Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, Chi nhánh bám sát mục tiêu và định hướng phát triển của NHTMCPCT VN, chương trình phát triển kinh tế của địa bàn tỉnh Bình Dương, chủ động phân tích, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các dự án hoặc phương án khả thi để mở rộng cho vay. Với lượng vốn huy động hàng năm liên tục tăng Chi nhánh
đã có thể chủ động đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp.
Bảng 2.4: Bảng tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay
ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Doanh số cho vay/năm 2008 2009 2010 Mức tăng Tốc độ tăng Mức tăng Tốc độ tăng Doanh số cho vay 629.419 2.800.221 3.274.905 2.170.802 344,9% 476.684 17% Doanh số CV NH 424.746 2.749.386 3.247.455 2.324.640 369,3% 498.069 18% Doanh số CV TH 136.448 33.455 27.450 -102.993 -16,4% -6.005 18% Doanh số CV DH 68.224 17.379 0 -50.845 -8,1% -17.379 -
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN KCN BD giai đoạn 2007-2010)
Cũng như những NHTM khác, hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan
trọng đối với NHTMCP CT KCN Bình Dương mà trong đó tín dụng doanh nghiệp góp phần mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh. Nhìn chung, doanh số cho vay của Chi nhánh liên tục tăng qua các năm 2007, 2008, 2009 và năm 2010.
Năm 2009, có một sự thay đổi rõ rệt trong cơ cấu cho vay của Chi nhánh, nguyên nhân là do việc huy động vốn của Chi nhánh chỉ tập trung vào các khoản ngắn hạn; chương trình cho vay HTLS của Chính phủ được triển khai. Các khoản cho vay ngắn
hạn buộc phải quay về đúng với chu kỳ vay trả của nó. Việc cho vay với thời gian
không được dài hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Các món vay đều thanh tốn nợ gốc và lãi vay đúng hạn. Do đó, trong năm này chi nhánh tăng cho vay ngắn hạn lên
đến 2.800 tỷ đồng, tốc độ tăng 369%. Luân chuyển vốn tính dụng đã thực sự đúng với
ý nghĩa và mục đích của nó, Trong khi đó cho vay trung và dài hạn đều giảm mạnh,
khoảng 150 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ theo thứ tự trung và dài hạn là -16,4% và -8,1%.
Năm 2010, doanh số cho vay ngắn hạn tăng trưởng 18% so với năm 2009 và doanh số cho vay đã phản ánh đúng ý nghĩa của tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh (có
hồn trả gốc đúng hạn). Tuy nhiên, doanh số cho vay trung – dài hạn giảm. nguyên
nhân giảm là do cơ cấu dư nợ (tỷ trọng nợ vay trung – dài hạn/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế) bị NHTMCP Công thương Việt Nam khống chế ở mức 15%.
Bảng 2.5: Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn vay 2008 – 2010
ĐVT: triệu đồng 2008 2009 2010 Năm/Doanh số cho vay Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng Doanh số CV 629.418,9 100,0% 2.800.221 100,0% 3.274.905 100% Doanh số CV NH 424.746,3 67,5% 2.749.386 98,2% 3.247.455 99% Doanh số CV TH 136.448,4 21,7% 33.455 1.2% 27.450 1% Doanh số CV DH 68.224,2 10,8% 17.379 0,6% 0 0
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN KCN BD giai đoạn 2007-2010)
Biểu đồ 04: Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay theo thời hạn
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN KCN BD giai đoạn 2007-2010)
Trong cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn vay, tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng mạnh năm 2007 là 70,6%, năm 2008 là 67,5% nhưng đến năm 2009 tăng đến 98,2% và năm 2010 là 99%. Trong khi đó các khoản vay trung dài hạn
giảm trong năm 2009 trung hạn chỉ còn 1,2%, dài hạn chỉ còn 0,6%. Năm 2010, doanh số cho vay trung hạn giảm cịn 1% và khơng phát sinh khoản giải ngân cho vay dài hạn. Những nguyên nhân đã được phân tích ở phần trên.