Thống kê mô tả nhân tố lãi suất ngoại tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế hiện tượng đô la hóa tại khu vực TP HCM (Trang 83)

Mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Lsuat1 130 2 4 2.89 Lsuat2 130 2 5 2.95 Lsuat3 130 2 5 3.22 Bảng 3.8: Bảng tần số biến lsuat1

Tần số Phần trăm Phần trăm tắch lũy Không đồng ý 42 32.3 32.3

Trung lập 60 46.2 78.5 Đồng ý 28 21.5 100.0

Tổng 130 100.0

Biến lsuat1 Ộ Lãi suất USD có ảnh hưởng đến quyết định mua USD của anh/chị Ợ. Có 28 người đồng ý, chiếm 21.5% số người đồng ý.

Bảng 3.9: Bảng tần số biến lsuat2

Tần số Phần trăm Phần trăm tắch lũy Không đồng ý 40 30.8 30.8

Trung lập 58 44.6 75.4

Đồng ý 31 23.8 99.2

Hoàn toàn đồng ý 1 .8 100.0 Tổng 130 100.0

Biến lsuat2 Ộ Lãi suất USD có ảnh hưởng đến quyết định bán USD của anh/chị Ợ. Có 31 người đồng ý và 1 người hoàn toàn đồng ý, chiếm 24.6% số người đồng ý.

Bảng 3.10: Bảng tần số biến lsuat3

Tần số Phần trăm Phần trăm tắch lũy Không đồng ý 29 22.3 22.3

Trung lập 55 42.3 64.6

Đồng ý 35 26.9 91.5

Hoàn toàn đồng ý 11 8.5 100.0 Tổng 130 100.0

Biến lsuat3 Ộ Lãi suất USD có ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền USD vào hệ thống NHTM của anh/chị Ợ. Có 35 người đồng ý và 11 người hoàn toàn đồng ý , chiếm 35% số người đồng ý.

Trong bảng phân tắch số liệu của bảng khảo sát, tác giả thấy biến lsuat3, có số lượng người đồng ý cao. Như vậy, muốn giảm tỷ lệ đơ la hóa thì hạn chế việc gửi tiền USD vào hệ thống NHTM. Tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

3.2.3 Tiền gửi ngoại tệ

Đối với người cư trú: đối với các tổ chức xã hội là người cư trú phải bán 100% số ngoại tệ thu được trong giao dịch quốc tế cho NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ.

Đối với các tổ chức kinh tế là người cư trú có nguồn thu ngoại tệ: để thu hút ngoại tệ từ đối tượng này. Trước hết Chắnh phủ phải đảm bảo nhu cầu ngoại tệ hợp lý cho nền kinh tế, từ đó, các tổ chức có nguồn thu ngoại tệ mới yên tâm bán ngoại tệ cho hệ thống NHTM.

Đối với các ngân hàng cần thu hút nguồn ngoại tệ này bằng dưới hình thức tài khoản tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, khi cần điều chỉnh số dư ngoại tệ này ngân hàng cần sử dụng các công cụ lãi suất, tỷ giá, mọi ép buộc mang tắnh hành chắnh

như cấm cá nhân mở tài khoản ngoại tệ, bắt buộc kết hối sẽ làm giảm khả năng kiểm soát ngoại hối của ngân hàng nhà nước.

3.2.4 Cho vay ngoại tệ

Giảm đối tượng cho vay vốn bằng bằng ngoại tệ cần được dựa trên cơ sở tái tạo nguồn vốn ngoại tệ cho các NHTM. Thực hiện việc sàng lọc theo tiêu chắ này nhằm giảm bớt nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ thông qua việc xác định chắnh xác các đối tượng có nhu cầu chắnh đáng. Sau khi sàng lọc được đối tượng khách hàng, các NHTM cần xác định hạn mức tắn dụng , vay vốn ngắn hạn, trung hạn,.. dựa trên nhu cầu vốn cho kinh doanh, nhập khẩu.

Hạn chế các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn bằng ngoại tệ, và nên khuyến khắch doanh nghiệp, cá nhân vay bằng VND. NHTM nên áp dụng các biện pháp khuyến khắch tăng sức hấp dẫn của vay vốn bằng VND như : (1) nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng thêm các sản phẩm tiện ắch cho các đối tượng vay vốn bằng VND; (2) chủ động áp dụng lãi suất linh hoạt theo thị trường.

Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngồi, thay vì vay USD thì sẽ mua USD hoặc sử dụng nguồn ngoại trên tài khoản tiền gửi để đầu tư. Như vậy, nếu đáp ứng được nhu cầu mua kỳ hạn của các doanh nghiệp sẽ làm giảm đáng kể sự tăng trưởng của tắn dụng ngoại tệ.

Tình trạng đơ la hóa và sùng bái ngoại tệ vẫn cịn và sẽ vơ hiệu hóa những chắnh sách bình ổn thị trường và nền kinh tế vĩ mơ nói chung. Tắn dụng ngoại tệ rõ ràng mang lại những tác hai nghiệm trọng, và cần phải xóa bỏ. Sau một thời gian thực hiện hạn chế thành công, cần tiến tới xóa bỏ hồn toàn tắn dụng ngoại tệ ở Việt Nam, thay vào đó, mọi nhu cầu và ngoại tệ sẽ được giải quyết qua quan hệ mua-bán trên thị trường ngoại hối. Để thực hiện được giải pháp này, việc củng cố và phát triển thị trường ngoại hối nhằm ổn định nguồn cung, đáp ứng nhu cầu sử dụng ngoại tệ là điều hết sức quan trọng.

Khó khăn và phức tạp lớn nhất của việc hạn chế và xóa bỏ tắn dụng ngoại tệ chắnh là sự liên quan đến lợi ắch của các chủ thể trong nền kinh tế. Song lợi ắch chung của nền kinh tế cũng như đa số các doanh nghiệp là rất lớn, cơ bản và lâu dài.

Hạn chế và chấm dứt tắn dụng ngoại tệ có thể coi là một cuộc cách mạng không chỉ về tư duy kinh tế và quản lý mà còn về nhận thức và trách nhiệm với sự phát triển ổn định và bền vững ở nước ta. Do đó cần sự thống nhất về nhận thức và hàng động, cần có một lộ trình với giải pháp cụ thể và đồng bộ, khơng chỉ có NHNN mà cịn có những can thiệp tắch cực hơn từ Chắnh Phủ, sự ủng hộ và hợp tác của các NHTM, doanh nghiệp và cá nhân. Trên cơ sở nghiên cứu sự thành công của một số nước, giải pháp được trình bày sẽ hạn chế được hiện tượng đơ la hóa một cách hiệu quả.

3.2.5 Tỷ giá ngoại tệ

Sử dụng công cụ bộ ba bất khả thi:

Nội dung: Lý thuyết bộ ba bất khả thi (The Impossible Trinity) là một chắnh sách kinh tế quốc tế. lý thuyết phát biểu rằng: một quốc gia không thể đồng thời cùng một lúc thực hiện ba chắnh sách vĩ mơ: Ổn định tỷ giá Tự do hóa dịng vốn Chắnh sách tiền tệ độc lập Ổn định tỷ giá Tự do hóa dòng vốn Chắnh sách tiền tệ độc lập

Một quốc gia chỉ có thể chọn tối đa 2 trong 3 chắnh sách. Nó có thể chọn một chắnh sách ổn định tỷ giá nhưng phải hy sinh tự do hóa dịng vốn tức là tiếp tục kiểm sốt vốn, hoặc có thể chọn một chắnh sách tự do hóa dịng vốn nhưng vẫn tự chủ về tiền tệ, song phải để tỷ giá thả nổi, hoặc có thể chọn kiểm sốt vốn và ổn định chắnh sách tiền tệ nhưng phải thả nổi lãi suất để chống lạm phát hoặc suy thoái. Như vậy, áp dụng bộ ba bất thi vào tình hình thực tế nhằm mục tiêu kiểm sốt đơ la hóa. Tác giả nhận thấy:

Khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới, hoạt động thương mai, dịch vụ và giao dịch hàng hóa phát triển, nguồn vốn nước ngồi vào Việt Nam ngày càng gia tăng và việc kiểm soát nguồn vốn này rất khó khăn, phức tạp và khó có được một hệ thống kiểm sốt vốn có hiệu quả. Khi dịng vốn nước ngồi vào nhiều, để ổn định tỷ giá NHNN mua ngoại tệ, qua đó gây áp lực lạm phát. Do đó, ứng dụng bộ ba bất khả thi trong điều kiện hiện nay của nước ta là sự lựa chon giữa việc giảm thiểu sự thay đổi tỷ giá hoặc điều hành một chắnh sách tiền tệ độc lập ổn định tức là chọn yếu tố tỷ giá và chắnh sách tiền tệ độc lập.

Nhìn từ thực trạng của Việt Nam trong năm 2007 Ờ 2008, NHNN đã có sự can thiệp trái chiều: tung tiền đồng ra để mua đồng đô la nhưng mặt khác là gấp đôi tỷ lệ dự trữ bắt buộc để thu hồi lại lượng tiền đã tung ra. Nhà nước muốn tăng tỷ lệ dự trữ ngoại hối để phịng ngừa khi có bất trắc xảy ra và giảm giá VND để kắch thắch xuất khẩu nên đã mua USD. Ngân hàng đã đưa ra một lượng tiền đồng khá lớn vào nền kinh tế đã gây ra áp lực gia tăng lạm phát. Để giảm bớt áp lực này, NHNN đã rút tiền về bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ 5% lên 10% thì theo ước tắnh sẽ có khoảng 40.000 đến 50.000 tỷ đồng, tương đương với số tiền bỏ ra để mua 3 tỷ USD quay trở lại NHNN. Như vậy, thoạt nhìn hai biện pháp can thiệp được đưa ra, có ba mục tiêu đã đạt được gồm: đảm bảo mục tiêu ổn định tỷ giá, tăng được lượng dự trữ ngoại hối quốc gia nhưng lại không gây áp lực lạm phát. Tuy nhiên, đây lại là một nghich lý:

Trong giai đoạn này, Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế cần có một lượng vốn lớn để đầu tư phát triển, nhiều dự án, cơng trình đang chờ vốn, nhiều doanh nghiệp đang cần vốn để gia tăng hoạt động kinh doanh. Khi tăng dự trữ bắt buộc lúc này không những làm cho chi phắ đầu ra của ngân hàng và doanh nghiệp gia tăng mà sự khan hiếm vốn cũng xảy ra và sẽ đẩy các ngân hàng vào cuộc đua lãi suất mới gây bất lợi cho nền kinh tế mà cụ thể đã xảy ra tháng 3/2008. Nếu muốn giữ tỷ giá hối đối thì NHNN buộc phải tung đồng nội tệ mua ngoại tệ trong trường hợp dòng tiền được đưa vào nền kinh tế quá nhiều. ngược lại, phải bán bớt một lượng ngoại tệ để thu VND vào. Trong trường hợp này, tắnh độc lập của chắnh sách tiền tệ, hay việc

điều hành chắnh sách tiền tệ để kiểm sốt lạm phát sẽ khơng được đảm bảo vì cung tiền khơng phải dựa vào diễn biến giá cả trong nền kinh tế mà do tỷ giá hay dòng tiền ra vào quyết định. Ngược lại, nếu NHNN muốn có một chắnh sách tiền tệ độc lập vì mục tiêu làm phát thì phải bắt buộc từ bỏ mục tiêu ổn định tỷ giá khi mà tài khoản vốn đã được tự do.

Từ tình hình thực tế trong bối cảnh hội nhập và lạm phát đang gia tăng như hiện nay, việc lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá để đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ để kiểm sốt đơ la hóa gặp nhiều khó khăn. Điều đó cũng cho thấy khơng thể sử dụng cơ chế tỷ giá thả nổi ngay lập tức mà cần phải có lộ trình cụ thể để đảm bảo ổn định thị trường tài chắnh dài hạn.

Mặc dù lạm phát là mục tiêu quan trọng hàng đầu, song do tắnh tác động chủ yếu của tỷ giá đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế. vì vậy, nên lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá hướng tới bình ổn thị trường tài chắnh hơn là hướng tới kiềm chế lạm phát cũng như tăng trưởng kinh tế.

Với thực trạng về mức độ phát triển thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ như hiện nay thì cơ chế điều hành tỷ giá khống chế biên độ như hiện nay là hợp lý. Chắnh vì vậy, trong lựa chọn chắnh sách vĩ mô để kiểm sốt đơ la hóa trước mắt trong một vài năm tới, Chắnh phủ cần nới rộng biên độ tỷ giá ở một mức độ phù hợp có kiểm sốt sẽ có ứng hiệu tốt cho nền kinh tế, một biên độ tỷ giá linh hoạt làm cho người bán và người mua dễ dàng gặp nhau và người dẫn sẽ yên tâm không lo sợ đồng nội tệ mất giá. Tuy nhiên, chắnh sách này khi Nhà nước đưa ra phải rõ ràng, tránh tình trạng Ộtâm lý đẩyỢ dẫn đến đầu cơ. Đồng thời, thực hiện đồng loạt các biện pháp khác để kiềm chế lạm phát, như thắt chặt tiền tệ thông qua kiềm chế tăng trưởng tắn dụng, hạn chế chi tiêu công, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.

3.2.6 Chắnh sách ngoại hối

Đối với thị trường chắnh thức, NHNN cần tiếp tục kiểm soát hoạt động tắn dụng bằng USD trong nền kinh tế. NHTM chỉ cho vay các doanh có nguồn thu ngoại tệ. Đối với tiền gửi ngoại tệ của các doanh nghiệp về cơ bản, duy trì tài sản dưới dạng VND hay USD là quyền của chủ tài khoản. Tuy nhiên, nếu xảy ra tình

trạng các doanh nghiệp găm giữ tiền gửi dưới dạng USD để trục lợi từ tỷ giá làm khan hiếm nguồn cung ngoại tệ trên thị trường chắnh thức; NHNN có thể buộc doanh nghiệp kết hối ngoại tệ theo tỷ lệ nhất định. Mặc dù kết hối ngoại tệ không phải là giải pháp tối ưu để bình ổn thị trường ngoại hối nhưng nó có thể xem là giải pháp tình thế trong những giai đoạn khan hiếm ngoại tệ trong nền kinh tế. Ngoài ra, NHNN cần hoàn thiện thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ; theo hướng NHNN cần đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của các chủ thể trong nền kinh tế. Để giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp, NHNN tạo điều kiện và khuyến khắch NHTM cung ứng các giao dịch phái sinh về tiền tệ và lãi suất, trước mắt là giao dịch kỳ hạn (Forward), và quyền chọn (Option). NHTM mở rộng và có nhiều chương trình khuyến khắch doanh nghiệp và các cá nhân sử dụng thẻ thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Đối với thị trường ngoại hối không chắnh thức, Chắnh Phủ cần giám sát chặt chẽ các hoạt động mua bán ngoại tệ bất hợp pháp trên thị trường này.

Thực hiện công tác tuyên truyền, thông tin đến người dân và doanh nghiệp các quy định về quản lý ngoại hối. Khuyến khắch doanh nghiệp, cá nhân bán đô la cho các hệ thống ngân hàng.

Ngân hàng nhà nước tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chắnh hỗ trợ tắch cực đến hoạt động giao dịch ngoại hối của các NHTM, giảm thiểu tối đa các thủ tục, rà soát lại tất cả các văn bản pháp quy về quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá, bãi bỏ những quy định không phù hợp, chồng chéo. Nên mở rộng việc ủy quyền cấp phép mang ngoại tệ ra nước ngoài cho tất cả các ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố.

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc hoạch định và thực thi chắnh sách ngoại hối là khó khăn và phải đứng trước sự lựa chọn: nếu quản lý chặt chẽ có thể hạn chế bước phát triển của nền kinh tế, cản trở các chu chuyển hàng hóa, dịch vụ và vốn làm giảm tắnh tự chủ và quyền tự do phát triển của các chủ thể kinh tế nhưng nếu bng lỏng thì có thể gây ra các hậu quả như mất chủ quyền tiền tệ, đồng nội tệ mất ổn định, thất thoát ngoại tệ, mất ổn định thanh tốn ngoại

tệ. Ngồi ra, nếu bng lỏng các chắnh sách quản lý ngoại hối là chúng ta tự vứt bỏ những công cụ trước những nguy cơ biến động bất thường của nền kinh tế thế giới.

3.2.7 Nâng cao tắnh chuyển đổi của Việt Nam đồng

Việc nâng cao tắnh chuyển đổi của Việt Nam đồng cần có những chắnh sách cụ thể nâng cao sức mạnh của Việt Nam đồng, một số đề xuất như sau:

 Gia tăng nội lực của nền kinh tế bằng các biện pháp cụ thể như: gia tăng tắch lũy, tăng đầu tư vào các ngành, lĩnh vực trọng điểm, tăng xuất khẩu, tăng năng lực của nền kinh tế nói chung và của các ngành nói riêng.

 Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất.

 Thúc đẩy phát triển môi trường kinh tế vĩ mô, tạo môi trường cạnh tranh thực sự giữa các thành phần kinh tế trong cả sản xuất, thương mại, dịch vụ và kể cả lĩnh vực tài chắnh ngân hàng.

 Mở rộng các dự án đầu tư của chắnh phủ: dầu khắ, cầu đường, điện lực khuyến khắch sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế.

 Phát triển các công cụ tài chắnh như cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu,... đa dạng hóa các doanh mục đầu tư trong nước.

 Thay cho dự kiến phát hành trái phiếu ngoại tệ trên thị trường quốc tế bằng việc mở rộng phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước, huy động vốn đô la ở trong dân.

3.2.8 Các giải pháp hỗ trợ 3.2.8.1 Chắnh Phủ 3.2.8.1 Chắnh Phủ

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm trên thị trường ngoại tệ tự do để ngăn chặn đầu cơ.

Giảm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới vốn đã kéo dài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế hiện tượng đô la hóa tại khu vực TP HCM (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)