2.2 Thực trạng các yếu tố tác động đến hiện tượng đơla hóa tại khu vực
2.2.4 Thực trạng thị trường ngoại hối
Sự hình thành và phát triển thị trường ngoại hối của Việt Nam gắn liền với công cuộc đổi mới nền kinh tế từ những năm cuối thập niên 80 và những năm đầu thập niên 90 đến nay. Trong quá trình này, điều hành quản lý thị trường ngoại hối đối với các nhà hoạch định cũng có giai đoạn rất thuận lợi song cũng có những thời điểm rất khó. Tuy nhiên, mục tiêu xuyên suốt của Chắnh phủ trong quản lý ngoại hối là điều tiết cung cầu ngoại tệ, ổn định tỷ giá ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, góp phần bình ổn kinh tế vĩ mô.
Từ năm 2006 - 2007 nền kinh tế toàn cầu phát triển thuận lợi và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi vịng quay đó. Các nguồn thu ngoại tệ của nền kinh tế khá lớn, đặc biệt là từ năm 2007 hoạt động xuất nhập khẩu thuận lợi, nguồn vốn FDI vào Việt Nam ào ạt 8,03 tỷ USD, lượng kiều hối thu hút được hơn 6,7 tỷ USD,
lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng mạnh, ... nguồn cung luôn vượt cầu ngoại tệ, thị trường ngoại hối thơng thống nên việc điều hành và quản lý thị trường ngoại hối của NHNN hết sức thuận lợi.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2008 - 2009, thị trường ngoại hối diễn biến hết sức phức tạp, bất ổn bởi tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chắnh tồn cầu. Do đó, tốc độ thu hút ngoại tệ từ các nguồn chắnh đã bị sụt giảm làm mất cân đối cung cầu trên thị trường ngoại hối. Thị trường ngoại hối diễn biến hết sức căng thẳng, các NHTM khơng có nguồn ngoại tệ để bán, các doanh nghiệp xuất khẩu thì găm giữ ngoại tệ, vì vậy các doanh nghiệp nhập khẩu không thể tiếp cận được với nguồn ngoại tệ chắnh thức và rất nhiều doanh nghiệp phải tìm đến nguồn ngoại tệ ở thị trường tự do. Đồng thời, tỷ giá giữa thị trường chắnh thức và thị trường tự do có sự chênh lệch rất lớn làm cho nguồn cung trên thị trường đã chuyển hướng về thị trường tự do, vì vậy, thời kỳ này thị trường tự do phát triển sôi nổi. Sự luân chuyển ngoại tệ trên thị trường tự do gia tăng đã gây khó khăn cho việc kiểm soát và điều tiết thị trường của NHNN.
Từ năm 2009 - 2010, NHNN đã thực hiện hàng loạt các biện pháp hành chắnh nhằm giảm áp lực lên thị trường ngoại hối như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ, mở rộng đối tượng cho vay ngoại tệ, chấm dứt giao dịch vàng trên các tài khoản ở nước ngoài của các NHTM và các tổ chức tắn dụng, đóng cửa các sàn vàng và tăng lãi suất cơ bản lên 8%/ năm. Kết quả là, trong 6 tháng đầu năm 2010 tắn dụng ngoại tệ đã tăng lên 27% trong khi tắn dụng VND chỉ tăng 4,6%. Đồng thời, kiều hối và các khoản giải ngân FDI, ODA và FII đều tăng lên trong hai quý đầu năm 2010 so với cùng kỳ năm 2009. Tất cả các yếu tố trên đã góp phần tăng cung và giảm cầu ngoại tệ nhờ đó giảm khoảng cách giữa tỷ giá trên thị trường tự do và tỷ giá chắnh thức trong quý II và nửa đầu quý III năm 2010. Tuy nhiên, các NHTM tiếp tục đặt giá ở mức trần hoặc gần với trần biên độ của tỷ giá chắnh thức. Từ đầu tháng 07 năm 2010, tỷ giá thị trường tự do lại bắt đầu tăng lên dù lúc đầu chỉ tăng chậm. Những xu hướng này phản ánh kỳ vọng của thị trường ngoại hối về sự phá giá của VND. Nguyên nhân của kỳ vọng
này là: (1) cung ngoại tệ tăng lên chủ yếu do các doanh nghiệp tận dụng chênh lệch lãi suất giữa tiền gửi ngoại tệ và tiền gửi VND; (2) nhiều biện pháp hành chắnh của NHNN chỉ mang tắnh tạm thời và có thể sẽ bị đảo ngược; (3) lo lắng về việc cầu ngoại tệ sẽ tăng cao khi nhiều khoản khoản vay ngoại tệ của các doanh nghiệp nhằm tận dụng chênh lệch lãi suất sẽ đến hạn; (4) hành vi đầu cơ của người dân do giảm sút niềm tin vào tiền đồng.
Năm 2011, thị trường ngoại hối chứng kiến sự tăng lên nhanh chóng của cầu ngoại tệ : (1) nhu cầu mua ngoại tệ để trả các khoản vay đáo hạn của các doanh nghiệp tận dụng chênh lệch lãi suất trong hai quý đầu năm 2011; (2) nhu cầu nhập khẩu thường tăng cao vào cuối năm cộng thêm nhu cầu nhập khẩu vàng nhằm kiếm lời từ sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế; (3) NHNN thắt chặt tắn dụng ngoại tệ; (4) lãi suất tiền gửi ngoại tệ tãng cao, lên trên 5%/ nãm; và (5) hoạt động đầu cơ gia tăng . Thêm vào đó, cung ngoại tệ giảm sút do các doanh nghiệp không muốn bán ngoại tệ cho ngân hàng khi họ lo lắng về khả nãng NHNN sẽ tiếp tục phải phá giá VND.
Đối mặt với tình trạng này, NHNN đã phải thực hiện một loạt các biện pháp hành chắnh như tuyên bố tăng cung ngoại tệ cho việc nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất, thắt chặt việc trao đổi cũng như nhận gửi và cho vay bằng vàng, và tăng hạn nghạch nhập khẩu vàng để làm dịu tình hình căng thẳng trên thị trường vàng. Đồi thời, lãi suất cơ bản cũng được tăng lên 9%/ năm vào tháng 11. Năm 2011, tình hình thị trường ngoại hối đã ổn định hơn.
Trong năm 2012, dự trữ ngoại hối tăng hơn gấp đôi so với cuối năm 2011, công tác điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ cũng đã đạt được những kết quả khả quan. Tỷ giá giao dịch của các NHTM khơng cịn biểu hiện căng thẳng mà diễn biến linh hoạt theo cung cầu ngoại tệ và ở mức hợp lý hỗ trợ xuất khẩu. Doanh số giao dịch trên thị trường ngoại tệ tăng mạnh, thanh khoản ngoại tệ trên thị trường cải thiện rõ rệt so với những năm trước. Nhu cầu mua, bán ngoại tệ hợp lý và hợp pháp của các doanh nghiệp cũng như người dân được NHTM đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Tâm lý găm giữ ngoại tệ của người dân đã giảm đáng kể.
Tình trạng đơ la hóa được đẩy lùi một bước, tỷ lệ tiền gửi bằng ngoại tệ/M2 giảm còn dưới 13%. Thị trường ngoại tệ tự do gần như khơng cịn hoạt động công khai.
Dự trữ ngoại hối của Nhà nước gia tăng nhanh chóng góp phần kiểm sốt kỳ vọng về biến động tỷ giá, ổn định tâm lý cho các bên tham gia thị trường về khả năng can thiệp thị trường ngoại hối của NHNN khi cần thiết. Hoạt động của thị trường ngoại hối có liên quan chặt chẽ với chắnh sách quản lý ngoại hối.