Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế hiện tượng đô la hóa tại khu vực TP HCM (Trang 37)

Kết luận chương 1

Chương 1, tác giả trình bày tóm tắt các lý thuyết liên quan đến hiện tượng đơ la hóa: Khái niệm, nguồn gốc, phân loại hiện tượng đơ la hóa theo các tiêu chắ, nguyên nhân, tác động của hiện tượng đơ la hóa đến nền kinh tế và hệ thống NHTM. Thực trạng hiện tượng đơ la hóa tại một số nước trên thế giới, bài học kinh nghiệm về quản lý hiện tượng đơ la hóa tại một số nước. Từ đó, đưa ra bài học kinh nghiệm về quản lý hiện tượng đơ la hóa tại Việt Nam và tại khu vực Tp. HCM. Đồng thời, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết, kinh nghiệm thực tế của một số nước về quản lý hiện tượng đơ la hóa.

Chương 2, tác giả sẽ trình bày thực trạng các nhân tố tác động đến hiện tượng đơ la hóa, thực trạng hiện tượng đơ la hóa tại Việt Nam, trình bày kết quả nghiên cứu khảo sát thực tế tình hình sử dụng đơ la tại khu vực Tp. HCM thơng qua điều tra mẫu.

TỶ GIÁ

THANH TỐN

CHÍNH SÁCH

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆN TƯỢNG ĐƠ LA HĨA VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆN TƯỢNG ĐƠ LA HĨA TẠI KHU VỰC TP.HCM 2.1 Thực trạng nền kinh tế

2.1.1 Thực trạng nền kinh tế Việt Nam

Tình hình chắnh trị - xã hội ổn định, nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mơ cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên

Năm 2008, tuy gặp phải khơng ắt khó khăn khi nền kinh tế khu vực và thế giới bị khủng hoảng nhưng Chắnh phủ đã cơ bản điều hành nền kinh tế vượt qua khủng hoảng. Nhờ các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô của Chắnh phủ, tỷ lệ lạm phát được đã được kiềm chế, tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2007 - 2012 đạt từ 6% - 8%.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - tài chắnh của Việt Nam trong thời kỳ từ năm 2007- 2012 Đơn vị tắnh: Tỷ USD Chỉ tiêu/năm XK NK CCTM GDP GDP (%) TLLP (%) 2007 48,4 60,8 -12,4 71,11 8,5 12,6 2008 62,9 80,4 -17,5 89,93 6,23 22 2009 56,6 68,8 -12,4 91,76 5,32 6,88 2010 72,2 84,8 -12,6 104,6 6,78 11,75 2011 96,3 105,8 -9,5 112 5,89 18,68 2012 114,6 114,3 0,3 136 5,03 6,81 Nguồn : Tổng cục Thống kê

Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Năm 2007 nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nóng, tốc độ tăng trưởng đạt 8,46%/ năm, vượt kế hoạch đề ra là 8,2% - 8,5% và cao nhất trong thời gian 10 năm trở lại đây. Năm 2008, cùng với đà suy thoái của nền kinh tế thế giới, tăng

trưởng kinh tế đã bị chững lại, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 6,18%/ năm, thấp hơn so với kế hoạch (7%). Tình trạng suy giảm kinh tế kéo dài đến quý I/2009. Tuy nhiên, đến quý II/2009 trở đi nền kinh tế đã bắt đầu khởi sắc, và tổng GDP của năm 2009 là 5,32%, vượt mức kế hoạch đề ra. Kết quả này là sự nỗ lực của Chắnh phủ bằng nhiều chương trình kắch thắch nền kinh tế: hỗ trợ lãi suất vay vốn, miễn và hoãn nhiều loại thuế, ... Năm 2010, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sớm vượt qua giai đoạn khó khăn và phục hồi nhanh sau khủng hoảng tài chắnh toàn cầu. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 ước tắnh tăng 6,78% so với năm 2009, vượt mục tiêu đề ra 6,5%. Năm 2011 GDP tăng 5,89% so với năm 2010, thấp hơn mức tăng 6,78% của năm 2010 và năm 2012 GDP tăng 5,03%, mức tăng trưởng năm nay thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011. Mức tăng như vậy là hợp lý vì cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế thì bản chất nền kinh tế Việt Nam vẫn còn phát triển theo chiều rộng, chất lượng tăng trưởng chưa cao, năng lực cạnh tranh so với các nền kinh tế khác cịn thấp. Vì vậy, nền kinh tế Việt Nam cần tiếp tục cải thiện, điều chỉnh cơ cấu nghành nghề, chất lượng tăng trưởng,... trong thời gian tới nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập.

2.1.2 Thực trạng nền kinh tế tại khu vực Tp.HCM

Năm 2011, khu vực thành phố Hồ Chắ Minh chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nước.

Bảng 2.2 : Tình hình xuất nhập khẩu, GDP của khu vực Tp. HCM trong gia

đoạn 2007 - 2012 ĐVT: Triệu USD

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu GDP (%) 2007 18311,8 14995,8 8,5 2008 22334,4 18326,1 11 2009 20100,9 21987,5 8,6 2010 20967,4 21063,5 11,8

2011 26868,4 27524,3 10,3 2012 21567,2 26135,8 9,2

Nguồn: Cục Thống kê Tp.HCM

Năm 2011 là năm gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát, lãi suất ngân hàng tăng và giảm đầu tư công. Tuy nhiên, với những nỗ lực đáng kể thì tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn đạt mức 10,3%, tuy không bằng với mức tăng năm trước và với kế hoạch đề ra cho năm 2011 nhưng cao hơn mức tăng của năm 2007, năm 2009.

Năm 2012 nền kinh tế xã hội tiếp tục gặp nhiều khó khăn, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tiếp tục tăng trong khi thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước bị thu hẹp. Kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với năm 2011. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 9,2% (năm 2011 tăng 10,3%), thấp hơn 0,8% so với kế hoạch. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng 9,2% của thành phố nếu xét trong bối cảnh chung là sự phấn đấu tắch cực của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế xã hội.

2.2 Thực trạng các yếu tố tác động đến hiện tượng đơ la hóa tại khu vực Tp.HCM Tp.HCM

Sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam cũng như tại khu vực Tp.HCM đã và đang có nhiều cơ hội , đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư ra nước ngồi. Đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế là tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển, và tăng xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ. Tuy nhiên, cũng chắnh từ chắnh sách mở cửa phải đối mặt với nhiều tồn tại. Trong đó, kể đến tình trạng đơ la hóa nền kinh tế, đồng đơ la được sử dụng như một phương tiện để thanh toán trong các giao dịch mua bán hàng hóa, trong việc tắch trữ tài sản của doanh nghiệp và người dân. Nhà nước ta đã chấp nhận đồng đô la trong giao dịch vì nó có những tác động tắch cực đối với nền kinh tế và sự ổn định trước mắt trong hệ thống tiền tệ. Thị trường xuất khẩu được mở rộng, xu hướng nguồn vốn đổ vào ngày càng tăng đã tạo điều kiện cho đồng đô la phát triển

mạnh. Bên cạnh những tác động tắch cực thì hiện tượng đơ la hóa có những tác động nguy hại đối với chủ quyền tiền tệ quốc gia, hiệu quả của chắnh sách tiền tệ và một chắnh sách tỷ giá độc lập đối với nền kinh tế. Mặc dù, Chắnh phủ và Nhà nước đã khắc phục tình trạng này song vẫn chưa triệt để. Đây là vấn đề mang tắnh lâu dài, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế ổn định mà vẫn giữ được vị thế của đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la và các đồng ngoại tệ khác.

Trước khi đi vào phân tắch cụ thể thực trạng đô la tại Việt Nam, chúng ta sẽ phân tắch cụ thể các yếu tố tác động đến hiện tượng đơ la hóa tại khu vực Tp. HCM.

2.2.1 Thực trạng cơ chế điều hành chắnh sách tỷ giá VND/USD.

Ngày 7/11/2006 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một dấu mốc quan trọng trong tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Việt Nam gia nhập vào WTO là phù hợp với thực tế khách quan và xu thế hợp tác, phát triển. Gia nhập WTO đưa đến cho Việt Nam không những nhiều cơ hội mà còn đặt ra thách thức cho nhà hoạch định chắnh sách trong việc xem xét những chắnh sách kinh tế, mà trong đó phải kể đến là chắnh sách tỷ giá.

Cùng với những tác động của nền kinh tế thế giới, tỷ giá USD/VND có nhiều diễn biến phức tạp. NHNN đã có những điều chỉnh đối với chắnh sách tỷ giá.

Riêng năm 2007 do có làn sóng ngoại tệ tràn vào tăng đột biến nên cho dù đã được Ngân hàng Nhà nước can thiệp rất mạnh song tỷ giá vẫn giảm trong suốt cả năm 2007 (tỷ giá chỉ tăng dưới 1% so với lạm phát 2007 là 12,63%), sau đó gần 3 tháng đầu năm 2008 tiếp tục giảm, giá trị đồng USD đã có lúc chạm tới con số 15.300 VND/USD trên thị trường tự do.

Những tháng đầu năm 2008, lượng ngoại tệ đổ vào Việt Nam tương đối lớn đã dẫn đến tình trạng dư cung ngoại tệ. Trong khi đó, Việt Nam đang đối mặt với tình trạng lạm phát cao nên NHNN không thể tiếp mua vào ngoại tệ để ổn định tỷ

giá VND/USD. Đến cuối năm 2008, cầu ngoại tệ tăng cao do nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp để nhập khẩu trong đó nguồn cung chưa được cải thiện, khiến cho cung cầu ngoại tệ mất cân đối. Người dân và doanh nghiệp trước tình trạng lạm phát cao và những dự báo không tốt về triển vọng của nền kinh tế cũng có xu hướng găm giữ USD. Thâm hụt thương mại tăng cao, nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài rút vốn do thị trường chứng khốn sụt giảm gây ra tình trạng khan hiếm USD của nền kinh tế. Tình trạng này làm cho khoảng cách tỷ giá chắnh thức và tỷ giá trên thị trường tự do chênh lệch lớn gây mất tắnh ổn định cho thị trường ngoại hối. Tới cuối năm 2008, các nhóm giải pháp của Chắnh Phủ đã mang lại những kết quả bước đầu với việc giảm lạm phát, giảm nhập siêu. Do đó, NHNN chuyển dần sang điều hành chắnh sách tiền tệ theo hướng linh hoạt nhằm làm giảm sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tài chắnh toàn cầu.

Ngày 11/2/2010, NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 17.941 VND/USD lên mức 18.544 VND/USD nhằm khuyến khắch các tập đồn, tổng cơng ty lớn của nhà nước bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng, cải thiện trạng thái ngoại tệ vốn đang căng thẳng. Trước sức ép của thị trường, NHNN liên tục tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tháng 11/2010, tỷ giá 21.380 - 21.450 VND/USD, trên thị trường tự do tỷ giá vượt qua mức 21.500 VND/USD. Chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tỷ giá chắnh thức so với thị trường tự do là 10%. Tuy nhiên, tỷ giá tăng không chỉ do độ trễ của chắnh sách mà còn do tác động không nhỏ của giá vàng và lãi suất VND, và CPI (bắt đầu tăng tốc từ tháng 9/2010). Sự bất thường của tỷ giá còn cho thấy sức mạnh của yếu tố tâm lý người dân. Bất chấp sự mất giá của USD trên thế giới, người dân, doanh nghiệp vẫn găm giữ USD. Việc găm giữ này, xét trên góc độ kinh tế, xã hội là do tình trạng đơ la hóa của Việt Nam ngày càng trầm trọng, hiện đã ở khoảng 23%.

Sự bất ổn định của tỷ giá trong ba tháng đầu năm 2011 là kết quả của chắnh sách tỷ giá năm 2010 để lại. Áp lực của thị trường ngoại hối đè nặng lên vai những người điều hành chắnh sách tỷ giá vào những tháng cuối năm 2010 và đầu năm 2011. Điều chỉnh tăng tỷ giá USD tới 9,3% cùng với việc siết biên độ từ +/-3%

xuống còn +/-1%, năm 2011 được xem là một năm thành công của chắnh sách điều hành tỷ giá của NHNN. Bên cạnh việc điều chỉnh tỷ giá theo tắn hiệu thị trường, NHNN cũng đã áp dụng các biện pháp hành chắnh khác như áp trần lãi suất huy động USD của các ngân hàng thương mại từ 6% về còn dưới 2%, thực hiện kết hối và mở rộng đối tượng kết hối, xử lý một loạt các giao dịch ngoại hối bất hợp pháp trên thị trường tự do. Tất cả những biện pháp hành chắnh mạnh tay đó cộng với chênh lệch lãi suất VND và USD cao đã giúp nguồn USD từ thị trường chuyển sang VND một cách hiệu quả, giúp bình ổn thị trường ngoại hối.

Nhìn lại diễn biến tỷ giá VND/USD trong năm 2012 cho thấy, trong 6 tháng đầu năm tỷ giá VND/USD có xu hướng tăng nhẹ khoảng 0,55%. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng tiếp tục được duy trì ở mức 20.828 VND/1 USD. Còn 6 tháng cuối năm, biến động tỷ giá VND/USD duy trì ở mức độ ổn định và giảm dần. Những quyết sách rõ ràng và minh bạch của NHNN trong công tác điều hành chắnh sách tỷ giá, cùng với diễn biến khả quan của cung - cầu ngoại tệ trong nền kinh tế, góp phần quan trọng tạo nên thặng dư của cán cân tổng thể trong nửa đầu năm 2012 tiếp tục duy trì xu thế ổn định vào cuối năm.

Bảng 2.3: Tỷ giá giao dịch bình quân VND/ USD bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng từ năm 2007 - 2012

Năm Tỷ giá (VND/ USD)

Tăng (giảm) tỷ giá so với năm trước (%)

Lạm phát (%) 2007 16.125 +0.97 12.6 2008 17.486 +6.31 22 2009 18.479 +10.07 6.88 2010 19.500 +9.68 11.75 2011 19.750 +2.2 18.68 2012 20.950 +6.0 6.81

2.2.2 Tình hình thanh tốn của ngoại tệ.

Thị trường ngoại tệ tại khu vực Tp. HCM trong thời gian qua luôn tồn tại song song hai thị trường: thị trường chắnh thức bao gồm hoạt động giao dịch của thị trường liên ngân hàng và hoạt động mua bán giữa hệ thống ngân hàng với khách hàng; thị trường tự do. Sự tồn tại của thị trường tự do có những tác động tiêu cực đến cung cầu ngoại tệ của hệ thống ngân hàng và của nền kinh tế.

Trong những năm qua, thâm hụt cán cân đã được thu hẹp đáng kể do gia tăng lượng kiều hối chuyển về trong nước và dòng vốn đầu tư chảy vào ngày càng tăng đã phần nào tài trợ cho thâm hụt thương mại. Tình hình trên cho thấy cung lớn hơn cầu ngoại tệ, và tỷ giá VND/ USD có xu hướng giảm xuống, VND tăng giá. Tuy nhiên, trên thực tế VND có xu hướng giảm giá.

Bảng 2.4 : Tình hình xuất nhập khẩu tại khu vực Tp. HCM từ năm 2007 - 2012 ĐVT: Triệu đô la ĐVT: Triệu đô la

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu So sánh 2007 18311,8 14995,8 3316 2008 22334,4 18326,1 4008,3 2009 20100,9 21987,5 -1886,6 2010 20967,4 21063,5 -96,1 2011 26868,4 27524,3 -655,9 2012 21567,2 26135,8 -4568,6 Nguồn: Cục Thống kê Tp.HCM

Từ bảng số liệu, chúng ta nhận thấy khu vực Tp. HCM là một thành phố có nền kinh tế nhập siêu, thường xuyên thâm hụt cán cân thương mại.

Năm 2011, tổng kim nghạch xuất nhập khẩu hàng hóa (khơng tắnh dầu thơ) đạt 47.131 triệu USD, tăng 7.579,7 triệu USD so với 2010 (tăng 19.2%). Tổng kim nghạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện 26.868,4 triệu USD, tăng 19,1% so với năm 2010. Tổng kim nghạch nhập khẩu hàng hóa đạt 27.524,3 triệu USD, tăng 25,4% so với năm 2010.

Năm 2012, tổng kim nghạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2012 (khơng tắnh dầu thô) đạt 47.702,9 triệu USD. Tổng kim nghạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện 29.963 triệu USD, tăng 6,3% so với năm 2011.

Cùng với sự phát triển kinh tế và mở cửa, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, hiện nay khu vực Tp.HCM thu hút một lượng lớn ngoại tệ từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó đáng kể là kim nghạch xuất khẩu, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (đầu tư trực tiếp nước ngoài Ờ FDI, đầu tư gián tiếp nước ngoài Ờ FII), vốn tài trợ phát triển chắnh thức (ODA), kiều hối và dịch vụ du lịch.

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Mở cửa giao dịch vốn đã mang lại cho khu vực Tp. HCM cơ hội tiếp cận với nguồn vốn lớn, bù đắp những thiếu hụt của nguồn cung vốn trong quá trình phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế hiện tượng đô la hóa tại khu vực TP HCM (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)