Thành lập:
Ngân hàng TMCP An Bình được thành lập theo giấy phép số 535/GP-UB do UBND TP.HCM cấp vào ngày 13 tháng 5 năm 1993
Quá trình phát triển:
Năm 2002 - 2004: Từ một ngân hàng nông thôn, ABBANK được nâng cấp thành ngân hàng quy mơ đơ thị và đã có những bước tiến khá dài. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, ABBANK tiến hành cải cách mạnh mẽ về cơ cấu và nhân sự để tập trung vào chuyên ngành kinh doanh ngân hàng thương mại. Từ vốn điều lệ 5 tỷ đồng năm 2002, đến năm 2004 ABBANK đã có vốn điều lệ lên 70,04 tỷ đồng.
Năm 2005: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trở thành cổ đông chiến lược của ABBANK. Các cổ đông lớn khác gồm: Tổng cơng ty tài chính Dầu Khí (PVFC), Tổng cơng ty Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (GELEXIMCO).
Năm 2008: ABBANK triển khai thành công phần mềm ngân hàng lõi (core banking) vào hoạt động trên tồn hệ thống. Maybank chính thức trở thành cổ đơng chiến lược nước ngồi của ABBANK với tỷ lệ sở hữu là 15%. ABBANK tăng vốn điều lệ lên 2.705 tỷ đồng.
Năm 2010: ABBANK phát hành thành công trái phiếu với tổng mệnh giá 600 tỷ đồng cho Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) và ngân hàng Maybank. Maybank duy trỉ tỷ lệ sổ hữu cổ phần 20% tại ABBANK. Tháng 12/2010, ABBANK tăng vốn điều lệ lên 3.831 tỷ đồng.
Năm 2012: Mạng lưới ABBANK đạt trên 140 điểm giao dịch phủ khắp 29 tỉnh thành trên toàn quốc. ABBANK thực hiện tái cấu trúc ngân hàng với tư vấn của Deloitte và đã hoàn thành cơ cấu tổ chức mới cho các khối Hội sở.
Tình hình hoạt động:
Với bề dày kinh nghiệm 20 năm hoạt động tại thị trường tài chính Việt Nam, ABBANK được đánh giá là một trong những ngân hàng có sự phát triển mạnh mẽ và bền vững trong nhiều năm gần đây.
ABBANK có nguồn lực tài chính vững mạnh và cơ cấu quản trị theo thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, ABBANK có những cổ đông chiến lược lớn trong nước và nước ngoài như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tập đồn GELEXIMCO và cổ đơng chiến lược nước ngoài Maybank - ngân hàng lớn nhất Malaysia, và các đối tác khác như Cơng ty tài chính Quốc tế (IFC). Mỗi cổ đông chiến lược hiện đang nắm giữ tỷ lệ vốn góp tại ABBANK khoảng 20%.
Với vốn điều lệ 4.200 tỷ đồng và mạng lưới lên tới 140 điểm giao dịch, ABBANK tự hào phục vụ hàng trăn ngàn khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp tại 29 tỉnh thành trên toàn quốc.
Với định hướng phát triển trở thành một ngân hàng bán lẻ, định vị sự khác biệt của ABBANK trên thị trường tài chính là một ngân hàng thân thiện với cộng đồng. Sự thân thiện, chuyên nghiệp và tận tâm của đội ngũ nhân viên là tiêu chí và kim chỉ nam cho hoạt động của ABBANK. Chọn phương châm kinh doanh là “Trao giải pháp – Nhận nụ cười”, ABBANK mong muốn trở thành địa chỉ tin cậy mang đến những giải pháp tài chính hiệu quả và nhận được nụ cười, sự hài lòng của khách hàng sau mỗi lần giao dịch.
Hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ của ABBANK đã được khẳng định qua kết quả nghiên cứu của Công ty nghiên cứu thị trường Định hướng FTA (Thành viên của Hiệp hội Nghiên cứu Thị Trường Mỹ MRA) năm 2011: 100% khách hàng
cá nhân và 90% khách hàng doanh nghiệp hài lòng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của ABBANK.
Thành tích và giải thƣởng
Thương hiệu ABBANK được khẳng định và công nhận bởi nhiều danh hiệu và giải thưởng uy tín:
Ngân hàng Thanh tốn quốc tế xuất sắc 6 tháng đầu năm 2012 do Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ) trao tặng.
Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500)
Thương hiệu mạnh Việt Nam do thời báo kinh tế Việt Nam phối hợp với cục xuất tiến Thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức năm 2012,…
Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại cổ phần
An Bình từ năm 2010 đến năm 2012
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP An Bình từ 2010 đến 2012
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1.Thu nhập lãi và các khoản thu nhập
tương tự 3,280,061 5,053,143 4,649,672
2.Chi phí lãi và các chi phí tương tự (2,096,998) (3,223,598) (2,980,993)
I.Thu nhập lãi thuần 1,183,063 1,829,545 1,668,679
3.Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 234,208 181,305 160,396 4.Chi phí hoạt động dịch vụ (101,009) (170,650) (61,599)
II.Lãi/lỗ từ hoạt động dịch vụ 133,199 10,655 98,797 III.Lãi/lỗ từ hoạt động kinh doanh
ngoại hối (6,913) (14,743) (30,461) IV.Lãi/lỗ từ mua bán chứng khoán
kinh doanh (36,966) (4,839) 395 V.Lãi/lỗ từ mua bán chứng khoán
đầu tƣ 29,658 (54,908) (3,444)
5.Thu nhập từ hoạt động khác 2,444 4,928 8,957
6.Chi phí hoạt động khác (5,722) (3,421) (5,476)
VII. Thu nhập từ góp vốn mua cổ
phần 23,711 62,678 20,212 VIII. Chi phí quản lý doanh nghiệp (591,306) (859,401) (1,095,221) IX. Thu nhập thuần trƣớc dự phòng
cho các khoản lỗ tín dụng 731,168 970,494 662,438 X. Dự phịng cho các khoản lỗ tín
dụng (93,596) (570,017) (170,490) XI. Lợi nhuận trƣớc thuế 637,572 400,477 491,948 XII. Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành (160,206) (86,566) (119,252) XIII.Lợi nhuận sau thuế 477,366 313,911 372,696 XIV.Tỷ lệ giảm lợi nhuận sau thuế (34.24%)
(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP An Bình năm 2010, 2011, 2012) Bảng 2.1 cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP An Bình chưa thật sự tốt, và có dấu hiệu giảm sút. Tình hình kinh doanh năm 2011 sụt giảm khá mạnh so với năm 2010 (lợi nhuận trước thuế năm 2011 giảm 237,095 triệu đồng so với năm 2010 (tương đương giảm 37.19%). Nguyên nhân của sự sụt giảm này được lý giải do chi phí dự phịng cho các khoản lỗ tín dụng tăng quá cao (từ 93,596 triệu đồng năm 2010 lên 570,017 triệu đồng năm 2011, tương đương tăng 509%). Do đó, mặc dù lợi nhuận trước thuế của ngân hàng TMCP An Bình năm 2011 là 970,494 triệu đồng, tăng 239,326 triệu đồng so với năm 2010 (tương đương tăng 32.73%) nhưng lợi nhuận trước thuế năm 2011 lại thấp hơn so với năm 2010. Năm 2012 mặc dù lợi nhuận trước dự phịng các khoản lỗ tín dụng giảm sút khá mạnh so với năm 2011 (giảm 308,056 triệu đồng, tương đương giảm 32%), tuy nhiên do chi phí dự phịng cho các khoản lỗ tín dụng giảm khá mạnh so với năm 2011, do đó lợi nhuận trước thuế có phần tăng cao hơn so với năm 2011 (tăng 91,471 triệu đồng, tương đương tăng 22.84%).
Ngoài ra, căn cứ vào bảng số liệu cho thấy, thu nhập chủ yếu của ngân hàng An Bình chủ yếu từ thu nhập lãi thuần, đạt tỷ lệ rất cao so với lợi nhuận trước thuế (tỷ lệ từ thu nhập lãi thuần so với lợi nhuận trước thuế lần lượt từ năm 2010 đến 2012 là: 186%, 457% và 339%), kế đó là thu nhập từ hoạt động dịch vụ (tỷ lệ thu nhập từ
hoạt động dịch vụ/lợi nhuận trước thuế từ năm 2010 đến 2012 lần lượt là: 21%, 3% và 20%), các nguồn thu nhập còn lại khác chiếm tỷ trọng cũng rất thấp và có trường hợp thường xuyên lỗ như: thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, thu nhập từ kinh doanh chứng khoán đầu tư, chứng khoán kinh doanh.