Phân tích thu nhập, chi phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đông á theo mô hình camels (Trang 49 - 55)

2.2.4 Phân tích khả năng sinh lời

2.2.4.1 Phân tích thu nhập, chi phí

Ngân hàng hoạt động hiệu quả trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh, và biết sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả để mang lại lợi nhuận. Do đó, các ngân hàng ln quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có lợi nhuận cao nhất, với mức độ rủi ro thấp nhất, đồng thời vẫn thực hiện được kế hoạch kinh doanh của ngân hàng.

Tuy nhiên, để đảm bảo lợi nhuận tăng cao ta cần xem xét hai nhân tố quan trọng là thu nhập và chi phí hoạt động hàng năm của ngân hàng. Nâng cao thu nhập, giảm thiểu chi phí sẽ gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh tại DAB trong thời gian qua đề tài phân tích từng loại thu nhập và chi phí như sau:

Bảng 2.7: Thu nhập của Ngân hàng Đông Á:

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

1. Thu nhập từ lãi 3.816 3.325 4.509 7.349 7.457

a. Thu nhập từ lãi cho vay 3.606 3.205 4.289 6.634 6.722 b. Thu nhập từ chứng khoán nợ

đầu tư 63 4 44 222 373 c. Thu nhập từ lãi tiền gửi 130 109 165 474 344 d. Thu nhập khác 17 7 11 19 18

2. Thu nhập ngoài lãi 873 866 950 915 1.143

a. Thu từ hoạt động dịch vụ 203 272 405 466 528 b. Thu từ hoạt động kinh doanh

ngoại hối 386 437 241 369 463 c. Thu từ mua bán chứng khoán

kinh doanh 126 79 78 26 68 d. Thu nhập từ hoạt động mua

bán chứng khoán đầu tư 37 73 59 26 24 e. Thu nhập từ hoạt động khác 113 4 154 5 39 f. Thu nhập từ góp vốn mua cổ

phần 8 1 13 23 21

3. Tổng thu nhập 4.689 4.191 5.459 8.264 8.600

Thu nhập từ lãi/ Tổng thu nhập

(1)/(3) (%) 81,38 79,34 82,60 88,93 86,71 Thu nhập ngoài lãi/ Tổng thu

nhập (2)/(3) (%) 18,62 20,66 17,40 11,07 13,29 Thu nhập từ lãi/ Tổng tài sản

(1)/(4) (%) 10,99 7,82 8,07 11,40 10,80 Tổng thu nhập/ Tổng tài sản Có

(3)/(4) (%) 13,51 9,86 9,77 12,81 12,45

( Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính Ngân hàng Đơng Á từ 2008-2012)

Thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập. Trong các khoản thu nhập từ lãi thì thu nhập từ hoạt động cho vay luôn chiếm phần lớn trong tổng thu nhập lãi (năm 2008 tỷ lệ này là 94,50%; năm 2009 là 96,39%; năm 2010 là 95,12%; năm 2011 là 90,72% và năm 2012 tỷ trọng này là 90,14%). Bên cạnh đó, thu nhập từ lãi tiền gửi cũng chiếm một tỷ trọng khơng nhỏ. Điều đó cho thấy ngồi việc ngân hàng sử dụng vốn vào việc cho vay tìm kiếm lợi nhuận, thì Ngân hàng ln dành một phần cũng đáng kể đem gửi tại các tổ chức tín dụng trong nước. Khoản lãi tiền gửi hàng năm ln đóng góp một phần khơng nhỏ trong thu nhập của ngân hàng.

Thu nhập ngoài lãi tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập nhưng cũng đóng góp làm tăng thu nhập cho ngân hàng. Đặc biệt là thu từ hoạt động dịch vụ và thu từ kinh doanh ngoại hối chiếm tỷ trọng cao trong khoản thu nhập ngoài lãi. Từ năm 2008 hoạt động bán lẻ tại DAB có nhiều bước tiến đáng kể cả về số lượng lẫn chất lượng. Việc cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng như dịch vụ thẻ, dịch vụ chi trả lương, thanh toán tiền qua tài khoản… đã thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Và các hoạt động về dịch vụ này cũng ngày càng được cải thiện để phục vụ khách hàng tốt hơn và khoản thu mang về cũng ngày càng tăng. Năm 2008, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ trên thu nhập ngoài lãi là: 23,25%; năm 2009

là 31,41%; năm 2010 tăng lên 42,63%; năm 2011 đạt cao nhất 50,93% và năm 2012 tỷ lệ này là 46,19%.

Tỷ lệ tổng thu nhập trên Tổng tài sản Có và Thu nhập lãi trên Tổng tài sản Có tăng lên.

Tổng thu nhập trên tổng tài sản Có tăng từ 9,77% năm 2010 lên 12,81% vào năm 2011, điều đó có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản Có trong năm 2010 tạo ra được 9,77 đồng thu nhập ( trong đó có 8,07 đồng là thu nhập lãi), đến năm 2011 đã tạo ra được 12,81 đồng thu nhập với 11,4 đồng là thu nhập lãi. Kết quả trên cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản Có của ngân hàng trong việc phân bổ tài sản hợp lý, tạo nền tảng cho việc tăng thu nhập của ngân hàng. Tuy có sự giảm tương đối nhẹ trong năm 2012 do ảnh hưởng tình hình kinh tế khó khăn làm giảm thu nhập trong một số lĩnh vực nhưng cũng không đáng kể và tỷ lệ này vẫn ở mức tương đối cao.

Bảng 2.8: Tình hình các khoản chi phí của Ngân hàng Đơng Á:

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

1. Chi phí lãi 2.971 2.218 3.134 4.881 4.963

a. Chi phí lãi tiền gửi 2.858 2.119 2.758 4.240 4.347 b. Chi phí phát hành giấy tờ có giá 40 20 332 412 413

c. Chi phí lãi tiền vay 72 79 44 229 203 d. Chi phí hoạt động tín dụng khác 1 - - 1 -

2. Chi phí ngồi lãi 1.015 1.185 1.468 2.128 2.860

a. Chi phí hoạt động dịch vụ 52 53 66 84 120 b. Chi phí hoạt động kinh doanh

ngoại hối 53 174 230 396 600 c. Chi phí mua bán chứng khốn

kinh doanh 113 74 95 54 127 d. Chi phí hoạt động mua bán

e. Chi phí hoạt động khác 566 729 937 1.298 1.378 f. Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng 210 147 140 296 631

3. Tổng Chi phí 3.986 3.403 4.602 7.009 7.823

4. Tổng tài sản Có 34.708 42.517 55.870 64.492 69.076

Chi phí lãi/ Tổng chi phí (1)/(3)

(%) 74,54 65,18 68,10 69,64 63,44 Chi phí ngồi lãi/ Tổng chi phí

(2)/(3) (%) 25,46 34,82 31,90 30,36 36,56 Tổng chi phí / Tổng tài sản (3)/(4)

(%) 11,48 8,00 8,24 10,86 11,33

( Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính Ngân hàng Đơng Á từ 2008-2012)

Chi phí lãi ln chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Năm 2008 tỷ lệ này ở mức cao nhất trong các năm đạt 74,54% và tỷ lệ này có xu hướng giảm dần, năm 2009 giảm còn 65,18%; năm 2010 là 68,10%; năm 2011 tăng 69,64% và năm 2012 giảm chỉ còn 63,44%. Trong khoản chi phí lãi thì chi phí lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2008 chiếm đến 96,17% cao nhất trong các năm do năm này nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh của người dân ngày càng tăng, nên để đáp ứng nhu cầu này DAB đã thực hiện nhiều biện pháp để huy động vốn làm cho chi phí trả lãi tiền gửi tăng cao. Và năm 2009 tỷ lệ này là 95,54%, tình hình là do năm 2008 tỷ lệ lạm phát nước ta tăng cao, đồng thời kéo lãi suất liên tục tăng cũng làm khoản chi phí này tăng mạnh. Tuy nhiên, tỷ lệ chi phí trả lãi tiền gửi trên chi phí lãi này đã giảm trong các năm sau, năm 2010 là 88%; năm 2011 chiếm 86,87% và năm 2012 là 87,89%.

Chi phí ngồi lãi của ngân hàng cũng chiếm tỷ lệ trên 20% so với tổng chi phí. Và ngược lại với chi phí lãi, tỷ lệ chi phí ngồi lãi lại có xu hướng tăng qua các năm, nguyên nhân là do các khoản tăng trong chi về hoạt động dịch vụ, chi phí kinh doanh ngoại hối và đặc biệt là khoản chi phí hoạt động khác. Chi hoạt động bao gồm các khoản chi cho nhân viên, chi về tài sản, quản lý công cụ dụng cụ, chi nộp

bảo hiểm an toàn tiền gửi…và tỷ trọng này chiếm khá cao trong chi phí ngồi lãi. Điều này thể hiện sự hợp lý trong cơ cấu chi phí của DAB. Xét về mặt giá trị, chi phí này ngày càng tăng cao 566 tỷ đồng chiếm 55,76% trong chi phí ngồi lãi vào năm 2008, đến năm 2009 con số này tăng lên 729 tỷ đồng, chiếm 61,52%; năm 2010 tiếp tục tăng 937 tỷ đồng chiếm 63,83%, đây là tỷ trọng cao nhất trong các năm. Do năm 2010, DAB bắt đầu chú trọng mở rộng thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch trong cả nước, đồng thời mức chi phí chi cho tiền lương cho nhân viên cũng tăng lên, tuyển dụng thêm nhiều nhân viên mới để đáp ứng nhu cầu công việc. Năm 2011 và 2012 tỷ lệ này có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao lần lượt chiếm 70% và 48,18% trong chi phí ngồi lãi.

Mức tổng chi phí của Ngân hàng tăng qua các năm, cụ thể năm 2008 là 3.986 tỷ đồng, năm 2009 con số này tăng lên 3.403 tỷ đồng, năm 2010 là 4.602 tỷ đồng, năm 2011 tiếp tục tăng 7.009 tỷ đồng, và năm 2012 con số chi phí này cao nhất, lên đến 7.823 tỷ đồng. Và tốc độ tăng chi phí nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập. Điều này DAB cần nhìn lại việc quản lý chi phí sao cho hiệu quả, như vậy Ban Giám Đốc cần có chiến lược kinh doanh hợp lý đồng thời đi đôi với việc kiểm sốt chi phí hiệu quả để nâng cao hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 2.9: Tốc độ tăng thu nhập và chi phí của Ngân hàng Đơng Á:

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 Tốc độ tăng trưởng (%) 2010 Tốc độ tăng trưởng (%) 2011 Tốc độ tăng trưởng (%) 2012 Tốc độ tăng trưởng (%) Tổng thu nhập 4.689 4.191 -10,62 5.459 30,25 8.264 51,38 8.600 4,07 Tổng Chi phí 3.986 3.403 -14,63 4.602 35,23 7.009 52,30 7.823 11,61

Tổng chi phí trên tổng tài sản có từ 11,48% năm 2008 giảm xuống cịn 8% năm 2009, có nghĩa là ngân hàng năm 2008 phải bỏ ra 11,48 đồng chi phí cho việc sử dụng 100 đồng tài sản có, đến năm 2009 chỉ bỏ ra 8 đồng chi phí cho việc sử dụng 100 tài sản có. Và con số này tăng trở lại năm 2010 là 8,24%; năm 2011 là 10,87%; năm 2012 tăng đến 11,33%. Ngân hàng cần xem xét và quản lý lại mức chi phí sao cho hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đông á theo mô hình camels (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)