2.1. THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM
2.1.2. Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá giai đoạn 1989–1991
Bối cảnh nền kinh tế
- Các nước XNCH ở Đông u và Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991. Vì vậy, quan hệ ngoại thương với các thị trường truyền thống bị gián đoạn, khiến Việt
Nam phải chuyển sang buôn bán với các nước tư bản - khu vực thanh toán bằng đồng USD.
- Quá trình đổi mới kinh tế thực sự diễn ra mạnh mẽ bắt đầu từ năm 1989. Chính phủ cam kết và thực thi chiến lược ổn định hóa nền kinh tế – tài chính – tiền tệ, trong đó vấn đề tỷ giá được coi là khâu đột phá, có vai trị cực kỳ quan trọng đối với quá trình cải cách, chuyển đổi cơ chế và mở cửa nền kinh tế. Năm 1989, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo (đạt gần 1 triệu tấn) và năm 1990 trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới (đạt trên 1,5 triệu tấn). Giá trị xuất nhập khẩu bình quân tăng 28%/năm, tỷ lệ nhập siêu giảm mạnh.
Điều hành chính sách tỷ giá
Tỷ giá mua bán của các ngân hàng được phép dựa trên cơ sở tỷ giá chính thức do NHNN cơng bố cộng (+) trừ (-) 5% và chênh lệch giữa tỷ giá mua bán quy định là 0,5%. Điều này cho thấy NHNN đã linh hoạt dần trong việc điều hành chính sách tỷ giá. Thế độc quyền trong kinh doanh ngoại hối của NHNN đã bị xóa bỏ. Tuy nhiên, sự tự do vẫn còn hạn hẹp, giới hạn ở Ngân hàng Ngoại thương và một số ngân hàng được ủy quyền.
Q trình xóa bỏ chế độ tỷ giá kết tốn nội bộ diễn ra cùng lúc với việc điều chỉnh giảm giá mạnh nội tệ khơng khác gì việc thả nổi tỷ giá.
Bảng 2.2: Tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do từ năm 1989 tới 1991
Năm Tỷ giá chính thức (bình qn) Tỷ giá thị trƣờng tự do (bình quân) 1989 3.900 4.750 1990 5.133 5.610 1991 9.274 9.546
Nguồn: Nguyễn Thị Phương Bình (2005), “Chính sách tỷ giá & tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”. Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học kinh tế quốc dân
Để giảm bớt chênh lệch tỷ giá nhằm tiến tới điều hành tỷ giá dựa chủ yếu vào quan hệ cung cầu trên thị trường, Nhà nước đã thơng qua chính sách tỷ giá linh hoạt hơn – điều chỉnh tỷ giá chính thức theo tỷ giá trên thị trường tự do sao cho mức chênh lệch không quá 20%. Kết quả là mức chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do được thu hẹp (bảng 2.2).
Tác động của chính sách tỷ giá và những đánh giá chung
- Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh. Năm 1990 tăng 18,8%, năm 1991: 48,63%.
- Trong khoảng thời gian này, tỷ giá VND/USD có khuynh hướng tăng và được Nhà nước điều chỉnh sát với giá thị trường tự do, điều này chứng tỏ Nhà nước bắt đầu thả nổi tỷ giá, quan hệ cung cầu ngoại tệ đã được quan tâm hơn. Tuy nhiên, sự thả nổi tỷ giá đã kích thích tâm lý đầu cơ ngoại tệ nhằm mục đích hưởng chênh lệch tỷ giá. Tình trạng tỷ giá thường xuyên tăng đột biến và thiếu ngoại tệ đã gây nên những cơn sốc làm mất ổn định nền kinh tế, Chính phủ khơng kiểm sốt được lưu thơng ngoại tệ.
- VND liên tục bị mất giá so với USD làm giá cả hàng nhập khẩu tăng nhanh. Chi phí đầu vào cho quá trình sản xuất tăng lên là điều kiện thúc đẩy lạm phát tăng cao. Tỷ lệ lạm phát của nước ta tăng trở lại: từ 34,7% năm 1989 lên 67,5% trong hai năm 1990 và 1991. Trước tình hình đó, từ cuối năm 1991, Chính phủ đã chọn con đường thay đổi cách quản lý ngoại tệ và đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá hối đối VND/USD với nội dung chính:
+ Thay thế biện pháp hành chính, bắt buộc các DNNN có ngoại tệ phải bán cho ngân hàng theo tỷ giá thỏa thuận bằng cách mở trung tâm giao dịch ngoại tệ để cho các doanh nghiệp và ngân hàng trao đổi mua bán ngoại tệ với nhau.
+ Bãi bỏ hình thức quy định tỷ giá nhóm hàng trong thanh toán ngoại thương giữa ngân sách Nhà nước với các tổ chức kinh tế tham gia xuất nhập khẩu. Thay vào đó, trên cơ sở tỷ giá hình thành tại các phiên giao dịch ngoại tệ, NHNN cơng bố tỷ giá chính thức.
Cơ chế hình thành và quản lý tỷ giá hối đối mềm dẻo như vậy cộng với sự điều tiết của NHNN đối với lượng ngoại tệ mua bán tại các phiên giao dịch đã giải tỏa được tâm lý đầu cơ ngoại tệ, ngăn chặn được xu hướng tăng giá USD quá mức trên thị trường.