2.2 Thực trạng các yếu tố tác động đến hiện tượng đơla hóa tại khu vực
2.2.1 Thực trạng cơ chế điều hành chắnh sách tỷ giá VND/USD
Ngày 7/11/2006 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một dấu mốc quan trọng trong tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Việt Nam gia nhập vào WTO là phù hợp với thực tế khách quan và xu thế hợp tác, phát triển. Gia nhập WTO đưa đến cho Việt Nam không những nhiều cơ hội mà còn đặt ra thách thức cho nhà hoạch định chắnh sách trong việc xem xét những chắnh sách kinh tế, mà trong đó phải kể đến là chắnh sách tỷ giá.
Cùng với những tác động của nền kinh tế thế giới, tỷ giá USD/VND có nhiều diễn biến phức tạp. NHNN đã có những điều chỉnh đối với chắnh sách tỷ giá.
Riêng năm 2007 do có làn sóng ngoại tệ tràn vào tăng đột biến nên cho dù đã được Ngân hàng Nhà nước can thiệp rất mạnh song tỷ giá vẫn giảm trong suốt cả năm 2007 (tỷ giá chỉ tăng dưới 1% so với lạm phát 2007 là 12,63%), sau đó gần 3 tháng đầu năm 2008 tiếp tục giảm, giá trị đồng USD đã có lúc chạm tới con số 15.300 VND/USD trên thị trường tự do.
Những tháng đầu năm 2008, lượng ngoại tệ đổ vào Việt Nam tương đối lớn đã dẫn đến tình trạng dư cung ngoại tệ. Trong khi đó, Việt Nam đang đối mặt với tình trạng lạm phát cao nên NHNN không thể tiếp mua vào ngoại tệ để ổn định tỷ
giá VND/USD. Đến cuối năm 2008, cầu ngoại tệ tăng cao do nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp để nhập khẩu trong đó nguồn cung chưa được cải thiện, khiến cho cung cầu ngoại tệ mất cân đối. Người dân và doanh nghiệp trước tình trạng lạm phát cao và những dự báo không tốt về triển vọng của nền kinh tế cũng có xu hướng găm giữ USD. Thâm hụt thương mại tăng cao, nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài rút vốn do thị trường chứng khốn sụt giảm gây ra tình trạng khan hiếm USD của nền kinh tế. Tình trạng này làm cho khoảng cách tỷ giá chắnh thức và tỷ giá trên thị trường tự do chênh lệch lớn gây mất tắnh ổn định cho thị trường ngoại hối. Tới cuối năm 2008, các nhóm giải pháp của Chắnh Phủ đã mang lại những kết quả bước đầu với việc giảm lạm phát, giảm nhập siêu. Do đó, NHNN chuyển dần sang điều hành chắnh sách tiền tệ theo hướng linh hoạt nhằm làm giảm sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tài chắnh toàn cầu.
Ngày 11/2/2010, NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 17.941 VND/USD lên mức 18.544 VND/USD nhằm khuyến khắch các tập đồn, tổng cơng ty lớn của nhà nước bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng, cải thiện trạng thái ngoại tệ vốn đang căng thẳng. Trước sức ép của thị trường, NHNN liên tục tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tháng 11/2010, tỷ giá 21.380 - 21.450 VND/USD, trên thị trường tự do tỷ giá vượt qua mức 21.500 VND/USD. Chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tỷ giá chắnh thức so với thị trường tự do là 10%. Tuy nhiên, tỷ giá tăng không chỉ do độ trễ của chắnh sách mà cịn do tác động khơng nhỏ của giá vàng và lãi suất VND, và CPI (bắt đầu tăng tốc từ tháng 9/2010). Sự bất thường của tỷ giá còn cho thấy sức mạnh của yếu tố tâm lý người dân. Bất chấp sự mất giá của USD trên thế giới, người dân, doanh nghiệp vẫn găm giữ USD. Việc găm giữ này, xét trên góc độ kinh tế, xã hội là do tình trạng đơ la hóa của Việt Nam ngày càng trầm trọng, hiện đã ở khoảng 23%.
Sự bất ổn định của tỷ giá trong ba tháng đầu năm 2011 là kết quả của chắnh sách tỷ giá năm 2010 để lại. Áp lực của thị trường ngoại hối đè nặng lên vai những người điều hành chắnh sách tỷ giá vào những tháng cuối năm 2010 và đầu năm 2011. Điều chỉnh tăng tỷ giá USD tới 9,3% cùng với việc siết biên độ từ +/-3%
xuống còn +/-1%, năm 2011 được xem là một năm thành công của chắnh sách điều hành tỷ giá của NHNN. Bên cạnh việc điều chỉnh tỷ giá theo tắn hiệu thị trường, NHNN cũng đã áp dụng các biện pháp hành chắnh khác như áp trần lãi suất huy động USD của các ngân hàng thương mại từ 6% về còn dưới 2%, thực hiện kết hối và mở rộng đối tượng kết hối, xử lý một loạt các giao dịch ngoại hối bất hợp pháp trên thị trường tự do. Tất cả những biện pháp hành chắnh mạnh tay đó cộng với chênh lệch lãi suất VND và USD cao đã giúp nguồn USD từ thị trường chuyển sang VND một cách hiệu quả, giúp bình ổn thị trường ngoại hối.
Nhìn lại diễn biến tỷ giá VND/USD trong năm 2012 cho thấy, trong 6 tháng đầu năm tỷ giá VND/USD có xu hướng tăng nhẹ khoảng 0,55%. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng tiếp tục được duy trì ở mức 20.828 VND/1 USD. Còn 6 tháng cuối năm, biến động tỷ giá VND/USD duy trì ở mức độ ổn định và giảm dần. Những quyết sách rõ ràng và minh bạch của NHNN trong công tác điều hành chắnh sách tỷ giá, cùng với diễn biến khả quan của cung - cầu ngoại tệ trong nền kinh tế, góp phần quan trọng tạo nên thặng dư của cán cân tổng thể trong nửa đầu năm 2012 tiếp tục duy trì xu thế ổn định vào cuối năm.
Bảng 2.3: Tỷ giá giao dịch bình quân VND/ USD bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng từ năm 2007 - 2012
Năm Tỷ giá (VND/ USD)
Tăng (giảm) tỷ giá so với năm trước (%)
Lạm phát (%) 2007 16.125 +0.97 12.6 2008 17.486 +6.31 22 2009 18.479 +10.07 6.88 2010 19.500 +9.68 11.75 2011 19.750 +2.2 18.68 2012 20.950 +6.0 6.81
2.2.2 Tình hình thanh tốn của ngoại tệ.
Thị trường ngoại tệ tại khu vực Tp. HCM trong thời gian qua luôn tồn tại song song hai thị trường: thị trường chắnh thức bao gồm hoạt động giao dịch của thị trường liên ngân hàng và hoạt động mua bán giữa hệ thống ngân hàng với khách hàng; thị trường tự do. Sự tồn tại của thị trường tự do có những tác động tiêu cực đến cung cầu ngoại tệ của hệ thống ngân hàng và của nền kinh tế.
Trong những năm qua, thâm hụt cán cân đã được thu hẹp đáng kể do gia tăng lượng kiều hối chuyển về trong nước và dòng vốn đầu tư chảy vào ngày càng tăng đã phần nào tài trợ cho thâm hụt thương mại. Tình hình trên cho thấy cung lớn hơn cầu ngoại tệ, và tỷ giá VND/ USD có xu hướng giảm xuống, VND tăng giá. Tuy nhiên, trên thực tế VND có xu hướng giảm giá.
Bảng 2.4 : Tình hình xuất nhập khẩu tại khu vực Tp. HCM từ năm 2007 - 2012 ĐVT: Triệu đô la ĐVT: Triệu đô la
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu So sánh 2007 18311,8 14995,8 3316 2008 22334,4 18326,1 4008,3 2009 20100,9 21987,5 -1886,6 2010 20967,4 21063,5 -96,1 2011 26868,4 27524,3 -655,9 2012 21567,2 26135,8 -4568,6 Nguồn: Cục Thống kê Tp.HCM
Từ bảng số liệu, chúng ta nhận thấy khu vực Tp. HCM là một thành phố có nền kinh tế nhập siêu, thường xuyên thâm hụt cán cân thương mại.
Năm 2011, tổng kim nghạch xuất nhập khẩu hàng hóa (khơng tắnh dầu thơ) đạt 47.131 triệu USD, tăng 7.579,7 triệu USD so với 2010 (tăng 19.2%). Tổng kim nghạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện 26.868,4 triệu USD, tăng 19,1% so với năm 2010. Tổng kim nghạch nhập khẩu hàng hóa đạt 27.524,3 triệu USD, tăng 25,4% so với năm 2010.
Năm 2012, tổng kim nghạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2012 (khơng tắnh dầu thơ) đạt 47.702,9 triệu USD. Tổng kim nghạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện 29.963 triệu USD, tăng 6,3% so với năm 2011.
Cùng với sự phát triển kinh tế và mở cửa, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, hiện nay khu vực Tp.HCM thu hút một lượng lớn ngoại tệ từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó đáng kể là kim nghạch xuất khẩu, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (đầu tư trực tiếp nước ngoài Ờ FDI, đầu tư gián tiếp nước ngoài Ờ FII), vốn tài trợ phát triển chắnh thức (ODA), kiều hối và dịch vụ du lịch.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Mở cửa giao dịch vốn đã mang lại cho khu vực Tp. HCM cơ hội tiếp cận với nguồn vốn lớn, bù đắp những thiếu hụt của nguồn cung vốn trong quá trình phát triển.
Bảng 2.5: Tình hình vốn đầu tư nước ngoài tại khu vực Tp. HCM từ năm 2007
Ờ 2012 ĐVT: Triệu USD
Nguồn/Năm Đầu tư nước ngoài 2007 22800,3 2008 23460 2009 21480 2010 11000 2011 11000 2012 16300 Nguồn: Cục Thống kê Tp.HCM Kiều hối
Lượng ngoại tệ từ dòng kiều hối của các kiều bào gửi về tại khu vực Tp. HCM tăng nhanh qua các năm. Tuy nhiên, lượng kiều hối chảy vào ngân hàng còn hạn chế, theo đánh giá của các NHTM thì lượng kiều hối chuyển về người dân bán cho ngân hàng chỉ vào 10%, còn phần lớn là rút ngoại tệ bằng tiền mặt. Vì vậy,
lượng ngoại tệ bị phân tán trong dân cư lớn, trong khi đó nguồn cung ngoại tệ cho thị trường thì thiếu hụt.
Bảng 2.6: Lượng kiều hối vào khu vực TP.HCM từ năm 2007 - 2012 Đơn vị tắnh: Triệu USD/năm Đơn vị tắnh: Triệu USD/năm
Nguồn/Năm Kiều hối
2007 3480 2008 3300 2009 2580 2010 1830 2011 1950 2012 2400 Nguồn: Cục Thống kê Tp.HCM Du lịch.
Lượng ngoại tệ từ khách du lịch quốc tế và kiều bào về tại khu vực Tp. HCM thanh toán các dịch vụ như lưu trú, lữ hành,.. cũng có thể thanh tốn bằng ngoại tệ mà không thông qua hệ thống NHTM hoặc tại các quầy quy đổi ngoại tệ. Vì vậy, lượng ngoại tệ bị phân tán trong dân cư lớn, các doanh nghiệp cũng rất lớn, con số ngoại tệ này chưa thể thống kê được.
Mặc dù nguồn cung đô la khá dồi dào nhưng thực tế nguồn ngoại tệ thông qua hệ thống NHTM không nhiều. Khi các cá nhân, doanh nghiệp cần đơ la thì NHTM khơng chủ động được nguồn cung ngoại tệ để cân đối dẫn đến thị trường cung cầu ngoại tệ luôn mất cân đối. Trong thời điểm cung cầu ngoại tệ trên thị trường mất cân bằng như đầu năm 2008, tình trạng đơ la hóa cũng gây khó khăn cho sự ổn định của thị trường ngoại tệ, làm tăng đầu cơ, làm giảm nhu cầu phát triển của các cơng cụ phịng ngừa rủi ro trên thị trường ngoại hối. Đối với các doanh nghiệp, NHTM rủi ro tăng lên do khơng có cơng cụ phịng ngừa khi tỷ giá biến động bất thường.
2.2.3 Thực trạng lãi suất ngoại tệ
Giai đoạn năm 2007 - 2008, lãi suất huy động đô la 5,25%, lãi suất cho vay đô la 8%. Năm 2009, lãi suất huy động đô la của các NHTM lần lượt được điều chỉnh giảm, mức giảm ghi nhận từ 0,2% - 0,5%/năm ở hầu hết các kỳ hạn. Năm 2009 lãi suất huy động USD chỉ từ 3,0% - 3,5% thì đến năm 2010 là 5,0% -5,5%/ năm. Còn lãi suất cho vay USD đã đến 7,0% - 8,0%. Việc đẩy lãi suất lên cao, điều đó đồng nghĩa với việc nâng giá USD, như vậy càng làm cho VND mất giá hơn và tỷ giá VND/USD tăng lên cao. Lãi suất USD ở Việt Nam cao hơn rất nhiều so với thị trường thế giới, tại Mỹ lãi suất USD chỉ là 0,25%/ năm. Đây là nghịch lý trong chắnh sách tiền tệ. Năm 2011, các tổ chức tắn dụng ấn định lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD đối với tổ chức là 0,5%/năm và cá nhân 2%/năm.
Theo nhận định của một chuyên gia tài chắnh, nguồn cung ngoại tệ trên thị trường đang được cải thiện và lãi suất huy động USD giảm là sự phản ảnh theo diễn biến trên thị trường thế giới, khi lãi suất trái phiếu Chắnh phủ Mỹ giảm mạnh trong thời gian qua.
2.2.4 Thực trạng thị trường ngoại hối
Sự hình thành và phát triển thị trường ngoại hối của Việt Nam gắn liền với công cuộc đổi mới nền kinh tế từ những năm cuối thập niên 80 và những năm đầu thập niên 90 đến nay. Trong quá trình này, điều hành quản lý thị trường ngoại hối đối với các nhà hoạch định cũng có giai đoạn rất thuận lợi song cũng có những thời điểm rất khó. Tuy nhiên, mục tiêu xuyên suốt của Chắnh phủ trong quản lý ngoại hối là điều tiết cung cầu ngoại tệ, ổn định tỷ giá ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, góp phần bình ổn kinh tế vĩ mơ.
Từ năm 2006 - 2007 nền kinh tế toàn cầu phát triển thuận lợi và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi vịng quay đó. Các nguồn thu ngoại tệ của nền kinh tế khá lớn, đặc biệt là từ năm 2007 hoạt động xuất nhập khẩu thuận lợi, nguồn vốn FDI vào Việt Nam ào ạt 8,03 tỷ USD, lượng kiều hối thu hút được hơn 6,7 tỷ USD,
lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng mạnh, ... nguồn cung luôn vượt cầu ngoại tệ, thị trường ngoại hối thơng thống nên việc điều hành và quản lý thị trường ngoại hối của NHNN hết sức thuận lợi.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2008 - 2009, thị trường ngoại hối diễn biến hết sức phức tạp, bất ổn bởi tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chắnh tồn cầu. Do đó, tốc độ thu hút ngoại tệ từ các nguồn chắnh đã bị sụt giảm làm mất cân đối cung cầu trên thị trường ngoại hối. Thị trường ngoại hối diễn biến hết sức căng thẳng, các NHTM khơng có nguồn ngoại tệ để bán, các doanh nghiệp xuất khẩu thì găm giữ ngoại tệ, vì vậy các doanh nghiệp nhập khẩu không thể tiếp cận được với nguồn ngoại tệ chắnh thức và rất nhiều doanh nghiệp phải tìm đến nguồn ngoại tệ ở thị trường tự do. Đồng thời, tỷ giá giữa thị trường chắnh thức và thị trường tự do có sự chênh lệch rất lớn làm cho nguồn cung trên thị trường đã chuyển hướng về thị trường tự do, vì vậy, thời kỳ này thị trường tự do phát triển sôi nổi. Sự luân chuyển ngoại tệ trên thị trường tự do gia tăng đã gây khó khăn cho việc kiểm soát và điều tiết thị trường của NHNN.
Từ năm 2009 - 2010, NHNN đã thực hiện hàng loạt các biện pháp hành chắnh nhằm giảm áp lực lên thị trường ngoại hối như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ, mở rộng đối tượng cho vay ngoại tệ, chấm dứt giao dịch vàng trên các tài khoản ở nước ngoài của các NHTM và các tổ chức tắn dụng, đóng cửa các sàn vàng và tăng lãi suất cơ bản lên 8%/ năm. Kết quả là, trong 6 tháng đầu năm 2010 tắn dụng ngoại tệ đã tăng lên 27% trong khi tắn dụng VND chỉ tăng 4,6%. Đồng thời, kiều hối và các khoản giải ngân FDI, ODA và FII đều tăng lên trong hai quý đầu năm 2010 so với cùng kỳ năm 2009. Tất cả các yếu tố trên đã góp phần tăng cung và giảm cầu ngoại tệ nhờ đó giảm khoảng cách giữa tỷ giá trên thị trường tự do và tỷ giá chắnh thức trong quý II và nửa đầu quý III năm 2010. Tuy nhiên, các NHTM tiếp tục đặt giá ở mức trần hoặc gần với trần biên độ của tỷ giá chắnh thức. Từ đầu tháng 07 năm 2010, tỷ giá thị trường tự do lại bắt đầu tăng lên dù lúc đầu chỉ tăng chậm. Những xu hướng này phản ánh kỳ vọng của thị trường ngoại hối về sự phá giá của VND. Nguyên nhân của kỳ vọng
này là: (1) cung ngoại tệ tăng lên chủ yếu do các doanh nghiệp tận dụng chênh lệch lãi suất giữa tiền gửi ngoại tệ và tiền gửi VND; (2) nhiều biện pháp hành chắnh của NHNN chỉ mang tắnh tạm thời và có thể sẽ bị đảo ngược; (3) lo lắng về việc cầu ngoại tệ sẽ tăng cao khi nhiều khoản khoản vay ngoại tệ của các doanh nghiệp nhằm tận dụng chênh lệch lãi suất sẽ đến hạn; (4) hành vi đầu cơ của người dân do giảm sút niềm tin vào tiền đồng.
Năm 2011, thị trường ngoại hối chứng kiến sự tăng lên nhanh chóng của cầu ngoại tệ : (1) nhu cầu mua ngoại tệ để trả các khoản vay đáo hạn của các doanh nghiệp tận dụng chênh lệch lãi suất trong hai quý đầu năm 2011; (2) nhu cầu