NHỮNG NGUYÊN TẮC CHỦ YẾU ĐỂ LỰA CHỌN VÀ ĐIỀU HÀNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp điều hành tỷ giá hối đoái của việt nam đến năm 2015 (Trang 78 - 79)

CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐỐI CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015

Từ thực tiễn điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua và một số kinh nghiệm từ cơng tác điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc, để lựa chọn và điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam tới năm 2015 một cách hiệu quả, chúng ta cần phải dựa trên một số nguyên tắc sau:

Thứ nhất, chính sách tỷ giá phải có quan hệ chặt chẽ với chính sách tài chính

– tiền tệ. Thật vậy, chính sách tỷ giá chỉ có thể đạt được hiệu quả khi được phối hợp mật thiết với chính sách tài chính – tiền tệ trong từng giai đoạn phát triển cụ thể.

Thứ hai, chính sách tỷ giá có mối quan hệ trực tiếp tới khía cạnh đối ngoại

của chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia và có những ảnh hưởng trực tiếp tới cân đối bên ngồi nền kinh tế. Vì vậy, việc lựa chọn chính sách tỷ giá hối đối phải ưu tiên trước hết cho việc thiết lập và duy trì các mối cân bằng bên ngồi để tạo thêm những điều kiện cho sự hình thành các mối cân bằng bên trong.

Thứ ba, việc lựa chọn chính sách tỷ giá của Việt Nam phải đảm bảo là chiếc

đệm giảm sốc có thể che chắn cho nền kinh tế từ những cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Thứ tư, chính sách tỷ giá có tác động trực tiếp tới ngoại thương. Do đó, việc

điều hành chính sách tỷ giá hối đối phải đảm bảo không kiềm hãm sự tăng trưởng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, hướng tới giảm dần sự thâm hụt trong CCTM, khai thác thế mạnh và tạo lợi thế trong ngoại thương. Điều này sẽ đạt được khi chúng ta lựa chọn mồ hình cho sự phát triển là hướng vào xuất khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ năm, việc lực chọn chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý địi hỏi hội tụ các

nhân tố thị trường như: quan hệ cung cầu về ngoại hối, sở thích của người tiêu dùng, lạm phát, lợi tức của các tài sản nội, ngoại tệ,… phản ánh trong tỷ giá càng cao thì khả năng có một chính sách tỷ giá hiệu quả cao, chống đỡ được các cú sốc từ bên ngoài đối với nền kinh tế càng lớn.

Thứ sáu, việc lựa chọn và điều hành chính sách tỷ giá phải hướng dần tới việc

nâng cao uy tín của VND trên cơ sở ổn định giá trị đối nội và đối ngoại của nó, tránh đánh mất niềm tin trong dân chúng khi nắm giữ đồng nội tệ. Đồng thời từng bước tiến tới xây dựng VND có khả năng chuyển đổi rộng rãi trong thương mại và thanh toán quốc tế.

Thứ bảy, mỗi chính sách tỷ giá và cách điều hành của nó chỉ phù hợp với

những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở từng giai đoạn phát triển đất nước. Vì vậy, việc lựa chọn và điều hành chính sách tỷ giá phải thay đổi linh hoạt khi điều kiện và hoàn cảnh thay đổi. Chúng ta cần phải có những dự đốn về những tình huống diễn biến trong tương lai, những nhân tố có thể ảnh hưởng đến chính sách tỷ giá hối đối, để từ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp điều hành tỷ giá hối đoái của việt nam đến năm 2015 (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)