Kinh nghiệm huy động vốn của một số ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt NAm trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 28 - 31)

5 Kết cấu dự kiến của luận văn nghiên cứu

1.4. Kinh nghiệm huy động vốn của một số ngân hàng

Với những sản phẩm huy động linh hoạt và phong phú của CitiBank, Standard Chartered Bank và ANZ Bank là cở sở để chúng ta rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đó là cần phải đầu tư nhiều hơn đối với phân cấp khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm và nâng cấp hệ thống cơng nghệ của ngân hàng.

Qua việc phân cấp khách hàng họ sẽ có các chính sách sao cho thật phù hợp với đặc điểm và tính cách của từng nhóm khách hàng. Từ nghiên cứu và phân cấp khách hàng, mỗi ngân hàng sẽ đưa ra các loại sản phẩm khác nhau để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng nên việc đa dạng hoá sản phẩm là yếu tố tất nhiên. Với sự hỗ trợ của công nghệ sẽ giúp ngân hàng giảm được rất nhiều công việc, bản thân những nhà quản lý và nhân viên sẽ được giải phóng khỏi những cơng việc tỷ mỷ, máy móc để đầu tư thời gian cho phân tích và tìm kiếm khách hàng.

Các NHTM cần tiếp tục sử dụng và hồn thiện dần các hình thức huy động hiện có như đa dạng hóa kỳ hạn đi kèm chính sách lãi suất như: tiền gửi với lãi suất bậc thang, mở ra khả năng chuyển nhượng sổ tiền gửi, thực hiện gửi một nơi rút nhiều nơi. Đây là nguồn vốn cơ bản và ổn định cho NHTM.

Nghiên cứu áp dụng thêm nhiều hình thức huy động mới như loại tiền gửi hưu trí, tiết kiệm có mục đích, tài khoản phát hành séc,...hoặc cho phép dịch chuyển tiền gửi tiết kiệm sang tài khoản phát hành séc để bù đắp thấu chi qua sự ủy quyền của khách hàng,...

Các NHTM cũng cần cải tiến giờ giấc làm việc để thuận tiện cho người gửi và người rút tiền.

Tiếp tục khai thác nguồn vốn huy động qua phát hành các loại chứng từ có giá với thời hạn và lãi suất hợp lý như các loại chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài có thể chuyển nhượng hoặc không chuyển nhượng,...

Các NHTM cần tạo nên sự gắn kết giữa tiền gửi huy động dân cư với tín dụng tiêu dùng.

Để giải quyết nhu cầu về nguồn vốn trung, dài hạn với qui mô lớn, các NHTM cần vận dụng linh hoạt hơn hình thức cho vay hợp vốn mà NHNN đã ban hành. Điều này không chỉ đáp ứng được khả năng còn giới hạn về nguồn vốn trung, dài hạn ở mỗi ngân hàng mà cịn góp phần phân tán rủi ro một cách hiệu quả. Để thực hiện biện pháp này, ngoài sự chủ động của các NHTM, cịn cần đến sự can thiệp từ phía NHNN thông qua những quy định cụ thể về qui mơ tín dụng của dự án để tiến hành hợp vốn giữa các NHTM.

Các NHTM cần cung ứng với chất lượng cao các dịch vụ đi kèm sản phẩm tiền gửi, trong đó nhóm dịch vụ quan trọng nhất là chuyển tiền và thanh tốn, để có thể có được nguồn tiền gửi với chi phí thấp và khơng chịu nhiều áp lực từ lãi suất.

KẾT LUẬN

Như vậy, chương I đã tìm hiểu những vấn đề về lý luận về hoạt động huy động vốn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trên cơ sở đó đưa ra một số nhân tố

ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để Đề Tài vận dụng vào giải thích thực trạng huy động vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BRVT 2.1 Giới thiệu về ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt NAm trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 28 - 31)