Phân tích độ nhạy với rủi ro thị trường:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đông á theo mô hình camels (Trang 61 - 65)

Rủi ro là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hồn thành một nghiệp vụ tài chính nhất định. Ở đây, đề cập một số loại rủi ro sau:

Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc những yếu tố liên quan đến lãi suất dẫn đến nguy cơ biến động thu nhập và giá trị rịng của ngân hàng.

Khi có sự chênh lệch giữa kỳ hạn bình qn của các tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng, trong điều kiện lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến của ngân hàng dẫn đến khả năng giảm thu nhập của ngân hàng so với dự tính thì rủi ro lãi suất xảy ra, sự thay đổi tương quan giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay gọi là rủi ro lãi suất, đặc biệt là khi lãi suất thị trường có nhiều biến động mạnh trong thời gian qua. Cơ chế điều hành lãi suất đang được các ngân hàng thương mại chú trọng và áp dụng những phương pháp tiên tiến trên thế giới hiện nay để xác định và lượng hóa rủi ro lãi suất.

Cho vay ngắn hạn là khoản mục quan trọng để Ngân hàng có thể đánh giá và hạn chế rủi ro lãi suất khi lãi suất biến đổi. Đây là những khoản cho vay ngắn hạn, sắp đáo hạn hoặc sắp được tái gia hạn. Nếu lãi suất tăng sau khi khoảng cho vay này được thực hiện, Ngân hàng sẽ chỉ gia hạn thêm cho những khoản vay này nếu như nó có thể mang lại một khoản lợi nhuận tiềm năng xấp xỉ như mức lợi nhuận hiện tại của những cơng cụ tài chính khác có chất lượng tương đương. Tương tư như vậy, những khoản cho vay sắp đáo hạn sẽ cung cấp cho Ngân hàng vốn phục vụ tái đầu tư vào những khoản cho vay mới với lãi suất hiện tại.

Các khoản đầu tư càng ngắn hạn càng nhạy cảm với lãi suất. Khi lãi suất thay đổi thì thu nhập từ các khoản đầu tư này cũng thay đổi.

Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất ở đây bao gồm tiền gửi khơng kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 12 tháng của khách hàng sắp đáo hạn hay sắp được tái gia hạn. Khi đó ngân hàng và khách hàng thỏa thuận mức lãi suất mới, phù hợp mức lãi suất thị trường. Những khoản tiền gửi lãi suất thả nổi có thu nhập thay đổi tự động cùng với lãi suất và những khoản vay mượn trên thị trường tiền tệ có lãi suất được điều chỉnh hàng ngày để phản ánh các biến động mới nhất của thị trường.

Cán bộ quản lí tài sản-nguồn vốn tập trung phân tích độ nhạy thu nhập lãi thuần khi lãi suất thay đổi với trạng thái cụ thể của danh mục tài sản, danh mục

nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất. Trước những cú sốc biến động lãi suất lớn như năm 2008 và 2011, ngân hàng theo dõi sát sao mức độ giảm giá trị kinh tế của Vốn Chủ sở hữu không được nhiều hơn 20% theo khuyến nghị Basel 2. Các ngân hàng Việt Nam chủ yếu quan tâm nhiều đến khả năng thu nhập lãi thuần bị suy giảm do nguồn vốn (tài sản nợ) nhạy cảm với lãi suất có giá trị nhỏ hơn so với tài sản (tài sản có) nhạy cảm với lãi suất khi xu thế mặt bằng lãi suất phải giảm dần khi hội nhập và tái cấu trúc kinh tế bắt đầu từ năm 2012. Ngoài ra xác định xu hướng lãi suất bình quân của danh mục tài sản, danh mục tín dụng, danh mục nguồn vốn giúp Quản lý rủi ro lãi suất tốt hơn.

Năm 2008 chênh lệch lãi suất cho vay với huy động bình quân là 4,62%/năm, năm 2012 chênh lệch này khoảng 2,5%/năm. Như vậy chênh lệc càng giảm tức lợi nhuận ngân hàng cũng giảm theo. Tuy nhiên năm 2011 khi lãi suất huy động tăng cao 14% thì rõ ràng lãi suất huy động và cho vay chênh lệch lên đến 6%- 7%/năm.

Một số ảnh hưởng khác của biến động lãi suất đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng là sự chênh lệch lãi suất giữa VND và USD đã gây ra sự dịch chuyển giữa tín dụng nội tệ và tín dụng ngoại tệ. Giữa năm 2011, lãi suất cho vay USD chỉ khoảng 5%-8%/năm, trong khi lãi suất cho vay nội tệ khoảng 20%, nghĩa là chênh lệch 12%-15%/năm, mức chênh lệch đó cộng với tỷ giá ổn định thời điểm này thúc đẩy doanh nghiệp tìm đến phương án vay ngoại tệ để giảm chi phí sử dụng vốn, thậm chí cịn vay ngoại tệ chuyển sang nội tệ rồi gửi vào ngân hàng để hưởng chênh lệch.

Các ngân hàng ít nhất phải đương đầu với 2 loại rủi ro lãi suất “rủi ro về giá” và” rủi ro tái đầu tư”. Rủi ro về giá phát sinh khi lãi suất thị trường tăng làm giảm giá trị các khoản cho vay với lãi suất cố định mà ngân hàng đang nắm giữ, nếu ngân hàng muốn bán những công cụ tài chính này trong giai đoạn lãi suất tăng, Ngân hàng phải chấp nhận tổn thất. Rủi ro tái đầu tư xuất hiện khi lãi suất thị trường hạ khiến ngân hàng phải chấp nhận đầu tư các nguồn vốn của mình vào những tài sản có mức sinh lời thấp hơn, hạ thấp thu nhập kỳ vọng trong tương lai của ngân hàng.

Do đó tùy theo cơ cấu bảng cân đối và độ nhạy cảm lãi suất giữa sử dụng vốn và nguồn vốn mà ngân hàng có thể gặp rủi ro lãi suất khi có sự biến động lãi suất.

Để tránh rủi ro lãi suất, DAB đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt theo tín hiệu thị trường, thu hẹp chênh lệch kỳ hạn bình qn giữa tài sản có và tài sản nợ, sử dụng có chọn lọc các sản phẩm phái sinh. Ngồi ra DAB cịn áp dụng chính sách lãi suất phù hợp trong hợp đồng tín dụng trung và dài hạn nhằm giảm thiểu rủi ro lãi suất. Hoạt động của Ủy ban quản lý tàn sản Nợ- tài sản Có (ALCO) trong mối quan hệ tương tác với các phịng ban chức năng trong mơ hình quản trị rủi ro theo thơng lệ quốc tế cũng giúp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro.

Rủi ro tỷ giá:

Rủi ro tỷ giá là rủi ro xuất phát từ sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa nội tệ và ngoại tệ.

Kể từ khi thành lập đến nay, đồng tiền giao dịch chính của DAB là Việt Nam đồng và bên cạnh đó là Đơ la Mỹ, các khoản cho vay khách hàng cũng chủ yếu là 2 đồng tiền trên. Trong những năm gần đây, tỷ giá giữa VND và USD có nhiều biến động, do vậy DAB đã thiết lập hạn mức dao động tỷ giá dựa trên hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ của Ngân hàng và theo quy định chặt chẽ của Ngân hàng nhà nước. Đồng thời chiến lược phòng ngừa rủi ro tỷ giá được Ngân hàng đảm bảo trạng thái đồng tiền được duy trì trong hạn mức đã thiết lập, bên cạnh đó DAB cũng thiết lập hệ thống quản lý tập trung trạng thái ngoại hối của toàn bộ hệ thống về Hội sở để có thể cân bằng kịp thời các nhu cầu phát sinh. DAB cịn sử dụng các cơng cụ tài chính phái sinh ( Hợp đồng Forward,, Swap,Option…) để phịng ngừa rủi ro. Ngồi ra với việc có cơng ty Kiều Hối Đơng Á cũng giúp DAB chủ động điều tiết trong công tác quản lý rủi ro ngoại hối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đông á theo mô hình camels (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)