Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp điều hành tỷ giá hối đoái của việt nam đến năm 2015 (Trang 71 - 73)

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA

2.3.2. Những hạn chế

Việc định giá VND cao so với USD trong một thời gian dài đã góp làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu, đồng thời khuyến khích nhập khẩu, giảm dự trữ ngoại hối. Điều này được chứng minh bằng thực tế là:

- Nhập siêu của Việt Nam tăng nhanh liên tục trong mấy năm trở lại đây, từ 2,8 tỷ USD trong năm 2006 lên 8,2 tỷ USD trong năm 2007 và 17,5 tỷ USD trong năm 2008.

- Nhập siêu tăng nhanh trở lại trong khi các nguồn thu ngoại tệ chính như: xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, kiều hối đều giảm sút mạnh so với năm 2008. Cùng với việc nhiều doanh nghiệp và người dân chuyển sang nắm giữ USD và vàng đã làm cho CCTT của Việt Nam thâm hụt nặng.

- Dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm sút mạnh, từ khoảng 23 tỷ USD vào cuối năm 2008 xuống còn hơn 14 tỷ USD vào cuối năm 2009. Áp lực giảm giá VND vẫn cịn duy trì.

Tình trạng hai tỷ giá vẫn cịn tồn tại trong nền kinh tế

Thị trường chợ đen đã trở thành nơi quen thuộc với rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp mua, bán ngoại tệ bởi tính sẵn có của nó. Hoạt động của thị trường này càng

làm cho việc quản lý ngoại hối của NHNN trở nên khó khăn do khơng kiểm sốt được hoạt động, ảnh hưởng xấu đến nền tiền tệ quốc gia.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM chưa thật sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế

Trong các văn bản của Chính phủ nói chung và NHNN nói riêng đều u cầu đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, nhưng trong thực tế, các DNNN, các tập đoàn vẫn nhận được nhiều ưu ái trong việc mua USD tại thời điểm khan hiếm ngoại tệ. Các công ty tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường phải trả thêm một khoản phí khá lớn để có thể thực hiện các khoản thanh tốn với nước ngồi. Như vậy, có thể nói, một sân chơi thực sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, chỉ mới được thực hiện ở một vài nơi, vài cấp mà vấn đề kinh doanh ngoại hối là một điển hình.

Hiện tượng đơ la hóa vẫn phổ biến

Theo thống kê của ADB, trong những năm vừa qua, mức độ đơ la hóa của Việt Nam là khá cao, luôn ở mức độ trên 20%. Từ 11/2009, tiền đồng đã giảm giá 4 lần và làm mất niềm tin của người dân, càng đẩy nhanh q trình đơ la hóa. Ngun nhân xuất phát chủ yếu từ tâm lý ưu chuộng USD bấy lâu nay của cơng chúng trong khi những chính sách và kết quả phát triển nền kinh tế chưa tạo được niềm tin với đồng nội tệ. Do yếu tố tâm lý ảnh hưởng q mạnh, nên khi có thơng tin bất ổn trên thị trường dù kiểm chứng hay chưa, người dân đổ xơ mua USD dự phịng, đẩy giá USD lên mà không thực sự phản ánh nhu cầu thực tế, tạo điều kiện cho hoạt động đầu cơ và gây khó khăn trong việc điều hành chính sách tỷ giá của NHNN.

 Chính sách neo tỷ giá của Việt Nam trong một thời gian dài có mục tiêu là giúp ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng cũng làm tăng sức ép cho nhà quản lý, dẫn đến có giai đoạn điều hành bị giật cục, làm tăng lạm phát.

 Điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua chưa mang tính thị trường, cịn mang nặng tính hành chính, đơi khi cịn mang tính áp đặt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp điều hành tỷ giá hối đoái của việt nam đến năm 2015 (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)