trong 2 ngày, NHNN đã mua vào trên 140 triệu USD.

- Động thái mới nhất từ phía NHNN nhằm kiểm soát lạm phát trong năm 2007 là quyết định nới rộng biên độ tỷ giá VND/USD từ +/- 0,5% lên +/- 0,75% vào ngày 24/12/2007 nhằm tăng khả năng thanh khoản cho thị trường và tăng cường sự linh hoạt của tỷ giá trong bối cảnh nguồn vốn đổ vào Việt Nam ngày càng lớn, tạo điều kiện cho dòng vốn ra và vào nhịp nhàng hơn.

Với biên độ mới lên tới +/- 0,75%, các NHTM sẽ có điều kiện ấn định tỷ giá mua bán linh hoạt hơn và sát với cung - cầu ngoại tệ trên thị trường. Cơ chế tỷ giá ngày càng linh hoạt đòi hỏi các NHTM và thành viên tham gia thị trường ngoại hối phải nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tỷ giá nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.8: Các lần điều chỉnh biên độ tỷ giá từ năm 2006 tới năm 2011

CHỀ ĐỘ TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM

Các lần điều chỉnh biên độ tỷ giá từ năm 2006 tới năm 2011

Số quyết định Ngày ký Ngày hiệu

lực Tỷ Giá BQLNH Biên độ dao động đƣợc phép 01/07/QĐ–NHNN 31/12/2006 02/01/2007 16.101 +/- 0.5% 3039/QĐ–NHNN 24/12/2007 25/12/2007 16.113 +/- 0.75% 504/QĐ–NHNN 7/03/2008 10/03/2008 16.025 +/- 1% 1436/QĐ–NHNN 26/06/2008 27/06/2008 16.451 +/- 2% 2635/QĐ–NHNN 06/11/2008 07/11/2008 16.511 +/- 3% 672/QĐ–NHNN 23/03/2009 24/03/2009 16.980 +/- 5% 2666/QĐ–NHNN 25/11/2009 26/11/2009 17.941 +/- 3%

NHNN 18.544

2010 17/08/2010 19/08/2010 18.544 lên

18.932 +/- 3%

2011 11/2/2011 11/2/2011 18.932 lên

20.693 +/- 1%

Nguồn: Lê Phan Thị Diệu Thảo (2011), “Giải pháp điều hành chính sách tỷ giá tại Việt Nam hiện nay”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Đại học Ngân hàng Tp. HCM

 Điều hành chính sách tỷ giá năm 2008

Để đối phó với những diễn biến khó lường của thị trường, NHNN Việt Nam đã điều hành tỷ giá linh hoạt nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách tỷ giá, đảm bảo thanh khoản ngoại tệ, góp phần kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, cụ thể là:

- Để giảm bớt áp lực cho các ngân hàng trong bối cảnh cung ngoại tệ thừa, có điều kiện ấn định tỷ giá theo cung cầu vốn thực tế, ngày 07/03/2008 NHNN đã tăng thêm biên độ tỷ giá trong phạm vi ± 1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng. - Ngày 26/6/2008 NHNN ban hành quyết định số 1346 mở rộng biên độ tỷ giá giao dịch VND/USD từ mức ± 1% lên mức ± 2% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố. NHNN tăng cường bán ngoại tệ cho các NHTM để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế, đáp ứng tối đa các nhu cầu thiết yếu như: nhập khẩu xăng dầu, thuốc chữa bệnh, phân bón, thiết bị y tế, đồng thời hỗ trợ ngoại tệ cho các ngân hàng phục vụ nhu cầu trả nợ vay hoặc thanh tốn thư tín dụng trả chậm đến hạn, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của cá nhân và hỗ trợ trạng thái cho các NHTM.

Từ ngày 7/11/2008, biên độ tỷ giá giao dịch VND/USD được mở rộng từ mức 2% lên 3% so với tỷ giá bình qn liên ngân hàng do NHNN cơng bố (Quyết định số 2635/QĐ-NHNN ngày 6/11/2008).

- Thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp “để chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội, phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2009 ở mức khoảng 6,5%”. Trên cơ sở dự

báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước năm 2009, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng áp dụng cho ngày 25/12/2008 lên mức 16.989 VND/USD. Mặt bằng tỷ giá mới góp phần hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập siêu và đảm bảo sự bền vững của cán cân thanh toán quốc tế, đồng thời hạn chế tâm lý kỳ vọng tỷ giá sẽ tăng cao, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án sản xuất kinh doanh ổn định.

 Điều hành chính sách tỷ giá năm 2009

Có thể nói năm 2009 là năm tiền tệ tại Việt Nam. Tỷ giá VND/USD tăng

mạnh, nhập siêu cao, lạm phát đứng trước áp lực tăng trở lại, khan hiếm USD, giá vàng sốt nóng, lãi suất ngân hàng lên kịch trần. Hình 2.2 cho thấy thị trường ngoại hối Việt Nam ln trong tình trạng căng thẳng.

Hình 2.2: Tỷ giá VND/USD năm 2008 – 2009

Nguồn: Phạm Hồng Phúc (2009), “Tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Việt Nam”. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Tp. HCM

• Chính sách:

- Tỷ giá chính thức giữa USD và VND trong năm 2009 đã trải qua hai lần điều chỉnh, một lần vào tháng 3 (+2,84%) và tăng biên độ giao dịch từ 3% lên 5% và lần gần nhất là vào ngày 26/11/2009 tỷ giá bình quân liên ngân hàng được điều chỉnh lên mốc 17.941 VND/USD, tăng thêm 5,66% so với hôm trước (theo quyết định 2666/QĐ – NHNN). Đồng thời, biên độ tỷ giá giảm từ 5% xuống cịn 3%. Tính chung cả việc tăng tỷ giá liên ngân hàng và giảm biên độ, qua đó đưa trần tỷ giá kinh doanh tại các NHTM lên 18.500 đồng.

Sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá chính thức đều lên kịch trần nhưng tỷ giá trên thị trường tự do vẫn ln nằm ngồi biên độ cho phép của NHNN. Biên độ tỷ giá không thể nâng cao hơn nữa, NHNN một lần nữa đang giải bài tốn khó bằng

phương án kết hối ngoại. Theo đó, NHNN sẽ yêu cầu các tổng công ty lớn bán ngoại tệ cho ngân hàng. Dự tính, khoảng 5 – 6 tỉ USD sẽ được bán ra trong thời gian tới, sẽ làm dịu đi cơn sốt USD trên thị trường tự do. Tuy nhiên, chưa rõ tỷ lệ và thời gian kết hối là bao nhiêu và bao lâu.

• Đánh giá:

- Tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán ngày một trở nên trầm trọng

Bảng 2.9: Cán cân thanh toán của Việt Nam 2007-2009

Đơn vị: triệu USD

2007 2008 2009

Q1 Q2 Q3

Cán cân TK vãng lai (không

kể vàng) -5.692 -7.966 121 -2.442 -3.544 - Thương mai -9.000 -10.042 -208 -2.597 -3.258 - Kiều Hối 6.180 6.804 1.488 1.469 1.243 - Khác -2.812 -4.728 -1.159 -1.314 -1.259 Cán cân TK tài chính (kể cả vàng) 15.891 8.439 -964 -306 1.446 - Cơ bản 14.917 11.449 1.211 1.840 3.013 - Chính thức 2.045 993 322 470 484

- Tư nhân (FDI, FPI, tín dụng

thương mại) 12.872 10.456 889 1.370 2.529

- Không cơ bản 974 -3.010 -2.175 -2.146 -1.567

Tài sản nước ngồi rịng của

NHTM 2.623 677 -688 -265 1.500

Vàng -1.300 -2.740 2.530 70 0

Sai số và thiếu sót -349 -947 -4.017 -1.591 3.067

Cán cân tổng thể 10.199 473 -843 2.748 -2.098

Nguồn: Lê Phan Thị Diệu Thảo (2011), “Giải pháp điều hành chính sách tỷ giá tại Việt Nam hiện nay”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Đại học Ngân hàng Tp. HCM

Từ số liệu về cán cân thanh tốn trong bảng 2.9, có thế thấy rằng thâm hụt cán cân thanh tốn của Việt Nam là do phần “khơng cơ bản” trong cán cân tài khoản

tài chính gây ra,“sai số và thiếu sót” lại q lớn, khiến việc giải thích tình trạng thâm hụt của cán cân thanh tốn trở nên khó khăn.

Cầu ngoại tệ căng thẳng, ngồi ngun nhân chính là cán cân thanh tốn nói chung, một phần còn từ hoạt động đầu tư vàng và USD của nhiều người dân. Chỉ trong vòng một tuần, quyết định thu gom USD của người dân có thể mang lại khoản lợi nhuận 5% – 6%, một tỷ lệ hấp dẫn và lơi kéo nhiều người chạy theo hình thức đầu tư này. Chính vì USD hấp dẫn và bị đầu cơ càng đẩy cầu ngoại tệ chính thức trở nên căng thẳng. Nhiều người không gửi ngoại tệ ở ngân hàng mà tìm lợi nhuận trên thị trường tự do. Trong khi đó, tỷ giá chính thức niêm yết của các NHTM vẫn thấp hơn nhiều so với thị trường tự do, mua vào bán ra ở mức 18.882 VND/USD (ngày 24/11/2009).

 Điều hành chính sách tỷ giá năm 2010

- Ngày 10/2/2010, NHNN quyết định điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng điều chỉnh từ mức 17.941 VND/USD lên 18.544 VND/USD, tăng khoảng 3,36%.

- Nhằm góp phần hạn chế nhập siêu, ngày 17/8/2010 NHNN Việt Nam thực hiện điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND và USD áp dụng cho ngày 18/8/2010 từ mức 18.544 VND/USD lên mức18.932 VND/USD, tăng 2,09%. Biên độ tỷ giá giữ nguyên ở mức +/- 3%. Với những giải pháp này, thị trường ngoại tệ, thị trường vàng đã từng bước bình ổn, tỷ giá chính thức so với tỷ giá trên thị trường tự do được thu hẹp, từng bước lành mạnh hóa các giao dịch vốn trong xã hội.

Đánh giá

- Trong khuôn khổ hành lang tỷ giá mới với mức trần là 19.100 VND/USD, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và tự do giảm xuống còn 100 - 500

VND/USD (chênh lệch 0,8 - 2,5%), người nắm giữ ngoại tệ có thể lựa chọn bán USD cho ngân hàng, làm tăng cung trên thị trường chính thức.

- Trên thực tế, song song với việc điều chỉnh giá USD của các ngân hàng, giá USD trên thị trường tự do cũng tăng cao tương ứng. Mặc dù đã điều chỉnh giá mua USD lên mức rất cao, các ngân hàng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc thu mua đồng tiền này. Trong khi đó, tại hầu hết các điểm thu đổi ngoại tệ, giá USD đã tăng hơn, lần lượt là 19.300 VND/USD (mua vào) và 19.600 VND/USD (bán ra). Bên cạnh đó cũng có khơng ít chun gia cảnh báo về những phản ứng tiêu cực sau khi điều chỉnh tỷ giá. Bởi bối cảnh của điều chỉnh tỷ giá lần này có thể gây nên những hồi nghi về các chính sách ổn định tỷ giá của NHNN trong thời gian trước. Trước những diễn biến trên, nhiều chuyên gia lo ngại việc điều chỉnh tỷ giá tiếp theo của NHNN.

Tác động:

Việc NHNN liên tục nới rộng tỷ giá VND/USD có những tác động đa chiều đến các chủ thể kinh tế và các biến số kinh tế vĩ mô.

- Về lý thuyết, phá giá đồng nội tệ sẽ giúp cho hàng hóa nước đó có sức cạnh tranh tốt hơn hàng hóa nước ngồi, từ đó kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, các nghiên cứu về điều kiện Marshall-Lerner tại Việt Nam cho thấy, khơng có mối quan hệ rõ ràng nào về việc VND giảm giá với tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu và từ đó cải thiện CCTM. Nguyên nhân là do hệ số co giãn xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam rất thấp. Tác động của tỷ giá VND lên giá hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hóa có một độ trễ nhất định (từ 3 - 9 tháng) nên cho dù VND có giảm giá thì cũng khơng thể giải quyết tình hình nhập siêu của Việt Nam trong ngắn hạn (hình 2.3).

Hình 2.3: Mối quan hệ giữa RER, REER với CCTM – Q1/2000 – Q4/2009

Nguồn: Phạm Hồng Phúc (2009), “Tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Việt Nam”. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Tp. HCM - Nợ nước ngoài: Gánh nặng thuộc về doanh nghiệp tại thời điểm thay đổi tỷ giá. Việc nới lỏng tỷ giá đã khiến cho các doanh nghiệp có các khoản vay bằng ngoại tệ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thậm chí có nhiều doanh nghiệp lợi nhuận làm ra cả năm không đủ bù đắp khoản chênh lệch tỷ giá đối với khoản vay ngoại tệ của mình.

- Dường như chính sách tỷ giá của NHNN trong thời gian qua chỉ nhằm rút ngắn khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá tự do, thu hút lượng ngoại hối về ngân hàng để phục vụ mục tiêu điều hành của Chính phủ. Khi cung cầu ngoại tệ căng thẳng, Thủ tướng đã quyết định bắt buộc các Tập đồn, Tổng cơng ty Nhà nước bán ngoại tệ hiện có của mình cho Ngân hàng để bình ổn cung cầu. Tuy nhiên, điều này không được thực hiện một cách triệt để. Việc tiếp tục nới lỏng tỷ giá VND/USD tạo tâm lý tiếp tục găm giữ ngoại tệ và thị trường lại khan hiếm dòng vốn ngoại tệ luân chuyển, ngân hàng tiếp tục nâng tỷ giá và khép kín một vịng trịn luẩn quẩn.

 Điều hành chính sách tỷ giá năm 2011

Năm 2011 khá đặc biệt, gắn với sự chuyển giao giữa hai nhiệm kỳ Thống đốc NHNN. Về hình thức biến động của tỷ giá, năm 2011 được chia thành hai nửa đối lập: nửa căng thẳng với cú phá giá mạnh chưa từng có trong lịch sử và nửa bình yên với cam kết nếu điều chỉnh thì khơng q 1%.

Đúng như dự đốn và kì vọng của thị trường, ngày 11/2/2011 NHNN đã tiến hành điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 9,3% (từ mức 18.932 lên 20.693), đồng thời thu hẹp biên độ dao động tỷ giá xuống còn ±1%. Động thái điều chỉnh tỷ giá lần này được kì vọng sẽ giúp cho VND xích lại gần hơn với giá trị thực và có thể giúp loại trừ được phần nào tình trạng tồn tại hai tỷ giá với mức chênh lệch

quá lớn trong thời gian khá dài, từ đó giúp khơi thơng nguồn cung ngoại tệ cho các

NHTM. Hành động này của NHNN còn làm giảm sức ép tới nguồn dự trữ ngoại hối đang khá mỏng trong ngắn hạn. Không những thế, sự điều chỉnh tỷ giá khá mạnh tay lần này của NHNN có thể đưa đến những tác động tích cực đến xuất khẩu trong khi lại tác động không đáng kể tới nhập khẩu. Thêm vào đó, việc NHNN đưa ra một thơng điệp rõ ràng hơn về điều hành chính sách tỷ giá sẽ khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài mạnh tay giải ngân vốn FDI, FII do tâm lý lo lắng NHNN phá giá thêm đã được loại trừ.

Một điểm thay đổi khá quan trọng sau ngày 11/2 đó là NHNN đã thực hiện linh hoạt trong việc niêm yết tỷ giá chứ không cố định tỷ giá trong thời gian dài như trước đây thông qua việc tăng/giảm tỷ giá này theo ngày. Tỷ giá niêm yết tại các NHTM cũng biến động cùng chiều với tỷ giá bình qn liên ngân hàng mặc dù ln được niêm yết kịch trần (+1%). Tuy nhiên, động thái điều chỉnh tỷ giá của NHNN lại dường như khơng có mấy tác động tích cực tới thị trường tự do khi mà giá USD liên tục tăng kể từ ngày 11/2 cho đến cuối tháng 2/2011, đặc biệt biến động khá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp điều hành tỷ giá hối đoái của việt nam đến năm 2015 (Trang 57 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)