3.2 Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng của
3.2.1.7 Hiện đại hoá và tăng cường quản trị rủi ro, kiểm tra và
Thứ nhất, hiện đại hoá đồng bộ hạ tầng kỹ thuật công nghệ trên phạm vi
toàn hệ thống ngân hàng; đồng thời bảo đảm sự tương thích và tính mở của hệ thống cơng nghệ thơng tin. Hiện đại hố các hệ thống thanh toán ngân hàng theo hướng tự động hoá, phát triển hệ thống thanh tốn điện tử trong phạm vi tồn quốc và hiện đại hoá hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng kết nối đến hầu hết các NHTM để hình thành hệ thống thanh tốn quốc gia thống nhất và an tồn.
Hoạt động CNTT không ngừng nâng cấp chất lượng phục vụ việc mở rộng quy mô và phục vụ tốt hơn yêu cầu phục vụ khách hàng cũng như hoạt động nội bộ trong hoạt động hàng ngày, đặc biệt là cơng tác phân tích kinh doanh và cảnh báo rủi ro; Hiện đại hoá, hệ thống hố lại các văn bản quy trình, quy chế, mơ hình tổ chức theo hướng ngày càng khoa học, đơn giản nhưng hiệu quả. Ngoài việc nâng cấp hệ thống CNTT, cần phải lập kế hoạch cho việc triển khai công nghệ mới cho tương lai. Lựa chọn cơng nghệ theo tiêu chuẩn quốc tế sẵn có nhằm rút ngắn thời gian, nên chọn đối tác có cơng nghệ phù hợp nhất, hạn chế việc chỉnh sửa nhiều dẫn đến chi phí tăng cao và khơng phù hợp.
Không ngừng nâng cao mức độ hiện đại của cơng nghệ ngân hàng. Trình độ cơng nghệ cùng với con người sử dụng cơng nghệ đó đóng vai trị quyết định chất lượng phục vụ khách hàng. Công nghệ đem lại cho khách hàng những giao dịch nhanh chóng, đáp ứng vượt trội sự kỳ vọng của khách hàng, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian giao dịch và nhân viên ngân hàng cũng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của nhiều khách hàng hơn. Việc phát triển công nghệ hiện đại sẽ mang lại sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng, cũng như các tiện ích, giá trị gia tăng cho khách hàng do việc ứng dụng công nghệ mang lại. Cần thường xuyên bảo trì cho các hệ thống chủ chốt của ngân hàng như hệ thống máy chủ, hệ thống máy ATM/POS, hệ thống mạng nội bộ, hệ thống máy ATM (POS)… nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Thứ hai, nếu việc xây dựng các biện pháp phòng ngừa rủi ro là nhằm chặn
trước những rủi ro có thể xảy đến thì hoạt động kiểm tra, kiểm sốt nội bộ lại nhằm mục đích sớm phát hiện những sai sót mà ngân hàng đã phạm phải, từ đó sớm có
biện pháp khắc phục một cách kịp thời, hiệu quả. Kết hợp giữa cơ chế nghiệp vụ với biện pháp kiểm tra, giám sát và tăng cường đào tạo, tập huấn nhằm phát triển nghiệp vụ một cách an toàn, hiệu quả.
Tăng cường cơng tác kiểm tra kiểm sốt nội bộ định kỳ và đột xuất, nhất là tổ chức các đợt kiểm tra chéo để sớm phát hiện các dấu hiệu sai phạm và có hướng giải quyết dứt điểm, khơng để kéo dài. Qua đó cán bộ kiểm tra có thể học tập kinh nghiệm lẫn nhau để nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng chun mơn. Có kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ kiểm tra kiểm sốt, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng kiểm tra của từng người, đào tạo nhân sự có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Thứ ba, cần xây dựng hệ thống báo cáo tự động, hệ thống báo cáo có thể tự bóc tách số liệu báo cáo như số liệu về tiền gửi, tiền vay, phí dịch vụ,… của từng mảng nghiệp vụ và báo cáo chung toàn hệ thống; hạn chế nhập báo cáo số liệu thủ công vừa mất thời gian, vừa khơng chính xác nhằm cung cấp kịp thời số liệu đáp ứng thông tin cho Ban lãnh đạo ngân hàng ra quyết định chính xác và nhanh chóng về các chính sách kinh doanh ngân hàng.