Điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp điều hành tỷ giá hối đoái của việt nam đến năm 2015 (Trang 30 - 33)

1.4. ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC

1.4.1. Điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc

Trung Quốc thực hiện chính sách tỷ giá cố định và đa tỷ giá trước năm 1979. Cơ chế này đã làm cho các doanh nghiệp mất đi quyền chủ động trong kinh doanh, làm cho các doanh nghiệp không chú ý đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tính ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước. Điều này đã làm cho Trung Quốc rơi vào suy thoái, khủng hoảng kinh tế sâu sắc.

Từ sau năm 1979, Trung Quốc đã thực hiện cải cách và chuyển đổi nền kinh tế. Theo đó, chính sách tỷ giá cũng được cải cách cho phù hợp. Ngay từ đầu những năm 80, Trung Quốc đã cho phép thực hiện cơ chế điều chỉnh tỷ giá giảm dần để phản ảnh đúng sức mua của đồng CNY. Năm 1980, tỷ giá đồng CNY so với USD là 1,53 CNY/USD, đến năm 1990 là 5,22 CNY/USD. Chính sách tỷ giá này đã giúp Trung Quốc cải thiện được CCTM, đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế tỷ giá theo hướng tương đối ổn định làm cho lạm phát tiếp tục gia tăng, hạn chế xuất khẩu và ảnh hưởng đến mục tiêu phát

triển kinh tế. Tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc từ năm 1990 đến năm 1993 lần lượt là: 3,06%, 3,54%, 6,34% và 14,58%.

Ngày 1/1/1994, Trung Quốc chính thức cơng bố điều chỉnh tỷ giá từ 5,8 CNY/USD xuống 8,7 CNY/USD, thực chất là phá giá đồng CNY lên tới 50%. Để tỷ giá được ổn định, không bị giới đầu cơ thao túng, Trung Quốc đã thực hiện chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối, nhằm mục đích tập trung ngoại tệ về Nhà nước, đảm bảo cung cầu ngoại tệ thông suốt.

Từ năm 1994 đến năm 1996, Trung Quốc thực hiện chính sách kết hối ngoại tệ bắt buộc theo quy định tại Sắc lệnh số 91 ngày 25/12/1993 của Chính phủ và quy định về cải cách cơ chế quản lý ngoại hối ngày 28/12/1993 của NHTW Trung Quốc. Theo đó, các nguồn thu ngoại tệ của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội (trừ các doanh nghiệp FDI) phải kịp thời chuyển về nước và bán hết cho các ngân hàng được ủy quyền. Khi có nhu cầu sử dụng các doanh nghiệp và tổ chức xã hội được mua ngoại tệ của các ngân hàng ủy quyền.

Chính phủ Trung Quốc nới lỏng chính sách kết hối ngoại tệ. Ngày 15/10/1997, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc ban hành Chỉ thị số 402 cho phép một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu được giữ lại một phần ngoại tệ trên tài khoản với mức tối đa không quá 15% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm.

Năm 2002, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên 286,4 tỷ USD, chính sách kết hối ngoại tệ tiếp tục được nới lỏng. Chỉ thị số 87 của Cục Quản lý ngoại hối Trung Quốc ban hành ngày 9/9/2002 quy định các công ty và doanh nghiệp được giữ ngoại tệ trên tài khoản, mức tối đa không quá 20% tổng nguồn thu ngoại tệ từ giao dịch vãng lai. Từ năm 2003 đến năm 2006, Cục Quản lý ngoại hối yêu cầu các NHTM thực hiện chính sách kết hối ngoại tệ theo Chỉ thị số 87 nói trên.

Đến năm 2007, dự trữ ngoại hối Trung Quốc đã tăng lên tới 1.528,520 tỷ USD. Ngày 13/8/2007 Cục Quản lý ngoại hối ban hành Chỉ thị số 48 cho phép các

tổ chức kinh tế căn cứ nhu cầu sử dụng ngoại tệ phục vụ cho sản xuất kinh doanh được quyền giữ lại số ngoại tệ từ giao dịch vãng lai trên tài khoản. Như vậy, sau 13 năm Trung Quốc mới xóa bỏ chính sách kết hối ngoại tệ, chính sách này được xóa bỏ khi nền kinh tế nhiều năm tăng trưởng mạnh, tỷ lệ lạm phát thấp, CCTT, CCTM dư thừa lớn, dự trữ ngoại hối cao (bảng 1.1).

Bảng 1.1: Tỷ giá, CCTM và dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc 2002-2007

Năm CNY/USD (Tỉ USD) CCTM

Dự trữ ngoại tệ (Tỉ USD) 2002 8,2778 44.167 286,407 2003 8,2778 44.652 403,251 2004 8,2768 58.982 609,932 2005 8,1943 134.183 818,872 2006 7,9734 217.746 1.066,340 2007 7,6075 315.381 1.528,520

Nguồn: Cafef (2011), “Kinh nghiệm của Trung Quốc về điều hành chính sách tỷ giá”, http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/kinh-nghiem-cua-trung-quoc-ve-dieu-hanh-chinh-

sach-ty-gia-20110218034553103ca32.chn, truy cập ngày 18/02/2011

Chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối còn thể hiện ở các quy định về hạn chế cho vay ngoại tệ trong nước. Từ năm 1994 đến năm 2002, các NHTM Trung Quốc không được phép cho các doanh nghiệp trong nước vay ngoại tệ. Đến ngày 6/12/2002 Cục Quản lý ngoại hối mới có Chỉ thị số 125 về cải cách cơ chế cho vay ngoại tệ trong nước, cho phép các NHTM cho các tổ chức kinh tế trong nước vay ngoại tệ. Khi vay vốn ngoại tệ các tổ chức kinh tế phải làm thủ tục mở tài khoản vay ngoại tệ tại các ngân hàng được ủy quyền. Các NHTM có trách nhiệm đăng ký khoản cho vay với cơ quan quản lý ngoại hối.

Chế độ tỷ giá của Trung Quốc từ 7/2005 đến nay: Năm 2005, NHTW Trung Quốc đã công bố thay đổi chế độ tỷ giá. Tỷ giá sẽ được xác định dựa trên một rổ các đồng tiền, nhưng các thành phần và tỷ trọng các đồng tiền không được công khai. Đồng thời với việc neo tỷ giá theo một rổ tiền tệ, NHTW Trung Quốc cho phép biên

độ dao động hàng ngày của các tỷ giá song phương là 0,3%. Ngày 9/8/2005, 11 đồng tiền trong rổ mới được công bố, các đồng tiền chính trong rổ là: USD, EUR, JPY, KRW, GBP, RUB, THB.

Có thể thấy rằng, chế độ tỷ giá của Trung Quốc là một dạng của chế độ tỷ giá BBC (Basket, Band and Crawl Regime) – là chế độ tỷ giá dựa vào rổ tiền tệ với biên độ dao động rộng được điều chỉnh định kỳ. So với lý thuyết thì biên độ dao động của tỷ giá là khá nhỏ (2%/năm). Mặc dù tỷ giá song phương CNY/USD giảm giá nhưng tỷ giá đa phương danh nghĩa của CNY lại có xu hướng tăng dần. Như vậy, Trung Quốc vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế so với các quốc gia bạn hàng. Do đó, đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế và thặng dư của cán cân thương mại của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp điều hành tỷ giá hối đoái của việt nam đến năm 2015 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)