2.1. THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM
2.1.3. Giai đoạn từ năm 1992 – tháng 2/1999
Bối cảnh nền kinh tế
- Kim ngạch xuất nhập khẩu giảm đáng kể: năm 1991 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 357 triệu USD đến năm 1992 chỉ còn 91,1 triệu USD.
- Về phương diện thanh toán quốc tế, Việt Nam đứng trước một tình thế vơ cùng khó khăn. Bên cạnh hệ thống thanh toán đa biên đã bị tan rã, tất cả các nước XHCN đều đồng loạt chuyển đổi đồng tiền thanh toán với Việt Nam bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi (chủ yếu là USD). Việc chuyển đổi đồng tiền thanh tốn có ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán của Việt Nam bằng ngoại tệ vì trước đó, hầu hết nguồn thu ngoại tệ của Việt Nam đều bằng đồng Rúp chuyển nhượng, chỉ có một lượng nhỏ bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
- Cán cân thương mại thâm hụt lớn, nhập khẩu gấp 3 lần xuất khẩu. Sự thiếu hụt trong cán cân thương mại được bù đắp bằng các khoản viện trợ, cho vay của các nước XHCN mà chủ yếu là Liên Xô.
- Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đơng Nam Á bùng nổ buộc các nước này phải tiến hành phá giá mạnh đồng nội tệ và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó.
Điều hành chính sách tỷ giá
Thời k 1992 – 1994: Tỷ giá hình thành tại 2 trung tâm giao dịch ngoại tệ
Tỷ giá chính thức hình thành trên cơ sở đấu thầu tại trung tâm giao dịch ngoại tệ theo cơ chế thị trường: Tỷ giá đóng cửa tại trung tâm giao dịch ngoại tệ hôm trước là cơ sở để các NHTM xác định tỷ giá giao dịch ngày hôm sau.
Trong thời gian này, NHNN đề nghị với Chính phủ thành lập Quỹ điều hịa ngoại tệ tại NHNN để có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm ổn định tỷ giá. Chính phủ ủy quyền cho Thống đốc được tồn quyền điều hành Quỹ một cách linh hoạt. NHNN đã làm dịu đi những biến động thất thường của tỷ giá trên thị trường. Quỹ đã tạo cho NHNN một thế lực thực sự để can thiệp nhằm ổn định tỷ giá, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế về ngoại tệ.
- Ngày 16/08/1991, Thống đốc NHNN đã ra quyết định số 107–NHQĐ ban hành quy chế hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại tệ. Tháng 9/1991 NHNN đã thành lập một trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Thành phố Hồ Chí Minh và tháng 11/1991, một trung tâm giao dịch thứ hai ở Hà Nội cũng ra đời. Đối tượng tham gia giao dịch trên các trung tâm này là các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ, các tổ chức xuất nhập khẩu kinh doanh trực tiếp với nước ngoài và NHNN. Trung tâm hoạt động theo nguyên tắc đấu giá từ thấp đến cao hoặc ngược lại để đạt được cân bằng cung cầu về ngoại tệ.
- Tỷ giá chính thức của VND được xác định căn cứ vào tỷ giá đóng cửa tại các phiên giao dịch ở các trung tâm theo nguyên tắc tỷ giá mua vào không được vượt quá 0.5% so với tỷ giá ấn định tại phiên giao dịch trước.
Bảng 2.3: Tỷ giá chính thức từ năm 1992 tới 1994
Năm Tỷ giá chính thức
1992 10.718
1993 10.840
1994 11.003
Nguồn: Nguyễn Thị Phương Bình (2005), “Chính sách tỷ giá & tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”. Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học kinh tế quốc dân
Việc thành lập hai trung tâm giao dịch ngoại tệ là bước ngoặc đầu tiên của hệ thống ngân hàng trong quá trình đổi mới theo hướng thị trường. Thông qua hoạt động của hai trung tâm, với vai trò là người tổ chức và điều hành, NHNN đã kịp thời nắm bắt cung cầu ngoại tệ trên thị trường để điều hành chính sách tiền tệ cũng như tỷ giá phù hợp với tín hiệu thị trường.
Thời k - : tỷ giá liên ngân hàng
Ngày 20/09/1994, Thống đốc NHNN ban hành quyết định số 203/QĐ–NH9 về việc thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Qua đó, NHNN thực hiện vai trị là người mua bán cuối cùng trong ngày. Có qui mơ lớn hơn, hoạt động linh hoạt hơn nên tỷ giá hối đoái ngày càng phản ánh đầy đủ hơn quan hệ cung cầu trên thị trường. Qua thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, NHNN nắm bắt dấu hiệu thị trường về tỷ giá hối đối, cơng bố tỷ giá chính thức hàng ngày và biên độ giao dịch cho các NHTM.
Từ tháng 7/1997, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, VND chịu áp lực giảm giá mạnh đã khiến cho thị trường ngoại hối rơi vào tình trạng đầu cơ, tích trữ ngoại tệ, cầu ngoại tệ ln lớn hơn cung (bảng 2.4).
Bảng 2.4: Tỷ giá chính thức từ năm 1995 tới 1999 Năm Tỷ giá chính thức 1995 11.021 1996 11.040 1997 11.175 1998 12.985 1999 14.016
Nguồn: Nguyễn Thị Phương Bình (2005), “Chính sách tỷ giá & tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”. Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học kinh tế Quốc dân
Trong hai năm 1997, 1998, Nhà nước đã nhiều lần chủ động điều chỉnh tỷ giá VND/USD. NHNN đã áp dụng tỷ giá chính thức thấp (11.175 VND/USD) và biên độ khống chế 10% đã buộc các NHTM phải giao dịch với tỷ giá ở mức tối đa (sát trần) mà vẫn thấp hơn 10% so với thực tế. Sự bất hợp lý này chỉ giải quyết được bằng cách điều chỉnh tỷ giá hối đoái danh nghĩa, chứ nới rộng thêm biên độ giao dịch tỷ giá là hết sức nguy hiểm. Theo đó, biên độ giao dịch tỷ giá thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bị thu hẹp từ 10% xuống cịn 7%. Cùng thời gian này, 17/08/1998 Chính phủ đã ban hành nghị định số 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối. Hàng ngày, NHNN cơng bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng giữa VND với USD trên các phương tiện thông tin đại chúng. Căn cứ vào mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ mà NHNN quy định biên độ giao động so với tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để các NHTM được phép xác định tỷ giá mua, tỷ giá bán giữa VND và USD.
Tác động của chính sách tỷ giá và những đánh giá chung
- NHNN đã sử dụng khá linh hoạt hai công cụ điều hành tỷ giá là tỷ giá chính thức do NHNN cơng bố (từ cố định trong thời gian dài trước đây sang công bố
hàng ngày) và tương đối uyển chuyển theo cung cầu ngoại tệ và biên độ giao động (từ cứng nhắc đến khá mềm dẻo, từ chỉ có tăng biên độ tới cả có giảm biên độ). Điều chỉnh tỷ giá chính thức và biên độ giao dịch những năm 1997 – 1998 đã thu hẹp
khoảng cách giữa thị trường tự do và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Điều này đã tạo tiền đề quan trọng cho bước tiếp theo, thống nhất tỷ giá chính thức và tỷ giá liên ngân hàng vào tháng 2/1999.
- Vào cuối giai đoạn (thời kỳ xảy ra khủng hoảng tài chính ở khu vực), tỷ giá tăng lên do điều chỉnh của Chính phủ là để tăng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
- Việc tỷ giá của Việt Nam không tăng quá nhanh như của các nước khác trong khu vực có tác động tích cực vì khơng tạo tâm lý hoang mang cho người dân, không gây ra một sức ép lớn lên nợ nước ngồi và khơng gây nhiều thiệt hại cho nhập khẩu.
- Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhập khẩu lớn thì mỗi lần điều chỉnh tỷ giá là một lần đem lại cho họ nỗi kinh hoàng.
2 1 4 Giai đoạn 1999 đến 2 6: tỷ giá thả nổi có điều tiết
Bối cảnh nền kinh tế
Đây là thời kỳ đầu chuyển đổi từ cơ chế quản lý nên kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN. Nền kinh tế đang tiếp tục khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, bắt đầu bước vào ổn định và tăng trưởng. Nước ta chuẩn bị để ký kết và gia nhập WTO, vì vậy địi hỏi phải tn thủ các thơng lệ quốc tế, tự do hóa tài khoản vãng lai.
Quốc hội phê chuẩn pháp lệnh ngoại hối có hiệu lực từ 01/06/2006. Chế độ tỷ giá có định hướng linh hoạt có sự kiểm sốt của Nhà nước. Tỷ giá cơng bố trên thị trường liên ngân hàng cộng với biên độ giao dịch do Nhà nước công bố trong từng thời kỳ.
Điều hành chính sách tỷ giá
Tháng 2/1999, NHNN đã ban hành quyết định 64/QĐ–NHNN7. Theo đó, TGBQLNH được cơng bố thay cho tỷ giá chính thức trước đây. Xét về mặt lý thuyết, đây là bước cải cách có ý nghĩa rất lớn vì nó chuyển từ cơ chế tỷ giá xác định một cách chủ quan theo ý chí của NHNN sang một cơ chế tỷ giá xác định khách quan hơn theo quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Từ tỷ giá đó, các NHTM xác định tỷ giá kinh doanh theo công thức:
TGKD = TGBQLNH + / (-) BĐDĐ
Kể từ ngày 26/02/1999, Quyết định số 65/1999/QĐ–NHNN có hiệu lực, NHNN chấm dứt tỷ giá chính thức và giảm biên độ giao động tỷ giá xuống còn 0,1%. Các NHTM được phép xác định tỷ giá mua bán đối với USD không được vượt quá 0,1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng của ngày giao dịch trước đó.
Bảng 2.5: Các lần điều chỉnh biên độ tỷ giá từ năm 1999 tới năm 2006
CHỀ ĐỘ TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM
Các lần điều chỉnh biên độ tỷ giá từ năm 1999 tới năm 2006 Số quyết định Ngày ký Ngày hiệu
lực Tỷ Giá BQLNH Biên độ dao động đƣợc phép 65/1999/QĐ–NHNN 25/02/1999 26/02/1999 + 0,1% 679/2002/QĐ–NHNN 01/07/2002 01/07/2002 ± 0,25% 01/07/QĐ–NHNN 31/12/2006 02/01/2007 16.101 ± 0,5%
Nguồn: Lê Phan Thị Diệu Thảo (2011), “Giải pháp điều hành chính sách tỷ giá tại Việt Nam hiện nay”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Đại học Ngân hàng Tp. HCM
Từ ngày 01/07/2002, NHNN quyết định nới rộng biên độ quy định tỷ giá của các TCTD trong giao dịch mua bán ngoại tệ đối với khách hàng lên ± 0,25% so với mức ± 0,1% trước đó đối với nghiệp vụ giao ngay; lên ± 0,5% so với mức ± 0,4%
của nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn 30 ngày; lên ± 2,5% so với mức 2,35% của nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn trên 90 ngày,... Đối với các ngoại tệ khác không phải là USD, các NHTM được quyền chủ động tự quyết định tỷ giá giữa VND và ngoại tệ đó.
Như vậy, yếu tố thả nổi trong tỷ giá kinh doanh là đại lượng tỷ giá bình quân
liên ngân hàng, còn yếu tố điều tiết là đại lượng biên độ dao động.
u đi m và hạn chế của cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết u đi m
- Tạo quyền chủ động cho các NHTM trong việc quy định tỷ giá đối với các ngoại tệ khác.
- Tỷ giá được xác định một cách khách quan dựa trên quan hệ cung cầu, các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc mua bán ngoại tệ, đồng thời đảm bảo được vai trị kiểm sốt của Nhà nước.
- Những biến động có thể tạo ra khoảng cách lớn giữa tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá của các NHTM khó có thể xảy ra.
- Giảm bớt tâm lý hoang mang, giảm hoạt động đầu cơ làm lũng loạn thị trường.
- Tỷ giá linh hoạt và mềm dẻo hơn, phù hợp với thơng lệ quốc tế, góp phần tăng cường sự hịa nhập của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế thế giới.
Hạn chế
- Tỷ giá được xác định từ ngày hơm trước nên nó chưa là cơ sở vững chắc để tỷ giá chính thức thực sự có ý nghĩa kinh tế.
- Biên độ dao động được đánh giá cịn hẹp, nếu có sự đột biến về cung - cầu ngoại tệ thì sẽ dẫn đến sai lệch tỷ giá lớn, giao dịch ngày hơm đó có thể đình trệ hay đóng băng.
- Thị trường tiền tệ liên ngân hàng phát triển chưa hoàn hảo, dự trữ ngoại tệ còn hạn hẹp nên sự can thiệp của NHNN vào thị trường ngoại tệ chỉ trong một giới hạn nhất định.
2.2. THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (TỪ NĂM 2007 TỚI NĂM 2011) ĐOẠN HIỆN NAY (TỪ NĂM 2007 TỚI NĂM 2011)
2.2.1. Bối cảnh kinh tế
Từ 2007 đến nay, nền kinh tế Việt Nam trải qua nhiều cột mốc đáng ghi nhận. Ngày 11/1/2007, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO là cột mốc quan trọng đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới.
Bảng 2.6: Tốc độ tăng trưởng GDP và chỉ số giá CPI từ 2007 - 2011
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 8,5 6,2 5,32 6,7 5,89
Chỉ số giá CPI (%) 12,6 19,9 6,52 11,75 18,58
Nguồn: Tamnhin.net (2011), “Tăng trưởng GDP Việt Nam khá cao so với toàn cầu”, http://www.tamnhin.net/Diemnhin/17344/2011-Tang-truong-GDP-Viet-Nam-kha-cao-so-
voi-toan-cau.html, truy cập ngày 03/12/2011
Việt Nam được WTO xếp thứ 6 trên thế giới về sự hấp dẫn đầu tư trong hai năm 2006–2007 và được ADB xếp vào nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực. Cùng với sự hồn thiện và thơng thoáng hơn trong các chính sách thu hút nguồn lực bên ngồi: kiều hối, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đặc biệt là vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam tăng mạnh mẽ, góp thêm nguồn vốn
vào nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng. Nhờ đó, kinh tế Việt Nam tiếp tục bứt phá và đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm vào năm 2007, đạt xấp xỉ 8,5%, bối cảnh kinh tế tương đối ổn định (bảng 2.6).
Sáu tháng đầu năm 2008, luồng vốn đầu tư nước ngoài và kiều hối tiếp tục tăng mạnh mẽ, nền kinh tế tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá tốt. Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu nổ ra từ nửa cuối năm 2008 đã ảnh hưởng mạnh mẽ và gây ra tình trạng bất ổn trong nền kinh tế vĩ mơ. Cũng trong năm 2008, tình trạng nhập siêu lên đến đỉnh điểm do hệ quả của một thời gian dài lạm phát trong nước cao hơn tương đối so với lạm phát nước ngồi mà VND khơng có mức giảm giá tương ứng. Hệ quả là tăng trưởng GDP trong nước giảm chỉ còn 6,2%, lạm phát ở mức phi mã 19,9%.
Trong năm 2008, luồng vốn đầu tư gián tiếp đã liên tục biến động, khiến cho cung cầu ngoại tệ mất cân đối. Luồng vốn này gia tăng đáng kể trong ba tháng đầu năm, gây áp lực tăng giá VND, sau đó có dấu hiệu đảo chiều làm tăng cầu ngoại tệ khi các nhà đầu tư nước ngồi có nhu cầu thối vốn.
Từ năm 2009, trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới, các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế như vốn đầu tư trực tiếp, kiều hối đều giảm mạnh, đáng quan tâm là sự rút lui của nguồn vốn đầu tư gián tiếp. Chính lúc này, chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ huy động các nguồn lực trong nước đã góp phần đưa nền kinh tế vượt qua khỏi đáy của khủng hoảng và đạt mức tăng trưởng khá tốt ở
mức 5,32%, lạm phát trong tầm kiểm soát ở mức 6,52% vào cuối năm 2009.
Năm 2010, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng tài chính tồn cầu. Tốc độ tăng GDP cả năm 2010 tăng 6,7%, cao hơn nhiệm vụ kế hoạch (6,5%). Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như trên là một thành công.
Kinh tế phục hồi là một nguyên nhân quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư phát triển. Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 đã đạt được những kết quả tích cực. Ước tính tổng đầu tư tồn xã hội năm 2010 đạt 800 nghìn tỷ đồng, tăng 12,9%