2.1 GIỚI THIỆU VỀ TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ KHÁI QUÁT VỀ VIETINBANK
2.2.1.1 Tình hình dư nợ chung cuả hoạt động tín dụng
Bảng 2.2 Tổng dư nợ của hoạt động tín dụng năm 2007 – 2010
ĐVT: triệu đồng
Khoản mục/Năm 2007 2008 2009 2010
Dư nợ cho vay 911.255 935.144 1.116.844 1.200.185
Mức tăng so với năm trước 45.813 23.889 181.700 83.341
Tốc độ tăng dư nợ 5.30% 2.62% 19,4% 7,4%
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động tín dụng của CN KCN BD giai đoạn 2007-2010)
Dư nợ cho vay của Chi nhánh tăng trưởng ổn định qua các năm, cụ thể như sau;
năm 2007 đạt 911.255, tăng 45.813 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng với tốc độ tăng là 5,3%, năm 2008 đạt 935.144 triệu đồng, tăng 23.889 triệu đồng tốc độ tăng là 2,62%. Đến năm 2009 dư nợ cho vay đạt 1.015.313 triệu đồng, tăng 80.169 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 8,57%. Năm 2010, tăng trưởng tương đối thấp hơn nhiều
so với năm 2009. Tuy nhiên, số tăng tuyệt đối đạt 83 tỷ đồng. Đây cũng là nỗ lực lớn của Chi nhánh trong điều kiện cùng lúc tăng trưởng nguồn vốn, thu tốt phí dịch vụ và tăng được tín dụng.
Việc gia tăng dư nợ cho vay đối với khách hàng một phần cho thấy ngân hàng có khả năng cạnh tranh khá tốt, thu hút được nhiều khách hàng đến với Chi nhánh, chính sách mở rộng tín dụng có hiệu quả. Mặt khác, việc gia tăng dư nợ cho vay là phù hợp với việc gia tăng nguồn vốn huy động cũng như sự gia tăng doanh số cho vay càng lớn là phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế.
Biểu đồ 02: Tình hình diễn biến tổng dư nợ qua các năm
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động tín dụng của CN KCN BD giai đoạn 2007-2010) 2.2.1.2 Kết quả dư nợ tín dụng theo thời hạn.
Bảng 2.3 Tình hình dư nợ cho vay theo thời gian
ĐVT: Triệu đồng Năm 2008 2009 2010 Chỉ tiêu Dư nợ Mức tăng/giảm Dư nợ Mức tăng/giảm Dư nợ Mức tăng/giảm
Dư nợ cho vay NH 691.930 12.778 957.221 265.291 1.020.085 62.864 Dư nợ cho vay TDH 244.400 12.317 159.623 -84.777 180.100 20.477
Tổng DN cho vay 935.144 23.889 1.116.844 181.700 1.200.185 83.341
Tỷ trọng dư nợ NH 74% 1,8% 85.71% 38% 85% 6,6% Tỷ trọng DN TDH 36% 4,9% 14.29% (35%) 15% 12,8%
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động tín dụng của CN KCN BD giai đoạn 2007-2010) Biểu đồ 03: Tăng trưởng dư nợ theo kỳ hạn qua các năm
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động tín dụng của CN KCN BD giai đoạn 2007-2010)
Tỷ trọng DN cho vay NH và trung dài hạn biến động qua các năm, cụ thể như sau: - Tỷ lệ nợ ngắn hạn năm 2007 là 74,52%, đến năm 2008 giảm còn 74% nhưng đến năm 2009 lại tăng đột biến lên đến 85,71% và duy trì đến năm 2010 là 85%. Đây là một quá trình tuân thủ cơ cấu tín dụng theo định hướng của NHTMCP Cơng thương Việt Nam: tăng trưởng tín dụng ngắn hạn, hạn chế cho vay trung – dài hạn.
- Tỷ lệ nợ trung và dài hạn năm 2007 là 25,48%, đến năm 2008 tăng lên 36% nhưng
đến năm 2009 lại giảm mạnh cịn 14,29% và duy trì cuối năm 2010 là 15%.
Nhìn chung, tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tín dụng. Trong năm 2009 có sự biến động mạnh mẽ, dư nợ vay tăng mạnh, mà trong đó chủ yếu là dư nợ ngắn hạn, cịn dư nợ trung dài hạn lại giảm vì trong năm này tiền gửi huy động trung dài hạn cũng giảm mạnh và tăng trưởng chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn nên Chi nhánh tập trung cho vay ngắn hạn và giảm trung dài hạn là một chiến lược hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, nếu xét về độ bền vững thì có sự giảm sút vì tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ
trọng càng lớn thì ngân hàng càng dễ rơi vào tình trạng bị động về vốn vì khách hàng có thể chạy theo lãi suất mà chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, như vậy sẽ
khơng có nguồn vốn chủ động để ngân hàng có thể cho vay được kết quả là ảnh hưởng
đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.