Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đông á theo mô hình camels (Trang 26 - 30)

mại:

1.2.1 Môi trường bên ngồi:

1.2.1.1 Mơi trường vĩ mô:

Các yếu tố kinh tế:

Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng đến khả năng tạo lợi nhuận, khả năng ổn định và phát triển vững mạnh của các NHTM. Bất cứ sự biến động nào của lạm phát, tăng trưởng kinh tế xã hội, chính sách tiền tệ…cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, thậm chí cịn tạo ra khủng hoảng do tác động lây lan của kinh tế thị trường.

Tăng trưởng kinh tế cao hay thấp đều ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của cả hệ thống NHTM trong đó ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và tín dụng là biểu hiện rõ rệt nhất.

Các yếu tố xã hội- văn hóa:

Các yếu tố xã hội ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng như trình độ dân trí, tập qn sử dụng tiền mặt và sự hiểu biết của người dân về hệ thống ngân hàng.

Các yếu tố chính trị, chính sách và pháp luật:

Hệ thống pháp luật rõ ràng, minh bạch, kịp thời, đồng bộ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Từ đó các NHTM mới chủ động và linh hoạt trong hoạt động nhằm tăng lợi nhuận và thực hiện đúng pháp luật.

Mặt khác cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, hoạt động của NHTM cũng đa dạng và ngày càng biến đổi, phát triển khơng ngừng, vì vậy hệ thống pháp lý cũng bổ sung, điều chỉnh kịp thời để phù hợp với thực tiễn.

Yếu tố khoa học, công nghệ:

Với sự phát triển của công nghệ thông tin tạo điều kiện cho việc nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí đầu vào, đẩy mạnh quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp nhất, nhanh nhất, tiện lợi nhất, từ đó làm cho hiệu quả hoạt động được nâng cao.

Sự phát triển của công nghệ, thông tin và viễn thơng cũng góp phần vào việc hơi nhập quốc tế hóa hoạt động giao dịch của hệ thống NHTM.

1.2.1.2 Môi trường vi mô:

Đối thủ cạnh tranh hiện tại:

Trong nền kinh tế thị trường, vì lợi ích của bản thân mình các NHTM phải cạnh tranh nhau. Các ngân hàng cạnh tranh gay gắt với nhau để chiếm thị phần, khách hàng thông qua việc tăng vốn, cơng nghệ, sản phẩm, dịch vụ…Chính sự cạnh tranh đó khuyến khích các ngân hàng sử dụng và phân bổ nguồn lực hợp lý và hiệu quả hơn. Kết quả của quá trình cạnh tranh này là các ngân hàng hoạt động hiệu quả sẽ tồn tại, còn các ngân hàng yếu kém sẽ bị đào thải.

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

Khi hội nhập diễn ra, những rào cản về pháp lý nhằm hạn chế hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh dần được gỡ bỏ. Khi đó sức ép cạnh tranh đối với các NHTM Việt Nam sẽ tăng lên. Điều đó tạo động lực thúc đẩy công cuộc cải cách và đổi mới để đem lại hiệu quả hoạt động cao hơn.

Khách hàng:

Khách hàng là một bộ phận rất quan trọng góp phần tạo nên thành cơng của ngân hàng. Ngân hàng cần tìm hiểu tập quán, sở thích của dân cư từng khu vực để có những chính sánh cụ thể, phù hợp đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Thị trường thay thế:

Các dịch vụ ngân hàng thay thế là ít có, nhưng trong chừng mực nào đó vẫn xuất hiện những thị trường và những khunh hướng khách hàng thay vì sử dụng các dịch vụ ngân hàng truyền thống như tiền gửi hay cho vay như: khuynh hướng đầu tư vào các thị trường chứng khoán thay vì gửi tiết kiệm ngân hàng, đầu tư vào bất động sản, khuynh hướng tài trợ bằng phát hành cổ phiếu và trái phiếu thay vì vay ngân hàng… Như vậy những yếu tố trên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

1.2.2 Môi trường bên trong:

1.2.2.1 Năng lực tài chính:

Đây là yếu tố thể hiện quy mô hoạt động của ngân hàng. Trong xu thế hội nhập hiện nay, tình hình cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, việc tăng vốn tự có của bản thân mỗi ngân hàng là hết sức cần thiết. Các ngân hàng có vốn điều lệ tương đối lớn đã không ngừng mở rộng quy mơ, hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm để chiếm thị phần, tạo ra nhiều tiện ích cho khách hàng.

1.2.2.2 Cơ cấu tổ chức và điều hành:

Năng lực tổ chức và quản trị phản ánh khả năng đề ra và lựa chọn những chiến lược kinh doanh phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất. Yếu tố quan trọng quyết định hướng đi và toàn hoạt động của hệ thống.

1.2.2.3 Chính sách phát triển nguồn nhân lực:

Đội ngũ nhân sự quyết định đến sự thành công hay thất bại của một tổ chức, nếu chiến lược theo đúng hướng mà người thực hiện khơng hiệu quả cũng khó mang lại thành công cho ngân hàng. Chất lương của đội ngũ nhân sự thể hiện ở trình độ chun mơn, cung cách phục vụ, phẩm chất đạo đức, phong cách ứng xử phù hợp với công việc và mọi tình huống.

1.2.2.4 Marketing:

Marketing trong hoạt động NHTM được mơ tả là q trình xác định, dự báo thiết lập và đáp ứng làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng với sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Những nội dung cơ bản của marketing là nghiên cứu và phân tích khả năng thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu, xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng. Q trình này đã góp phần nâng cao hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Khi nói đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh thì phải xác định được các yếu tố môi trường tác động làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chương 1 đã cung cấp những lý thuyết cơ bản, các yếu tố ảnh hưởng, đồng thời cũng đưa ra bài học kinh nghiệm của một số nước đã thành công trên thế giới để có thể áp dụng tùy theo mức độ phù hợp của từng ngân hàng.

Bài luận văn dựa vào mơ hình CAMELS, phân tích năm khía cạnh truyền thống được xem là quan trọng nhất trong hoạt động của một trung gian tài chính. Từ đó xác định đúng thực trạng của ngân hàng để có giải pháp đúng đắn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐƠNG Á THEO MƠ HÌNH CAMELS:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đông á theo mô hình camels (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)