Về mặt khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp bình dương (Trang 48 - 50)

2.5. Những thuận lợi, khó khăn trong cơng tác tín dụng hiện nay của Vietinbank –

2.5.2.1 Về mặt khách quan

Mục tiêu mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng là mục tiêu kinh doanh của mọi NHTM. Tuy nhiên giữa hai mặt mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Mở rộng tín dụng phải đi liền với chất lượng tín dụng và

ngược lại một khoản tín dụng có chất lượng cịn bao hàm khả năng tiếp tục mở rộng. Một doanh nghiệp muốn tồn tại thì doanh nghiệp đó lực lượng phải phát triển không

ngừng.

Giữa hai mặt mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng thì xét duới vị thế của NHTM rõ ràng mặt chất lượng tín dụng được xem xét trước, sau đó mới đến mặt mở rộng tín dụng. Khách hàng dù ít, dù nhiều thì quyền chọn khách hàng cũng thuộc về ngân hàng thương mại. Đó cũng chính nguyên tắc hoạt động của hệ thống NHTM,

luôn luôn xem xét rủi ro rồi mới quyết định đầu tư.

qua doanh nghiệp mới đến thị trường do vậy những khó khăn trong việc mở rộng và

nâng cao chất tín dụng cũng xuất phát từ môi trường kinh tế, môi trường kinh doanh.

* Môi trường Kinh tế Việt Nam hiện nay:

Các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mơ của nhà nước hiện nay đang trong q trình

đổi mới và hồn thiện nên thường có sự điều chỉnh, nhiều doanh nghiệp, không theo

kịp nên bị động; dự báo nhu cầu thị trường không sát ( như các sản phẩm cement, thép, mía đường, gạch ceramic …) dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả.

Việc ban hành một số chủ trương, chính sách kinh tế của Chính Phủ do khơng dự

đốn trước được những khó khăn vướng mắc khi triển khai thực hiện nên tạo ra những

rủi ro cho doanh nghiệp như chính sách xuất nhập khẩu, hàng tiêu dùng (xe gắn máy…), những quy định về quản lý sử dụng đất đai … Đã có khơng ít những doanh

nghiệp bị thua lỗ do khơng theo kịp chính sách quản lý kinh tế mà hậu quả là ngân hàng cho vay phải gánh chịu.

* Năng lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam cịn yếu kém:

Trong q trình phát triển kinh tế thị trường, các thành phần kinh tế Việt Nam phát triển nhưng chưa có những tập đoàn kinh tế mạnh đủ vốn, đủ sức mạnh để chiếm lĩnh thị trường. Mơ hình Tổng Cơng ty 90, 91 thì từng đơn vị thành viên cũng tự lo vốn sản xuất kinh doanh cho mình nên tiềm lực bị phân tán. Kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp nhà nước chỉ có từ 5%-10% vốn để hoạt động, còn lại là vay ngân hàng tới 90-95% để sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì cũng vay từ 70-80% vốn kinh doanh). Trong khi đó thì cơ chế quản lý doanh nghiệp cịn nhiều sơ hở và bất cập, năng lực quản lý yếu kém, kinh nghiệm quản lý có nơi có chỗ vừa thiếu lại yếu, công nghệ lac hậu, máy móc thiết bị cũ, hàng hóa khơng đủ sức cạnh tranh, dẫn

đến hiệu quả kinh doanh thấp và đây cũng là khó khăn khiến ngân hàng khó có thể mở

rộng và nâng cao tín dụng.

* Mơi trường pháp lý cho kinh doanh tín dụng ngân hàng chưa đầy đủ:

Có thể nói, các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng chưa

đầy đủ, vừa chồng chéo sơ hở vừa bất cập:

- Các quy định của Pháp Luật về kế toán thống kê, kiểm toán chưa đủ khả năng và hiệu lực buộc các doanh nghiệp thực hiện chế độ kế tốn, thống kê, kiểm tốn chính xác và kịp thời (hiện nay mới bắt buộc đối với DNNN). Trên thực tế có đến 50% khách hàng khơng thực hiện đúng quy định của pháp Luật về kế toán. Số liệu để làm căn cứ

thẩm định, cho vay lại khơng đúng số liệu thật, rủi ro tín dụng xảy ra là tất yếu.

- Tín dụng thương mại (mua bán chịu) đang trở thành phổ biến trong giao dịch thương mại nhưng chưa có các chế định về lưu thông ký phiếu thương mại nên xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn, cơng nợ dây dưa, lừa đảo, trốn thuế, sử dụng vốn vay ngân hàng sai mục đích, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc kiểm sốt.

* Hệ thống thơng tin tín dụng chưa đầy đủ, thiếu chính xác:

Khi ngân hàng không được hỗ trợ bởi một hệ thống thông tin hiệu quả làm cơ sở cho các quyết định cho vay, thì việc đánh giá chất lượng của các khoản cho vay khó có thể thực hiện được. Chẳng hạn, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nhưng nếu chế độ

công bố thông tin yếu kém, sai lệch thì cơng ty đó có thể vẫn được coi là công ty tốt và các quyết định cho vay của ngân hàng là hoàn toàn sai lầm.

Hoạt động ngân hàng trong cơ chế thị trường đặt ra yêu cầu về chế độ quản lý

thông tin phù hợp nhằm giúp các ngân hàng thương mại có thể ra quyết định cho vay một cách độc lập với mức lãi suất phù hợp, tương ứng với mức độ rủi ro của từng đối

tượng khách hàng trong các điều kiện nhất định. Các doanh nghiệp – khách hàng của

ngân hàng thương mại, cần được xếp hạng tín nhiệm một cách tương ứng để tránh tình trạng “bằng đầu như vại”. Việc xác định đâu là doanh nghiệp có nhu cầu vốn thực sự

cho sản xuất kinh doanh cũng bị địi hỏi một chế độ thơng tin cập nhật và minh bạch

liên quan đến các thơng tin tài chính, chế độ kế tốn và kiểm toán theo chuẩn mực quốc tế.

Hiện nay, ở Việt Nam, chưa có một cơ chế cơng bố thơng tin đầy đủ về doanh

nghiệp và ngân hàng. hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn Việt Nam là một trở ngại lớn và làm lệch lạc việc đánh giá để ra quyết định cho vay của các ngân hàng thương mại và các nhà quản lý. Nếu các ngân hàng thương mại cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện mơi trường thơng tin khơng cân xứng thì nguy cơ nợ xấu tất yếu sẽ phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp bình dương (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)