Bài học kinh nghiệm kiểm sốt hiện tượng đơla hóa tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế hiện tượng đô la hóa tại khu vực TP HCM (Trang 31 - 33)

Qua nghiên cứu các bài học kinh nghiệm của một số nước, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau:

Một là, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát, thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế, giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán. Về mặt trung, dài hạn, Việt Nam cần cấu trúc lại nền kinh tế theo mơ hình phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng; tập trung vốn đầu tư vào những ngành nghề trọng điểm có thể làm địn bẩy phát triển kinh tế của cả nước; nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, nói cách khác là hướng tới một mơ hình phát triển kinh tế phù hợp với thực tiễn và hồn cảnh mới để có thể phát huy tối đa năng lực cạnh tranh của

quốc gia. Với những giải pháp cụ thể cùng với quyết tâm chắnh trị cao, nhằm đảm bảo Việt Nam trong tương lai là một quốc gia có nền kinh tế mạnh, năng lực cạnh tranh cao. Cụ thể:

- Xây dựng giải pháp và lộ trình cụ thể để giảm dần thâm hụt giữa tiết kiệm và đầu tư. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để nâng cao dự trữ ngoại tệ quốc gia.

- Sức mạnh của đồng tiền, ngoài sự bảo trợ tắch cực của tiềm lực kinh tế, thì cần ổn định giá trị đồng tiền và tạo lòng tin cho dân chúng. Vì vậy, chắnh sách tiền tệ và chắnh sách tài khóa cần coi trọng mục tiêu kiểm sốt lạm phát mà lạm phát được kiểm soát ổn định ở mức hợp lý là cơ sở vững chắc cho sự ổn định giá trị đồng tiền, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế bền vững.

Hai là, các chắnh sách tài chắnh - tiền tệ phải hướng tới mục tiêu kiểm soát lạm

phát và tạo vị thế cho đồng nội tệ, chắnh sách quản lý ngoại hối thơng thống phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế. Trong đó, đặc biệt chú ý việc thực hiện một cơ chế tỷ giá linh hoạt theo hướng tự do hoá các giao dịch vãng lai và giao dịch vốn, đồng thời xây dựng hệ thống các biện pháp kiểm soát chu chuyển vốn quốc tế, đặc biệt là vốn ngắn hạn cũng như kiểm soát nợ và các khoản bảo lãnh của các tổ chức tắn dụng cho các doanh nghiệp vay trả chậm từ nước ngoài, khống chế và hạn chế tối đa việc sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam. Chú trọng mối liên hệ giữa lãi suất nội tệ, ngoại tệ và tỷ giá để đảm bảo cân bằng lợi ắch giữa việc nắm giữ ngoại tệ với Việt Nam đồng, tránh sự dịch chuyển từ Việt Nam đồng sang ngoại tệ làm tăng mức độ đơ la hố nền kinh tế; kiểm soát thị trường ngoại tệ và cải thiện cán cân thanh tốn quốc tế, trên cơ sở đó duy trì ổn định giá trị Việt Nam đồng, hướng tới mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng nội tệ.

Ba là, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước: Hạn chế sử dụng dự trữ ngoại hối cho

các nhu cầu chi của ngân sách. Xác định một cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý trên cơ sở đa dạng hố rổ ngoại tệ mạnh có nhiều quan hệ thương mại và đầu tư với Việt Nam như: Euro, Đô la Mỹ, Yên Nhật, Nhân dân tệ... để làm căn cứ cho việc

ấn định tỷ giá Việt Nam đồng, giảm bớt sức ép lên tỷ giá của Việt Nam đồng với các ngoại tệ trong rổ đồng tiền tệ.

Bốn là, các thị trường tài chắnh (thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối, thị

trường vốn) phải được hình thành, phát triển đồng bộ và hoạt động có hiệu quả. Các thị trường này vừa độc lập với nhau, vừa liên hệ với nhau trong hệ thống thị trường. Mỗi loại thị trường đều có cung - cầu, giá cả, có quy luật vận hành đặc trưng và khuynh hướng phát triển khác nhau. Sự quan hệ lệ thuộc, tác động biện chứng giữa các thị trường do quá trình trao đổi hoạt động và phối hợp cung ứng hình thành sản phẩm cuối cùng. Vai trò tạo điều kiện và chủ động điều tiết của Nhà nước để tạo sự đồng bộ, ăn khớp và hợp lực trong thị trường tài chắnh là đặc biệt quan trọng.

Năm là, các định chế tài chắnh phát triển, thực hiện các giao dịch tiền tệ một

cách thuận lợi với chi phắ thấp. Phối hợp với các cơ quan quản lý thực hiện nguyên tắc mọi giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam đều sử dụng Việt Nam đồng, kể cả cửa hàng miễn thuế, các khoản thuế, phắ và lệ phắ, thu của các cơ quan ngoại giao và người không cư trú khác để từng bước kiểm sốt đơ la hóa tiến tới phi đơ la hóa tại Việt Nam. Tăng cường các dịch vụ, tiện ắch ngân hàng sử dụng Việt Nam đồng, đặc biệt là hệ thống thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Sáu là, xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ nguồn vốn ra (vào) Việt Nam, đảm

bảo khả năng cung ngoại tệ trong trường hợp có sự dịch chuyển vốn, từ đó đáp ứng được điều kiện đủ để nâng cao tắnh chuyển đổi của Việt Nam đồng. Nghiên cứu và áp dụng những chắnh sách đối phó với luồng vốn vào nhiều để có giải pháp chắnh sách tiền tệ phù hợp, hạn chế tác động của luồng vốn tới những diễn biến tiền tệ gây áp lực tăng lạm phát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế hiện tượng đô la hóa tại khu vực TP HCM (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)