Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế hiện tượng đô la hóa tại khu vực TP HCM (Trang 26 - 27)

1.3 Nguyên nhân dẫn đến nền kinh tế bị đô la hóa

1.3.1 Nguyên nhân khách quan

Một là, khu vực hóa và tồn cầu hóa các nền kinh tế càng ngày càng gia tăng,

hầu hết các quốc gia đều thi hành chắnh sách mở cửa thị trường, thu hút vốn đầu tư và công nghệ hiện đại nước ngoài, các rào cản giao thương giữa các nước được dỡ bỏ dần, do vậy làm tăng nhu cầu dùng ngoại tệ mạnh, ổn định trong giao thương quốc tế để tránh rủi ro có thể xảy ra cho hai bên đối tác. So với các ngoại tệ mạnh dùng trong giao thương hiện nay, thì đồng đơ la Mỹ vẫn có sức mạnh nổi bật hơn hết.

Hai là, ở những nước có nền kinh tế kém phát triển hoặc đang phát triển, hàng

hóa làm ra khơng có khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp bị thất thu, làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước, dẫn đến ngân sách thu không đủ chi, buộc nhà nước phải tăng thuế, hoặc cắt giảm các khoản chi đầu tư phát triển và các khoản chi cho chương trình phúc lợi xã hội. Do vậy, các nước thường chọn cách phát hành thêm giấy bạc để cân đối thu chi ngân sách, dẫn đến lạm phát, mất giá đồng

nội tệ. Vì vậy, người dân, các doanh nghiệp phải tìm các cơng cụ dự trữ có giá trị khác, trong đó có các đồng ngoại tệ có uy tắn như đồng đơ la Mỹ.

Ba là, tất cả các nền kinh tế bị đơ la hóa có nguồn gốc từ niềm tin của người

dân. Khi người dân mất niềm tin vào chắnh sách tiền tệ do tỷ lệ lạm phát không ổn định trong một thời gian dài và đồng nội tệ bị mất giá, tỷ giá hối đoái tăng, điều này làm gia tăng phắ bảo hiểm rủi ro đối với tài sản danh nghĩa bằng đồng nội tệ. Do đó, họ chuyển tài sản danh nghĩa sang đồng tiền ổn định hơn hoặc các tài sản thực. Tại một số nền kinh tế chuyển đổi sau một thời gian lạm phát cao hoặc có những biến động về tiền tệ làm cho đồng nội tệ mất giá. Khi nền kinh tế đã ổn định thì người dân vẫn có tâm lý đề phịng nên người dân vẫn duy trì tài sản của họ bằng đồng ngoại tệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế hiện tượng đô la hóa tại khu vực TP HCM (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)