3.2.2 CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
3.2.2.3 Tuân thủ tuyệt đối quy trình tín dụng
Thực hiện quy trình tín dụng chặt chẽ (từ khâu tiếp thị khai thác tìm kiếm khách hàng, lập hồ sơ tín dụng, phân tích tín dụng, quyết định tín dụng, quản lý tín dụng), đây là cơng cụ quan trọng của Ngân hàng, góp phần lớn vào việc phịng ngừa rủi ro
trong hoạt động kinh doanh tín dụng của CN KCN BD. Kết quả của sự tuân thủ cần
đạt được yêu cầu sau:
Đảm bảo kết luận thẩm định có tính chính xác cao.
Đáp ứng nhanh chóng, thuận tiện nhu cầu vay vốn của khách hàng Đảm bảo quản lý nợ vay chặt chẽ, an tồn và có hiệu quả.
CN KCN BD cần làm mạnh hơn các bước trong quy trình tín dụng một số điểm sau:
Tiếp thị, khai thác, tìm kiếm khách hàng:
Đây là bước cần thiết phải đưa vào quy trình tín dụng vì các lý sau:
- Hoạt động tín dụng trong cơ chế thị trường bắt đầu từ công tác tiếp thị, ngân hàng thương mại phải chủ động lựa chọn và tìm đến khách hàng tỏa các điều kiện
tiêu chuẩn tín dụng.
- Công tác tiếp thị nếu thực hiện tốt đã thực hiện được công tác thu thập thông tin về khách hàng, đặc điểm lĩnh vực hoạt động, tình hình thị trường sản phẩm (đầu
vào, đầu ra) của doanh nghiệp, năng lực quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích tín dụng:
Đây là khâu có vai trị quan trọng và là một trong những biện pháp lớn để Ngân
hàng phòng ngừa rủi ro tín dụng. Để thực hiện việc phân tích có hiệu quả thì địi hỏi có 3 yếu tố cơ bản sau:
Thơng tin phân tích phải chính xác và đầy đủ.
Có một hệ thống chỉ tiêu làm tiêu chuẩn đánh giá cho từng loại khách hàng. Năng lực của cán bộ thực hiện phân tích, đánh giá khách hàng.
hình của những năm gần đây, khi mà Nhà Nước chưa đưa ra được một hành lang
pháp lý, quả là một điều khó khăn. Nhưng với cơ chế hiện tại Cán bộ tín dụng có thể khắc phục được tình trạng trên nếu như kết hợp thực hiện tốt các biện pháp thu thập thông tin như : Phỏng vấn, thông qua hồ sơ xin vay trước đó, báo cáo tài chính, sự biến động của tài khoản tại Ngân hàng, thông qua bạn hàng, đặc biệt là khai thác
thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước ... Bằng những biện pháp phối hợp đó các thơng tin về khách hàng sẽ được kiểm tra về độ tin cậy.
Trên cơ sở các thông tin nắm bắt được, tiến hành tính tốn các chỉ tiêu và so
sánh với mức tiêu chuẩn của từng chi tiêu. Sau cùng là q trình tổng hợp đánh giá của người phân tích, sự chính xác của các kết luận đánh giá hồn tồn phụ thuộc vào năng lực, trình độ của người phân tích, đó chính là cán bộ tín dụng. Trên thực tế phòng Khách hàng thường thực hiện đủ các nội dung của khâu này nhưng mới dừng
ở chỗ là chủ yếu thu thập thông tin qua báo cáo tài chính và tính tốn ra các chỉ tiêu
căn cứ vào số liệu của báo cáo tài chính, mà chưa có sự phối hợp giữa các chỉ tiêu để
đánh giá. Do đó sự đánh giá bị khập khiễng, thiếu chính xác, Cán bộ tín dụng thường ỷ vào uy tín sẵn có của khách hàng nên ít quan tâm đến việc thu thập thơng tin và
phân tích. Mặt khác hiện nay việc phân tích mới chỉ là phân tích dựa vào số liệu quá khứ và hiện tại mà chưa phân tích cho tương lai, trong khi đó việc thu hồi các khoản vay là thu hồi trong tương lai.
Để thực hiện biện pháp này cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:
Khi tiến hành phân tích tín dụng cần phối hợp nhiều chỉ tiêu để đánh giá kết luận, đặc biệt là mối liên hệ giữa lợi nhuận ròng và ngân lưu của đơn vị vay vốn, để
đảm bảo ngân lưu rịng của doanh nghiệp đủ thanh tốn cho số tiền đến kỳ hạn.
Khi phân tích tín dụng khơng những phân tích để đánh giá doanh nghiệp
trong hiện tại, dựa vào báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, mà phải phân tích để
đánh giá doanh nghiệp cả trong tương lai, dựa vào kế hoạch tài chính của doanh
nghiệp cho kỳ tiếp theo. Trên cơ sở kế hoạch tài chính của doanh nghiệp cán bộ phân tích tiến hành tính tốn các lại các chỉ tiêu cơ bản như : Tỉ số khả năng thanh toán, tỉ số kết cấu tài chính, tỉ số hoạt động, tỉ số phản ánh khả năng sinh lời. Với những tỷ số trên NHTM có thể kết hợp với hiện tại để quyết định cho vay, làm căn cứ để theo dõi, giám sát các khoản nợ vay của khách hàng và sớm phát hiện được rủi ro của các
Quản lý tín dụng:
Rủi ro tín dụng là vấn đề hết sức phức tạp mang tính khách quan, dù không
muốn và rất cố gắng thận trọng đến đâu thì các NHTM đều có những khoản nợ quá hạn, vì thế mỗi khoản cho vay sau khi được quyết định đều phải có biện pháp quản lý nhằm tìm ra sớm nhất các khoản cho vay gặp phải rủi ro và tùy theo từng mức độ mà Ngân hàng có các biện pháp điều chỉnh kịp thời để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng. Thực tế, chính vì thiếu sự giám sát sau khi cho vay đã dẫn tới việc sử dụng vốn sai mục đích và thường những khoản tín dụng này khơng hồn trả đúng
hạn.
Trong quy trình tín dụng cần lưu ý phần giám sát, quản lý nợ vay.
Giai đoạn trước khi giải ngân, quy trình tín dụng cần quy định và hướng dẫn
các hồ sơ thủ tục cần thiết đảm bảo giải ngân đầy đủ cơ sở và đúng mục đích đã nêu trong phương án sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình giải ngân, quy trình tín dụng cần quy định và hướng dẫn việc kiểm tra thực tế của lần giải ngân trước. Nếu trong thời gian này xảy ra những sự việc hoặc các yếu tố phát sinh làm cho dự án/ phương án SXKD khơng có hiệu quả dẫn tới việc khách hàng khơng có khả năng trả nợ ngân hàng, cần ngưng ngay việc giải ngân và thu nợ trước hạn, xử lý tài sản đảm bảo.