Phân tích hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đông á theo mô hình camels (Trang 42)

2.2.2 Phân tích chất lượng tài sản có

2.2.2.1 Phân tích hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng. Dư nợ tín dụng ln chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của Ngân hàng. Đông Á thực hiện cho vay với tất cả thành phần kinh tế có nhu cầu vay vốn dưới hình thức cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Bảng 2.3: Dư nợ cho vay tại Đông Á:

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012

1.Tổng dư nợ, cho vay 25.570 34.355 38.320 44.003 50.650

a. Nợ ngắn hạn 16.147 22.865 24.815 27.907 28.043 b. Nợ trung hạn 7.975 9.163 10.168 10.978 13.807 c. Nợ dài hạn 1.448 2.327 3.337 5.118 8.800

3. Tổng tài sản có 34.708 42.517 55.870 64.492 69.076

Tổng dư nợ cho vay/ Tổng vốn huy động (1/2) (%)

81,96 89,66 75,95 74,68 80,18

Tổng dư nợ cho vay/

Tổng tài sản có(1/3) (%) 73,67 80,80 68,59 68,23 73,32 Cho vay ngắn hạn/ Tổng

dư nợ cho vay (1a/1) (%)

63,15 66,56 64,76 63,42 55,37

Cho vay trung hạn/ Tổng dư nợ cho vay (1b/1) (%)

31,19 26,67 26,53 24,95 27,26

Cho vay dài hạn/ Tổng dư nợ cho vay (1c/1) (%)

5,66 6,77 8,71 11,63 17,37

( Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Đơng Á 2008-2012)

Ta thấy có sự tăng trưởng tín dụng qua các năm. Tính đến cuối năm 2008 và 12/2009, tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng Đơng Á lần lượt là 25.570 tỷ đồng và 34.355 tỷ đồng, tăng 34,36% , cao nhất so với tốc độ tăng của các năm sau. Năm 2010 so với 2009 tăng 11,54% , cuối năm 2011 dư nợ tín dụng tăng so với năm 2010 là 14,83% , và 12/2012 so với 12/2011 tăng 15,11%. Năm 2012, so với tồn ngành Ngân hàng con số dư nợ tín dụng chỉ tăng 11,51% so với năm 2011 thì mức 15,11% mà Ngân hàng Đông Á đạt được cũng là tương đối cao. Vì năm 2012, mức tăng trưởng tín dụng của tồn ngành bị chững lại, nguyên nhân là do cầu yếu, khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hàng tồn kho cao nên nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn, mặt khác các TCTD phải kiểm sốt chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu…

Nguyên nhân của việc tăng trưởng không đều trên trước hết phải đề cập đến nguyên nhân khách quan bắt nguồn từ nền kinh tế. Năm 2009, do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính từ 2008, cuộc suy thoái kéo dài và nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng gặp khơng ít khó khăn. Lạm phát tăng cao, giá cả các mặt hàng đều tăng, hoạt động các doanh nghiệp trì trệ, nền kinh tế bị chững lại. Đó là ngun nhân vì sao tốc độ tăng của dư nợ cho vay năm 2010 lại thấp so với năm trước ( chỉ tăng 11,54% so với 34,36% của năm 2009).

Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trên tổng vốn huy động tăng qua các năm, tuy nhiên năm 2010 và 1011 có sự sụt giảm vì trong năm 2009, ngân hàng tăng đầu tư vào khoản mục chứng khốn. Và điều này cũng cho thấy rằng tình trạng huy động vốn tăng mà tín dụng lại khó khăn trong việc tìm đầu ra do tình hình khách quan chung của nền kinh tế năm 2009 gặp nhiều khó khăn.

Để khắc phục tình trạng đó, ngân hàng đã từng bước đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, đáp ứng nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó trong năm 2012, chính sách lãi suất của NHNN cũng đã mở và giúp các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Dẫn chứng là tỷ lệ này đã tăng lên vào năm 2012 (80,18%).

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian đáo hạn của Ngân hàng TMCP Đông Á.

( Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính Ngân hàng Đơng Á 2010-2010)

Nhìn chung cơ cấu dư nợ theo thời gian đáo hạn của ngân hàng tương đối ổn định, khơng có sự thay đổi đáng kể qua 3 năm gần đây. Chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là khoản cho vay ngắn hạn (trên 55% tổng dư nợ cho vay), nhưng cũng đang có xu hướng giảm dần. Những năm trở lại đây, khoản cho vay trung và dài hạn tăng dần vì chủ yếu là cho vay các tổ chức kinh tế, và cho vay những công trình xây dựng (10.293 tỷ đồng vào 2011 và tăng lên 13.106 tỷ đồng năm 2012). Bên cạnh đó là cho vay sửa chữa ô tô, xe máy, bán buôn và bán lẻ cũng góp phần làm cho tăng trưởng tín dụng của tồn hệ thống tăng lên.

55% 27%

18%

2012

Cho vay ngắn hạn

Cho vay trung hạn

Cho vay dài hạn 63%

25% 12%

2011

Cho vay ngắn hạn

Cho vay trung hạn

Cho vay dài hạn 65% 26%

9%

2010

Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn Cho vay dài hạn

2.2.2.2 Phân tích tình hình nợ q hạn và xử lý nợ

Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro tín dụng. Theo đó, các khoản cho vay khách hàng được phân loại theo các mức độ rủi ro như sau: Nợ đủ tiêu chuẩn, Nợ cần chú, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn dựa vào tình trạng quá hạn và các yếu tố định tính khác của khoản cho vay.

Mục đích của việc phân loại nợ là để giám sát chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng, đảm bảo cho nguồn vốn được sử dụng một cách hiệu quả. Đồng thời, dựa vào đó ngân hàng sẽ trích lập dự phòng để bù đắp các tổn thất của các khoản nợ tại ngân hàng. Vì vậy phân tích dư nợ theo phân loại nợ giúp nhà quản trị nhìn lại tình hình sử dụng vốn trong quá khứ để có biện pháp thay đổi trong tương lai đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

Bảng 2.4: Phân tích dư nơ theo phân loại nợ của Ngân hàng Đông Á:

ĐVT: Tỷ đồng. Chỉ Tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 1.Nợ đủ tiêu chuẩn 24.522 33.662 36.504 39.959 46.361

2.Nợ cần chú ý 397 235 1.203 3.303 2.288 3.Nợ dưới tiêu chuẩn 353 59 99 194 835

4.Nợ nghi ngờ 111 127 228 286 508 5.Nợ có khả năng mất

vốn 187 272 286 261 658

Tổng dư nợ cho vay 25.570 34.355 38.320 44.003 50.650

Tổng nợ xấu (3+4+5) 651 458 613 741 2.001 Tổng nợ xấu/ Tổng

dư nợ cho vay (%) 2,55 1,33 1,60 1,68 3,95

Qua bảng ta thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay thấp do Đơng Á theo đuổi chính sách tăng trưởng tín dụng bền vững nên tỷ lệ này ln duy trì ở mức ổn định. Và kết quả tín dụng của ngân hàng được cải thiện đáng kể. Ngân hàng đã cơ cấu lại danh mục đầu tư, củng cố quan hệ với khách hàng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng và quản trị rủi ro… Tuy nhiên năm 2012 có sự gia tăng đột biến về tỷ lệ này, con số 3,95% tuy vẫn là con số an toàn chưa vượt mức quy định của NHNN, nhưng nó cũng phản ánh được phần nào của việc tăng nhanh các khoản nợ xấu. Trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, và mơi trường cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, các ngân hàng ban hành nhiều hình thức cấp phát tín dụng, tuy theo đuổi mục tiêu lợi nhuận nhưng ngân hàng cần cân nhắc lại các khoản nợ quá hạn đang có xu hướng tăng dần.

Cần có quy trình cụ thể trong việc cấp tín dụng, thẩm định, phê duyệt hồ sơ, quyết định cho vay, kiểm tra sau khi cho vay và thu hồi nợ…để có thể kiểm sốt khoản mục này đem lại nguồn lợi nhuận cho ngân hàng.

2.2.3 Chỉ tiêu quản lý:

Việc nâng cao năng lực quản trị, điều hành cũng là một trong các yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nó đặc biệt được DAB chú trọng nhằm hướng tới mục tiêu trở thành tập đồn tài chính hiện đại. Hội đồng quản trị đã có sự phân cơng, phân nhiệm cụ thể đến từng thành viên và Ngân hàng TMCP Đông Á luôn đạt các chỉ tiêu đã đặt ra.

Năm 2012 cũng là năm có nhiều sản phẩm và ý tưởng đột phá. Ủy ban Chiến lược ra đời, tạo tiền đề cho sự thay đổi toàn diện của DAB. Đây là sự chuẩn bị mang tính chiến lược, với các mơ hình phát triển phù hợp hơn trong tương lai, cùng với việc đổi mới cách thức quản lý hiệu quả. Và trong năm này, DAB đã thuê tư vấn chiến lược nước ngoài (The Boston Consulting Group - BCG) để tư vấn cho ngân hàng về chiến lược tổng thể trong giai đoạn 2012-2020. Công tác quản trị rủi ro được tiếp nhận và xây dựng kế hoạch thực thi gói giải pháp mà ban tư vấn chiến

lược BCG đưa ra, tạo một nền tảng vững chắc và là tiền đề quan trọng để xây dựng hệ thống quản trị rủi ro bền vững cho các năm tiếp theo.

Ngân hàng TMCP Đơng Á vẫn tiếp tục hồn thiện, phân định rạch ròi chức năng, nhiệm vụ các phịng ban, chuẩn hóa cơ cấu tổ chức của các chi nhánh nhằm tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Cơng tác quản trị, kiểm tra, giám sát luôn được thường xuyên thực hiện để có những biện pháp giải quyết và xử lý kịp thời. DAB chú trọng phát triển khối quản trị rủi ro, kiểm toán, kiểm soát nội bộ cũng được tăng cường, phối hợp tốt với kiểm toán Nhà nước, thanh tra Ngân hàng, kiểm toán độc lập… trong việc dự báo, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Bên cạnh đó, trong hoạt động của một doanh nghiệp, con người hay nói cách khác là nguồn nhân lực là linh hồn, là nhân tố quyết định sự tồn tại và thành công trong mọi hoạt động. Vì vậy, quản trị nhân sự cũng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. DAB luôn xem nguồn nhân lực là nguồn vốn chứ khơng phải tài sản, ln có kế hoạch bảo tồn và phát triển nguồn vốn ấy. DAB luôn ý thức được tầm quan trọng này, đã và đang cố gắng hồn thiện bộ máy nhằm duy trì và phát triển đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để phục vụ khách hàng một cách hiệu quả nhất. Đội ngũ nhân viên DAB không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng qua các năm.

Bảng 2.5: Tình hình nhân sự DAB:

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Số lượng (người) 3.138 3.691 4.254 4.311 4.728

Tỷ lệ tăng/ giảm so

năm trước (%) - 17,62 15,25 1,34 9,67

Bảng 2.6: Cơ cấu nhân sự theo trình độ chun mơn của Ngân hàng Đơng Á: Chỉ tiêu 2011 2012

Số lượng (người) Tỷ lệ(%) Số lượng (người) Tỷ lệ(%) Trình độ đại học và trên đại học 2.511 58,25 3.018 63,83 Trình độ cao đẳng và trung cấp 1.087 25,21 1.195 25,28 Trình độ phổ thơng và khác 713 16,54 515 10,89 (Nguồn: Bản cáo bạch Ngân hàng Đông Á năm 2011,2012)

Qua bảng 2.6, trình độ lao động của nhân viên Ngân hàng Đơng Á có thay đổi đáng kể, càng ngày càng tăng tỷ lệ trình độ đại học và trên đại học ( từ 58,25% năm 2011 lên 63,83% năm 2012) và tỷ lệ trình độ phổ thơng giám xuống. Chứng tỏ Đơng Á có chính sách tuyển dụng và đãi ngộ, thu hút nhân tài.

Đồng thời, DAB cũng có những chính sách đãi ngộ, khen thưởng nhân viên có thành tích, phấn đấu trong cơng việc. Và song song với đó là một chương trình đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy cơng tác đào tạo cịn yếu trong một số khâu nhưng đang được lãnh đạo quan tâm và từng bước được khắc phục. Trong năm 2012, DAB đã có những chương trình liên kết đào tạo trong và ngoài nước cho cấp lãnh đạo và nhân viên tạo điều kiện cho CBNV cập nhật kiến thức mới phục vụ công việc.

2.2.4 Phân tích khả năng sinh lời

2.2.4.1 Phân tích thu nhập, chi phí

Ngân hàng hoạt động hiệu quả trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh, và biết sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả để mang lại lợi nhuận. Do đó, các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có lợi nhuận cao nhất, với mức độ rủi ro thấp nhất, đồng thời vẫn thực hiện được kế hoạch kinh doanh của ngân hàng.

Tuy nhiên, để đảm bảo lợi nhuận tăng cao ta cần xem xét hai nhân tố quan trọng là thu nhập và chi phí hoạt động hàng năm của ngân hàng. Nâng cao thu nhập, giảm thiểu chi phí sẽ gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh tại DAB trong thời gian qua đề tài phân tích từng loại thu nhập và chi phí như sau:

Bảng 2.7: Thu nhập của Ngân hàng Đông Á:

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

1. Thu nhập từ lãi 3.816 3.325 4.509 7.349 7.457

a. Thu nhập từ lãi cho vay 3.606 3.205 4.289 6.634 6.722 b. Thu nhập từ chứng khoán nợ

đầu tư 63 4 44 222 373 c. Thu nhập từ lãi tiền gửi 130 109 165 474 344 d. Thu nhập khác 17 7 11 19 18

2. Thu nhập ngoài lãi 873 866 950 915 1.143

a. Thu từ hoạt động dịch vụ 203 272 405 466 528 b. Thu từ hoạt động kinh doanh

ngoại hối 386 437 241 369 463 c. Thu từ mua bán chứng khoán

kinh doanh 126 79 78 26 68 d. Thu nhập từ hoạt động mua

bán chứng khoán đầu tư 37 73 59 26 24 e. Thu nhập từ hoạt động khác 113 4 154 5 39 f. Thu nhập từ góp vốn mua cổ

phần 8 1 13 23 21

3. Tổng thu nhập 4.689 4.191 5.459 8.264 8.600

Thu nhập từ lãi/ Tổng thu nhập

(1)/(3) (%) 81,38 79,34 82,60 88,93 86,71 Thu nhập ngoài lãi/ Tổng thu

nhập (2)/(3) (%) 18,62 20,66 17,40 11,07 13,29 Thu nhập từ lãi/ Tổng tài sản

(1)/(4) (%) 10,99 7,82 8,07 11,40 10,80 Tổng thu nhập/ Tổng tài sản Có

(3)/(4) (%) 13,51 9,86 9,77 12,81 12,45

( Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính Ngân hàng Đơng Á từ 2008-2012)

Thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập. Trong các khoản thu nhập từ lãi thì thu nhập từ hoạt động cho vay luôn chiếm phần lớn trong tổng thu nhập lãi (năm 2008 tỷ lệ này là 94,50%; năm 2009 là 96,39%; năm 2010 là 95,12%; năm 2011 là 90,72% và năm 2012 tỷ trọng này là 90,14%). Bên cạnh đó, thu nhập từ lãi tiền gửi cũng chiếm một tỷ trọng khơng nhỏ. Điều đó cho thấy ngồi việc ngân hàng sử dụng vốn vào việc cho vay tìm kiếm lợi nhuận, thì Ngân hàng ln dành một phần cũng đáng kể đem gửi tại các tổ chức tín dụng trong nước. Khoản lãi tiền gửi hàng năm ln đóng góp một phần khơng nhỏ trong thu nhập của ngân hàng.

Thu nhập ngoài lãi tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập nhưng cũng đóng góp làm tăng thu nhập cho ngân hàng. Đặc biệt là thu từ hoạt động dịch vụ và thu từ kinh doanh ngoại hối chiếm tỷ trọng cao trong khoản thu nhập ngoài lãi. Từ năm 2008 hoạt động bán lẻ tại DAB có nhiều bước tiến đáng kể cả về số lượng lẫn chất lượng. Việc cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng như dịch vụ thẻ, dịch vụ chi trả lương, thanh toán tiền qua tài khoản… đã thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Và các hoạt động về dịch vụ này cũng ngày càng được cải thiện để phục vụ khách hàng tốt hơn và khoản thu mang về cũng ngày càng tăng. Năm 2008, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ trên thu nhập ngoài lãi là: 23,25%; năm 2009

là 31,41%; năm 2010 tăng lên 42,63%; năm 2011 đạt cao nhất 50,93% và năm 2012 tỷ lệ này là 46,19%.

Tỷ lệ tổng thu nhập trên Tổng tài sản Có và Thu nhập lãi trên Tổng tài sản Có tăng lên.

Tổng thu nhập trên tổng tài sản Có tăng từ 9,77% năm 2010 lên 12,81% vào năm 2011, điều đó có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản Có trong năm 2010 tạo ra được 9,77 đồng thu nhập ( trong đó có 8,07 đồng là thu nhập lãi), đến năm 2011 đã tạo ra được 12,81 đồng thu nhập với 11,4 đồng là thu nhập lãi. Kết quả trên cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản Có của ngân hàng trong việc phân bổ tài sản hợp lý, tạo nền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đông á theo mô hình camels (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)