.4 Thách thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt NAm trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 50 - 54)

5 Kết cấu dự kiến của luận văn nghiên cứu

2.4 .4 Thách thức

Chính sách tiền tệ chặt chẽ: Khả năng tiếp tục giảm trần lãi suất: Theo Nghị quyết của Quốc hội cũng như chủ trương chung của Chính phủ và NHNN, chính sách tiền tệ năm 2013 sẽ tiếp tục được định hướng chặt chẽ nhưng sẽ giảm dần lãi suất để tháo gỡ khó

khăn cho doanh nghiệp. Do đó, khi lạm phát các tháng gần đây đang có xu hướng giảm, khả năng giảm trần lãi suất vào đầu năm sau là hồn tồn có thể. Việc sử dụng mệnh lệnh hành chính để buộc các ngân hàng chỉ được huy động với lãi suất khơng vượt q trần có lẽ chỉ là giải pháp mang tính tình thế, khó có thể duy trì được lâu dài, nói cách khác đây là giải pháp khơng mang tính thị trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, NHNN vẫn cần thiết phải sử dụng giải pháp mạnh tay này để đạt được những mục tiêu về kinh tế lớn hơn. Theo đó, đây sẽ là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến các ngân hàng tiếp tục gặp khó khăn trong việc thu hút tiền gửi VND. Thêm vào đó, chính sách tiền tệ thận trọng cũng khiến nguồn cung tiền ra thị trường hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến thanh khoản của các ngân hàng.

Quy mơ được phép tăng trưởng tín dụng hạn hẹp: Cũng theo định hướng của NHNN, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2013 nhiều khả năng chỉ ở mức 12-15%, nếu khơng tính năm 2012 thì đây là mức thấp nhất kể từ năm 2003. Thực tế hiện nay, tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống ở mức rất thấp nên quy mơ tín dụng được phép tăng trong năm 2013 cho các ngân hàng được tính trên con số này sẽ khá hạn hẹp. Việc áp dụng linh hoạt mức tăng trưởng tín dụng đối với từng ngân hàng cụ thể được nhiều chuyên gia kinh tế ủng hộ, song NHNN vẫn chưa có phản hồi chính thức nào về đề xuất này. Theo đó, các ngân hàng vốn phát triển chủ yếu dựa vào mở rộng tín dụng nhanh sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng có thể giảm đáng kể.

Ngồi ra, NHNN cũng đưa ra chính sách u cầu tất cả các tổ chức tín dụng phải dành 20% tổng dư nợ cho khu vực nông nghiệp và nơng thơn, những ngân hàng khơng có lợi thế trong lĩnh vực này sẽ phải chuyển số vốn tương đương cho Agribank để thực hiện giải ngân.

Cầu tín dụng giảm: Kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2013 được dự báo cịn nhiều khó khăn khiến người dân thắt chặt chi tiêu, cầu tiêu dùng giảm gián tiếp ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, cầu tiêu dùng giảm cũng khiến doanh nghiệp tiếp tục phải thu hẹp sản xuất hoặc hoạt động cầm chừng. Như vậy, cầu tín dụng sản xuất và cầu tín dụng tiêu dùng năm 2013 dự kiến bị thu hẹp, tín dụng phát sinh mới khá hạn chế trong khi ngân hàng đang triệt để thu hồi nợ xấu, lợi nhuận từ mảng tín dụng của ngân hàng dự kiến sẽ không tăng trưởng mạnh.

Nợ xấu và xử lý nợ xấu: sẽ tiếp tục là vấn đề nóng trong năm 2013 khi tỷ lệ nợ xấu thực tế được cho là lớn hơn nhiều so với mức trên 3% tổng dư nợ mà NHNN công bố cuối tháng 8/2011. Bên cạnh đó, từ ngày 1/4/2012, NHNN sẽ chính thức cơng bố đều đặn 5/12 chỉ tiêu an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng gồm CAR, ROA, ROE, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự nợ trong từng lĩnh vực. Theo đó, việc chính thức cơng khai tỷ lệ nợ xấu của tồn hệ thống có thể có những ảnh hưởng nhất định đến niềm tin của người dân vào tính an tồn của hệ thống ngân hàng. Hiện tại, ngồi các khoản trích lập dự phịng có sẵn tại các ngân hàng, vấn đề xử lý nợ xấu vẫn chưa có lời giải cụ thể và sẽ là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng hiện nay và tương lai của các ngân hàng trong những năm tới.

Cạnh tranh từ khối ngoại: Mặc dù các quy định hạn chế đối với ngân hàng nước ngoài (vốn điều lệ, tổng tài sản, thời hạn hoạt động, hình thức, lĩnh vực hoạt động) đã được dỡ bỏ vào năm 2011 theo lộ trình sau khi Việt Nam gia nhập WTO, song do kinh tế thế giới cịn gặp nhiều khó khăn nên mức độ phát triển của các ngân hàng ngoại năm 2011 vẫn hạn chế. Dự kiến, sự phát triển bùng nổ, cạnh tranh gay gắt về các mảng như ngân hàng bán lẻ, tài trợ thương mại, kinh doanh vốn, ngoại tệ của ngân hàng ngoại sẽ tiếp tục diễn ra từ năm 2012,2013 trở đi.

Số lượng tội phạm kinh tế ngày càng gia tăng, đặc biệt là tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, làm ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh, bảo mật thông tin của ngân hàng. Ngoài ra, các tội phạm ở những lĩnh vực kinh doanh phi pháp khác cũng lợi dụng ngân hàng để rửa tiền, biến những đồng tiền phi pháp thành đồng tiền “sạch” qua các kênh đâu tư khác nhau.

KẾT LUẬN

Chương 2 đã phân tích và đánh giá thực trạng huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam trên địa bàn tỉnh BRVT thông qua việc đánh giá chung kết quả hoạt động của ngân hàng trong những năm gần đây. Đồng thời, Đề Tài cũng đưa ra nhận xét và đánh giá về những kết quả mà ngân hàng đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân gây ra những hạn chế đó. Đây chính là cơ sở quan trọng để Đề

Tài đưa ra những giải pháp, kiến nghị để khắc phục những vấn đề còn tồn tại của ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng trong các năm tới.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BRVT 3.1. Mơ hình nghiên cứu đề nghị và các giả thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt NAm trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 50 - 54)