Nhận xét hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đông á theo mô hình camels (Trang 65 - 68)

2.3.1 Mặt thành cơng:

Qua cơ sở phân tích số liệu tài chính, cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng Đông Á thông qua kết quả nghiên cứu chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng, nhận thấy có những mặt thành công sau:

 Nguồn vốn huy động tăng trưởng nhanh đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động của ngân hàng. Tổng vốn huy động của Đơng Á tính đến ngày 31/12/2012 đạt 61.690 tỷ đồng, tăng 28,20% so với năm 2011 và đạt 88% kế hoạch năm 2012. Vốn chủ sở hữu cũng tăng lên đáng kể đạt 6 tỷ đồng năm 2012.

 Lợi nhuận ngân hàng tuy có mặc dù có biến động trong thu nhập- chí phí nhưng về số tuyệt đối lợi nhuận vẫn tăng qua các năm.

 Hoạt động tín dụng phát triển theo hướng tích cực. Dư nợ cho vay tăng trưởng qua các năm và tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức tương đối, tuy tỷ lệ này có tăng cao vào năm 2012.

 DAB ln kiểm sốt chặt chẽ vấn đề thanh khoản.

 Có sự tăng trưởng trong công tác phát triển các lĩnh vực dịch vụ khác như: thẻ, kinh doanh ngoại tệ, thanh tốn trong và ngồi nước…

2.3.2 Mặt hạn chế:

Ngoài những thành cơng đạt được, Đơng Á cũng cịn nhiều hạn chế cần khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

 Nguồn vốn huy động ngày càng có xu hướng giảm khi nền kinh tế đang khó khăn và lãi suất ngân hàng có nhiều biến động.

 Tỷ lệ sử dụng vốn cao, và tỷ lệ nợ quá hạn cũng có xu hướng tăng, cảnh báo nhiều nguy cơ trong cơng tác tín dụng, vì hoạt động tín dụng có nhiều rủi ro, đặc biệt trong tình hình kinh tế khủng hoảng như hiện nay thì nguy cơ vỡ nợ của khách hàng rất cao, nó cũng ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

 Theo kết quả phân tích, nguồn thu của ngân hàng cịn phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng, chưa có sự đa dạng, phong phú. Những năm gần đây, Đông Á đã đẩy mạnh các hoạt động khác ngồi lãi như thanh tốn quốc tế, ngoại hối, dịch vụ thanh toán, và các dịch vụ khác nhưng tốc độ tăng của các lĩnh vực này chưa thật sự vượt trội, chất lượng dịch vụ của Đơng Á chưa có sự khác biệt đáng kể.

 Lợi nhuận các năm tăng nhưng hiệu quả chưa được phát huy tối đa. Điều đ1o thể hiện qua tỷ lệ ROE biến động không đều. Năm 2009 giảm 8,87% so với 2008 và tiếp tục giảm vào năm 2010 nhưng lại tăng lên 16,29 năm 2011, và lại giảm mạnh khoảng 72% vào năm 2012.

 Dư nợ cho vay tăng qua các năm nhưng thu nhập lãi rịng từ lãi tăng khơng tương xứng.

 Tỷ lệ chi phí trên thu nhập tương đối cao. Nếu khơng có biện pháp khắc phục thì hiệu quả kinh doanh sẽ khơng phát huy được tối đa.

2.3.3 Nguyên nhân tồn tại:

 Cơ cấu nguồn thu cịn phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng dẫn đến rủi ro giảm lợi nhuận rất lớn trong những năm tình hình lãi suất biến động mạnh cộng với kinh tế khó khăn dẫn đến nợ xấu gia tăng.

 Chi phí trả lãi ở mức cao vượt tốc độ thu nhập từ lãi và tổng chi phí tăng mạnh qua các năm.

 Tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng lớn.

 Chất lượng tín dụng trong những năm gần đây biến động theo hướng khơng tích cực, tỷ lệ nợ xấu tăng và việc trích lập dự phịng cũng tăng lên.

 Công tác điều hảnh, phối hợp chưa thật sự đồng nhất từ Hội Sở chính và các chi nhánh.

 Hạn chế về đội ngũ, cán bộ nhân viên về mặt chuyên môn, chưa đủ năng lực xử lý, quản lý, điều hành tốt. chính vì vậy tình hình hoạt động của một số chi nhánh yếu kém ảnh hưởng hoạt động kinh doanh toàn hệ thống.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này, luận văn giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Đơng Á để có cái nhìn khái qt hơn về ngân hàng. Và dựa vào lý thuyết của Chương 1, áp dụng mơ hình CAMELS để phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng trong giai đoạn 2008-2012: Phân tích tình hình đảm bảo về vốn tự có; phân tích chất lượng tài sản có; năng lực quản trị; phân tích khả năng sinh lời; khả năng thanh khoản và độ nhạy với rủi ro thị trường.

Từ đó có những nhận xét đúng đắn và thực tế hiệu quả hoạt động của ngân hàng, những mặt còn tồn tại để đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐƠNG Á THEO MƠ HÌNH CAMELS:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đông á theo mô hình camels (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)