Tỷ trọng các loại vốn huy động với nhu cầu sử dụng vốn của ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt NAm trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 41)

5 Kết cấu dự kiến của luận văn nghiên cứu

2.3 Phân tích thực trạng huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát

2.3.2 Tỷ trọng các loại vốn huy động với nhu cầu sử dụng vốn của ngân

Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn vay, dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, khoảng 70% tổng dư nợ. Số còn lại khoảng 30% là dư nợ trung và dài hạn. Trong khi đó, nguồn huy động dưới 12 tháng bình quân khoảng 95% tổng huy động. Sự lệch pha này sẽ dẫn đến dùng vốn ngắn hạn tài trợ cho dự án trung và dài hạn, hậu quả là nguy cơ rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và rủi ro về lãi suất.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT đã và đang khắc phục hạn chế nhất định trong công tác huy động vốn. Tỷ trọng nguồn vốn huy động được từ Dân cư liên tục tăng lên năm 2010 là 1019 tỷ, năm 2011 là 1387 tỷ và năm 2012 là 1438 tỷ. Tỷ trọng nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng cũng có chiều hướng giảm xuống năm 2010 là 38 tỷ, năm 2011 là 14 tỷ, năm 2012 là 18 tỷ. điều nay cho thấy sự ổn định của nguồn vốn huy động.

2.3.3. Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Huy động vốn và sử dụng vốn được coi là hai hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của một ngân hàng. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn còn được thể hiện ở kỳ hạn, loại tiền và mức chi phí huy động. hiểu được mối quan hệ giữa huy động vốn

1.703 – 1.290

Tốc độ tăng trưởng vốn HĐ năm 2011 = x 100% = 32%

1.290

1.711 – 1.703

Tốc độ tăng trưởng vốn HĐ năm 2012 = x 100% = 0,47%

và sử dụng vốn thì ngân hàng mới có thể có được lãi suất, kỳ hạn và loại tiền huy động phù hợp đảm bảo lợi nhuận ngân hàng thu được là lớn nhất.

Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn vay, dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, khoảng 70% tổng dư nợ. Số còn lại khoảng 30% là dư nợ trung và dài hạn. Trong khi đó, nguồn huy động dưới 12 tháng bình quân khoảng 95% tổng huy động. Sự lệch pha này sẽ dẫn đến dùng vốn ngắn hạn tài trợ cho dự án trung và dài hạn, hậu quả là nguy cơ rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và rủi ro về lãi suất.

Nguồn vốn huy động tăng chủ yếu ở nội tệ, tuy nhiên do bất ổn kinh tế vĩ mơ người dân có xu hướng chuyển sang ngoại tệ, năm 2012 do chính sách vĩ mơ giảm lãi suất tiền ngoại tệ nên diễn ra xu hướng ngược lại.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT đã có được những thành cơng đáng khích lệ trong cơng tác huy động vốn. tổng nguồn vốn huy động tăng liên tục qua các năm, năm sau cao hơn năm trước đảm bảo nhanh vững chắc. Ngân hàng đã tự chủ về nguồn vốn để đáp ứng công tác sử dụng vốn tại tỉnh BRVT mà còn hỗ trợ nguồn vốn ngược lại cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cũng như các khu vực khác.

Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT qua các năm 2010 đến 2012.

(Đvt: tỷ đồng)

Năm

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nguồn vốn huy động 1290 1703 1711 Nguồn vốn sử dụng 744 938 988 ± Vốn huy động/ cho vay + 546 + 765 + 723 Tỷ lệ đáp ứng 173,38% 181,56% 173,18%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT năm 2010, 2011 và 2012.

2.3.4. Chi phí huy động vốn

Chi phí huy động vốn là tồn bộ số tiền ngân hàng phải bỏ ra để có được số vốn đó, bao gồm chi phí trả lãi và các chi phí khác. Để phục vụ cho việc quản lý chi phí huy động vốn và xác định các mức lãi suất tiền gửi, tiền vay một cách hợp lý, các ngân hàng thường tính tồn lãi suất huy động vốn bình qn, được tình bằng cơng thức:

Cách tính này gặp phải một số nhược điểm như khơng bao gồm các chi phí liên quan đến việc huy động vốn và không thể dùng làm cơ sở quyết định sẽ lựa chọn nguồn vốn nào để huy động. Để khắc phục, ta có thể sử dụng cơng thức:

189

Lãi suất huy động bình quân gia quyền năm 2010 = = 14.65% 1290

128

Lãi suất huy động bình quân năm 2010 = = 9,9% 1290

142

Lãi suất huy động bình quân năm 2011 = = 8,33% 1703

175

Lãi suất huy động bình quân năm 2012 = = 10,23% 1711

185

Lãi suất huy động bình quân gia quyền năm 2011 = = 10.86% 1703

216

Lãi suất huy động bình quân gia quyền năm 2012 = = 12.62% 1711

2.3.5. Chi tiêu lợi nhuận:

Lợi nhuận năm 2011 tăng 222% so với năm 2010, lợi nhuận năm 2012 tăng 51,7% so với năm 2011. Nhu vậy NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT đạt mức tăng trưởng lợi nhuận rất cao đặc biệt là năm 2011. Qua đó cho ta thấy công tác huy động vốn trong năm 2011 rất hiệu quả, chi phí trả lãi cịn thấp hơn năm 2010 cho dù nhu cầu sử dụng vốn năm 2011 cao hơn năm 2010. Năm 2012 ngân hàng vẫn đạt mức tăng trưởng lợi nhuận khá cho thấy hoạt động huy động vốn năm 2012 vẫn rất hiệu quả.

2.4 Đánh giá công tác huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT. Nông thôn Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT.

Thông qua việc phân tich SWOT của NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT giúp ta nhận ra những nhân tố nội tại: điểm mạnh, điểm yếu và các nhân tố bên ngoài như cơ hội và thách thức so với các đối thủ cạnh tranh và nhận ra các yếu tố nền tảng của NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT

2.4.1 Điểm mạnh

NHNo & PTNT Việt Nam có lịch sử phát triển lâu dài 25 năm (1988 – 2013). Agribank là ngân hàng thương mại 100% vốn Nhà nước, hiện có mạng lưới hoạt động gần 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch trong nước, 2.100 máy ATM và 1 chi nhánh ở nước ngoài (Campuchia); tổng số cán bộ nhân viên 42.000 người, tổng tài sản 617 ngàn tỷ đồng, tổng nguồn vốn 557 ngàn tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế 480 ngàn tỷ đồng.

Trên địa bàn Bà Rịa-Vũng Tàu, mạng lưới của Agribank phủ khắp toàn tỉnh với 2 chi nhánh cấp 1 (TP.Vũng Tàu và TP.Bà Rịa), 6 chi nhánh cấp 2 ở các huyện với gần 50 phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm và 30 máy giao dịch tự động ATM.

Hệ thống Agribank chiếm gần 50% thị phần khu vực nông nghiệp-nông thôn trên địa bàn tỉnh BRVT, giữ vai trị chủ lực trong cung ứng vốn tín dụng xây dựng nơng thơn mới. Đến đầu năm 2013, tổng doanh số cho vay nơng nghiệp - nơng thơn tồn tỉnh 5.827 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay nông nghiệp - nông thôn 4.746 tỷ đồng, trong đó dư nợ của Agribank 2.066 tỷ đồng, chiếm 44% tổng dư nợ, cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản (tín chấp) chiếm khoảng 20 % dư nợ.

Ngân hàng tập trung vào việc đem lại một dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng, thành lập một bộ phận chuyên quản lý dịch vụ khách hàng, thu thập phản hồi và giải quyết khiếu nại từ khách hàng ngay lập tức.

Ngân hàng có hệ thống kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, áp dụng hệ thống lõi ngân hàng, hệ thống thông tin giao tiếp tiên tiến: sử dung email, internet, để truyền đạt thông tin nội bộ và thông tin cho khách hàng.

Từ năm 2010 đến nay, cùng với việc triển khai thành cơng chương trình SIBS áp dụng trên toàn hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT theo dự án hiện đại hóa ngân hàng, cơng tác huy động vốn của NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT đã có nhiều bước phát triển mới. Khách hàng có thể giao dịch “gởi một nơi, lĩnh nhiều nơi” tại tất cả các điểm giao dịch của NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT đối với sản phẩm tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm. Nguồn vốn huy động luôn giữ được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định (tốc độ huy động vốn bình quân giai đoạn 2010-2012 đạt xấp xỉ 20%).

NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT luôn cố gắng tìm mọi biện pháp để khơi tăng nguồn vốn huy động như đề ra nhiều loại kỳ hạn với những hình thức trả lãi khác nhau, mở rộng các hình thức huy động tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá.... Đồng thời, NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT cũng huy động được một khối lượng vốn lớn từ các định chế tài chính và các TCTD trong nước để bổ sung nguồn vốn kinh doanh.

Các sản phẩm dịch vụ ngày càng mở rộng, NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT có mạng lưới chi nhánh rộng khắp phủ khắp các huyện, xã trên toàn tỉnh, tạo cơ hội phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng nhằm nắm bắt nhiều cơ hội kinh doanh hơn và thu hút được nhiều khách hàng hơn, mở rộng thị trường và phát triển hoạt động kinh doanh nhất là trong lĩnh vực huy động vốn.

NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT luôn đảm bảo tuân thủ đúng quy định về an toàn thanh khoản của NHNN, NHNo & PTNT Việt Nam. Hiện nay, NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT quản lý thanh khoản hàng ngày, dựa trên chiến lược đã được NHNo & PTNT Việt Nam phê duyệt, các hạn mức và giới hạn thanh khoản được ban lãnh đạo thông qua. Quản lý thanh khoản ngắn hạn

được thực hiện căn cứ vào báo cáo khe hở kỳ hạn thanh toán (cung thanh khoản – cầu thanh khoản), dự đoán các khoản mục trên bảng tổng kết tài sản, từ đó đưa ra quyết định thích hợp. Quản lý thanh khoản dài hạn được thực hiện thông qua quy định giới hạn các chỉ số thanh khoản rút ra từ bảng tổng kết tài sản và có biện pháp thực hiện mục tiêu đó.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực của NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT trong thời gian gần đây đã rất linh hoạt giúp phát huy được hiệu suất làm việc và xây dựng nên diện mạo mới năng động cho toàn bộ mạng lưới NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT. Tính đến 31/12/2012, NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT có tỷ lệ cán bộ ở độ tuổi dưới 30 là 50 %, tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học là 80%.

2.4.2 Điểm yếu và hạn chế

Hệ thống mạng lưới ngân hàng rộng lớn nhưng tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên chưa cao.

Các Sản phẩm chưa nhiều và vẫn có nhiều hạn chế chưa đáp ứng hết nhu cầu của khách hàng.

Hệ thống cơng nghệ thơng tin cịn chưa đồng bộ, hệ thống máy rút tiền tự động ATM cịn ít so với nhu cầu giao dịch của khách hàng.

Kênh tiếp thị, quảng cáo của ngân hàng cũng còn hạn chế.

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động huy động vốn của NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT cịn nhiều hạn chế phải khắc phục để có thể tăng trưởng nguồn vốn huy động theo định hướng hoạt động ngân hàng.

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn có xu hướng chậm lại. Ngoài ra, cơ cấu nguồn vốn huy động chưa hợp lý, thiếu ổn định, chưa khai thác mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.

Sản phẩm dịch vụ ngân hàng của NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT cịn kém đa dạng, tính tiện lợi chưa cao, chưa thiết kế riêng biệt cho từng đối tượng khách hàng khác nhau. Các hình thức bán chéo sản phẩm tuy đã áp dụng nhưng chưa thật sự thu hút sự quan tâm của khách hàng. Thủ tục gửi tiền, lĩnh tiền còn khá phức tạp làm kéo dài thời gian giao dịch cũng như tạo tâm lý không thoải mái, e

ngại cho khách hàng. Một số chi nhánh cịn có thái độ cục bộ với khách hàng của chi nhánh khác cùng hệ thống của NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT.

Chất lượng các dịch vụ hỗ trợ cho huy động vốn còn nhiều hạn chế: Chưa huy động được nhiều nguồn vốn dài hạn.

Dịch vụ thanh toán: tốc độ xử lý các giao dịch khác hệ thống và quốc tế còn chậm, chưa chú trọng quảng bá, giới thiệu dịch vụ chuyển tiền quốc tế đến khách hàng. Dịch vụ thẻ: tình trạng máy ngừng phục vụ vì nguyên nhân chủ quan như hết tiền, hết giấy còn diễn ra khá phổ biến. Thẻ thanh toán NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT chỉ thanh toán trong được trong nước và mới chỉ cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tiện ích cơ bản, chưa có các dịch vụ gia tăng đặc thù, nổi trội để thu hút khách hàng.

Dịch vụ ngân hàng hiện đại: tính năng của các dịch vụ BSMS, Home banking, Direct Banking mới chỉ ở mức độ thông tin cho khách hàng, chưa thể hiện được chức năng của kênh phân phối hiện đại như giúp khách hàng chủ động thanh tốn hóa đơn, chuyển khoản ….

Hoạt động marketing chưa được cải thiện, kênh phân phối hầu hết là truyền thống. Cơ sở hạ tầng công nghệ thơng tin cịn nhiều hạn chế. Tình trạng nghẽn mạch, lỗi, rớt mạng trong xử lý giao dịch với khách hàng còn xảy ra thường xuyên. Đặc biệt là vào các thời điểm cao điểm như cuối tháng, các ngày trước ngày nghỉ lễ, Tết ...... điều này khơng những làm khách hàng khơng hài lịng mà cịn có thể gây rủi ro tác nghiệp cho ngân hàng.

Nguyên nhân những tồn tại: Nguyên nhân khách quan

Trong những năm qua, tuy nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thể giới, bất động sản đóng băng, tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, diễn biến phức tạp của thị trường vàng, ngoại hối .... tạo tâm lý e dè cho người dân khi gửi tiền có kỳ hạn vào ngân hàng.

Hệ thống luật pháp chưa đồng bộ và thiếu nhất quán, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập kinh tế về ngân hàng.

Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường: trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng có chức năng huy động tiền gửi làm cho thị phần của mỗi ngân hàng có nguy cơ bị thu hẹp lại. Trong quá trình cạnh tranh để tạo lập và mở rộng thị phần, thu hút được vốn, các tổ chức này đua nhau tăng lãi suất huy động không dựa trên cơ sở cung – cầu về vốn làm cho mặt bằng lãi suất trên thị trường tăng lên, gây khó khăn cho cơng tác huy động vốn.

Nguyên nhân chủ quan

Chiến lược huy động vốn của NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT chưa được quán triệt và triển khai triệt để trên toàn hệ thống. Ý thức về tầm quan trọng của công tác huy động vốn cịn chưa được từng cán bộ cơng nhân viên nhận thức đầy đủ. Ở cấp chi nhánh cịn có sự khơng thống nhất, thiếu sự hỗ trợ giữa các phòng ban, bộ phận trong việc thu hút, phát triển nguồn vốn huy động.

Mặc dù NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT đã thực hiện thành công dự án hiện đại hóa ngân hàng nhưng với mạng lưới hoạt động ngày càng được mở rộng dẫn đến việc xử lý dữ liệu truyền tải qua hệ thống máy chủ thường xuyên bị quá tải, lỗi so với dung lượng dự kiến ban đầu.

Công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới của NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT chưa được phát huy đúng tầm. NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT chưa có sản phẩm mới mang tính đột phá thật sự, mang dấu ấn đặc trưng của thương hiệu NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT. Các sản phẩm được triển khai thường chậm hơn so với các ngân hàng bạn.

Diện mạo và cơ sở vật chất hạ tầng tại một số điểm giao dịch, đặc biệt là các phòng giao dịch chưa thật sự tạo ấn tượng tốt với khách hàng từ cái nhìn ban đầu. Ngồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt NAm trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)