Đẩy mạnh và nâng cao hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đông á theo mô hình camels (Trang 70 - 72)

Hiệu quả hoạt động ngân hàng được biệu hiện thông qua chất lượng tín dụng. Do khoản mục đầu tư vào hoạt động này đang chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản, nên nguồn thu từ lãi chiếm chủ yếu trong tổng thu của ngân hàng. Tỷ lệ nợ q hạn càng cao thì việc trích lập dự phịng dự phịng rủi ro nhiều ảnh hưởng đến chi phí, uy tín của ngân hàng, bị NHNN hạn chế khả năng hoạt động của ngân hàng đó vả nghiêm trọng hơn là có thể gây tình tạng mất khả năng thanh toán dẫn đến vỡ nợ. Như vậy chất lượng tín dụng có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

Hiện nay, tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng Đơng Á vẫn đảm bảo an tồn theo quy định của NHNN, nhưng để thực hiện mục tiêu đến 2015 thì tỷ lệ này duy trì

dưới mức 2%. Vì vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng tín dụng Ngân hàng cần tập trung giải quyết những vấn đề sau:

Do chưa có quy trình cụ thể cho mỗi sản phẩm tín dụng nên khi thực hiện nghiệp vụ, mỗi cán bộ tín dụng có cách giải quyết hồ sơ vay khác nhau. Mục đích của việc ban hành quy trình này là để thống nhất áp dụng khi giải quyết hồ sơ và khi thực hiện đầy đủ các bước nhằm hạn chế rủi ro cho cán bộ tín dụng. Vì vậy, ngân hàng cần ban hành một quy trình chuẩn hóa theo hướng đồng bộ, đơn giản và hiệu quả nhất.

Đảm bảo tính độc lập từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến khâu thẩm định, xét duyệt và quyết định cho vay. Mỗi bộ phận phải chịu trách nhiệm của mình và đảm bảo chất lượng kết quả. Tất cả hồ sơ vượt mức phải thơng qua Hội đồng tín dụng quyết định.

Ngân hàng cần xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ để đánh giá, xếp loại khách hàng theo mức độ rủi ro khác nhau dựa vào quá trình thẩm định khách hàng, từ đó ngân hàng có cách giải quyết hồ sơ một cách hợp lý nhất nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho ngân hàng.

Hiện nay khi giải quyết vay vốn cho khách hàng, ngân hàng vẫn còn coi trọng tài sản đảm bảo. Vì vậy cần thực hiện đúng quy trình về đảm bảo tiền vay, định giá đúng tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.

Nên tăng cường công tác kiểm tra, kiểm sốt sau khi cho vay, chính việc này sẽ giúp kiểm tra việc sử dụng vốn có đúng mục đích vay khơng và khả năng trả nợ của khách hàng.

Trong tình hình khó khăn đối với ngành ngân hàng như hiện nay, các ngân hàng luôn cạnh tranh nhau cả về khách hàng gửi tiền có kỳ hạn lẫn khách hàng vay vốn, vì vậy cần đa dạng hóa danh mục cho vay, mở rộng cho vay với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng nhằm phân tán rủi ro đồng thời kích thích tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu đã đề ra.

Trong một số trường hợp, có thể do khách quan hay chủ quan mà cán bộ tín dụng thẩm định khơng đúng hồ sơ vay vốn dẫn đến rủi ro, nợ quá hạn. Ngân hàng

nên coi trọng thái độ, đạo đức nghề nghiệp của nhân viên khi tuyển dụng. Đồng thời ngân hàng nên thường xuyên tổ chức những lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ về quản lý rủi ro, thẩm định, phân tích tài chính…

Tóm lại những giải pháp trên nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, giúp ngân hàng cải thiện tình hình nợ xấu tăng cao nhu hiện nay, phát triển tín dụng theo hướng an toàn trong thời gian tới. Nhưng những giải pháp này vẫn chưa đủ, cần kết hợp nhiều yếu tố từ việc nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh để giúp Ngân hàng Đông Á đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đông á theo mô hình camels (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)