Dịch vụ huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt (Trang 45 - 55)

2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng chất lượng dịch vụ ngân hàng

2.3.1 Dịch vụ huy động vốn

Năm 2012, thị trường diễn biến phức tạp, lãi suất huy động vốn điều chỉnh 6 lần từ 14% xuống đến 8%, song nhờ đa dạng hóa sản phẩm huy động, tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ,… cùng với sự đóng góp từ nguồn vốn khá bền vững trên mạng lưới TKBĐ, LienVietPostBank vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá tốt về huy động, với tổng số dư tại 31/12/2012 đạt 57,628 tỷ đồng, tăng 19.69% so với năm 2011; Trong đó huy động từ hệ thống TKBĐ là 10,201 tỷ đồng, chiếm 24.68% huy động vốn thị trường 1.

Bảng 2.3: Số liệu huy động vốn tại LPB qua các năm

HUY ĐỘNG VỐN (tỷ đồng) Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Thị trường1 2,848 8,315 15,439 26,663 41,337 Thị trường 2 953 5,084 14,982 21,485 16,291 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tỷ đồ n g Thị trường 2 Thị trường1

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu huy động vốn theo thị trường

huy động từ thị trường 1 (tổ chức kinh tế và dân cư) và thị trường 2 (vay từ NHNN và TCTD khác) thể hiện rõ nét sự phát triển của cả cơ sở khách hàng tổ chức kinh tế, dân cư và sự mở rộng các quan hệ hợp tác trên thị trường ngân hàng.

Qua các năm hoạt động của LienVietPostBank cũng là các năm diễn ra sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và xác định “tiến chứ không lùi”. LienVietPostBank vận động để vừa đáp ứng những quy định của NHNN vừa ứng phó thành cơng với cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường tài chính ngân hàng. LienVietPostBank khơng ngừng nghiên cứu, tìm hiểu và bám sát thị hiếu của khách hàng để có thể thiết kế và phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn đa dạng, tiện lợi, đáp ứng tốt nhất nhu cầu tài chính cho khách hàng và đặc biệt là phù hợp với chiến lược của LienVietPostBank. Đồng thời ngân hàng cũng áp dụng các chính sách huy động vốn ưu đãi dành cho khách hàng để tạo đà tăng trưởng huy động vốn và mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng.

Phát triển sản phẩm dịch vụ huy động vốn tiếp tục là nhiệm vụ then chốt của LienVietPostBank. Việc nghiên cứu các sản phẩm mới cùng dịch vụ gia tăng kết hợp với dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những hướng đi chính được LienVietPostBank đầu tư để tăng lượng khách hàng sử dụng sản phẩm của ngân hàng và tạo điều kiện cho các hoạt động bán chéo những sản phẩm dịch vụ khác. Sản phẩm DVNH đa dạng – tiện ích – phù hợp với nhu cầu của khách hàng:

- Sản phẩm “Đầu tư tự động” của LienVietPostBank, được coi là món q tài chính hữu hiệu cho các khách hàng Doanh nghiệp, là một trong những sản phẩm huy động vốn được các Doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất bởi thông qua sản phẩm này, LienVietPostBank đã mang lại lợi ích tài chính để vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhàn rỗi ngắn hạn, đồng thời vẫn đảm bảo tính linh hoạt cho các Doanh nghiệp. Ngồi ra, sản phẩm “Đầu tư tự động” giúp cho các Doanh nghiệp quản lý tốt nhất nguồn vốn của mình từ nhiều tài khoản kinh doanh khác nhau và sử dụng nguồn vốn linh hoạt như tài khoản tiền gửi thanh tốn thơng thường vì nguồn vốn được điều chuyển tự động

qua lại giữa tài khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản đầu tư tự động với mức lãi suất hấp dẫn.

- “Tài khoản lãi cao” là một tiện ích và ưu đãi lớn mà LienVietPostBank dành cho Khách hàng cá nhân với những tính năng vượt trội so với các sản phẩm huy động trên thị trường và tạo điều kiện tối đa giúp khách hàng có thể chủ động rút gốc bất cứ khi nào, đồng thời vẫn được hưởng lãi suất bậc thang tương ứng với số dư cuối ngày tích luỹ trên tài khoản của khách hàng.

Tiết kiệm Bưu Điện: Hệ thống TKBĐ được chuyển giao từ Tổng cơng ty

Bưu chính Việt Nam là hệ thống cung cấp dịch vụ tài chính từ lâu đã trở nên rất quen thuộc với nhiều người dân. Các DVNH có thể được cung cấp tại hơn 10.000 điểm giao dịch khắp cả nước, tạo điều kiện để mọi người dân Việt Nam từ thành thị đến nơng thơn đều có thể sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng, góp phần vào cơng cuộc xố đói giảm nghèo và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn vùng sâu vùng xa.

Tính đến thời điểm tháng 06/2011 số tiền thu hút từ hệ thống TKBĐ đạt hơn 150,000 tỷ đồng và có đến hơn 7.5 triệu lượt người đã từng tham gia gửi TKBĐ. Vào thời điểm bàn giao sang LienVietPostBank tháng 7/2011, số dư TKBĐ đạt 6,500 tỷ đồng với gần 400,000 tài khoản đang lưu hành trên 800 điểm bưu cục tại hơn 500 huyện và 63 tỉnh/thành phố trong cả nước. TKBĐ đã lan toả đến cả những huyện nghèo vốn chưa từng một NHTM nào có ý định đặt chân tới. Vốn huy động từ TKBĐ chủ yếu là nguồn vốn nhỏ lẻ, tích luỹ trong dân, nay được thu hút qua TKBĐ để chuyển cho Chính phủ thơng qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam đóng góp cho nguồn vốn đầu tư phát triển chung của đất nước.

Sau sáp nhập TKBĐ vào Ngân hàng, một số cải cách, đổi mới về sản phẩm, dịch vụ được nhanh chóng triển khai tạo sự lựa chọn đa dạng hơn cho khách hàng. Các sản phẩm tiết kiệm ngắn hạn và dài hạn không ngừng được bổ sung đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền. Các chương trình tuyên truyền, tặng quà tri ân khách hàng được triển khai thường xuyên tạo sự tin tưởng, gắn bó của khách hàng với hệ thống. Đặc biệt sự năng động, linh hoạt tiếp cận khách hàng, khắc phục tính thụ

động, ngồi chờ khách hàng như trước đây của mạng lưới bưu cục đã khiến số lượng Khách hàng đến với TKBĐ chỉ sau hơn 1 năm tăng lên hàng trăm ngàn người, trong đó hơn 400,000 người tiếp tục duy trì tài khoản tại TKBĐ. Số vốn huy động từ TKBĐ cũng tăng lên nhanh chóng, trung bình 1 ngày tồn mạng giao dịch trên 150 tỷ đồng trong đó số tiền gửi vào là trên 80 tỷ đồng/ngày. Tính đến hết năm 2012, số dư huy động TKBĐ đạt trên 10,200 tỷ đồng, tăng đến 3,700 tỷ đồng so với khi chuyển giao sang Ngân hàng.

Ngay từ khi TKBĐ chuyển giao sang Ngân hàng, điều kiện vật chất phục vụ công tác khai thác dịch vụ đã được Ngân hàng đặc biệt chú trọng. Hệ thống CNTT cũ kỹ, lạc hậu, nhược điểm lớn nhất của TKBĐ trước đây đã được Ngân hàng đầu tư thay thế bằng một hệ thống hiện đại phục vụ khai thác và quản lý dịch vụ TKBĐ đến 10,000 điểm với một danh mục các sản phẩm đa dạng sẽ từng bước cung cấp cho người dân. Việc triển khai CNTT hiện đại đã làm thay đổi gần như toàn diện phương thức cung cấp dịch vụ cũng như quản lý hệ thống TKBĐ làm tiền đề cho việc đa dạng hoá dịch vụ và tăng tính tiện ích cho người sử dụng, nhờ đó TKBĐ sẽ trở nên hấp dẫn và phổ cập hơn nữa.

2.3.2 Dịch vụ tín dụng:

Trên cơ sở tuân thủ các chỉ đạo của NHNN về tăng trưởng tín dụng và bám sát các chính sách kinh tế của Chính phủ, trong năm 2012, LienVietPostBank tập trung cho vay theo hướng ưu tiên lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp - nông thôn, hạn chế dư nợ khơng khuyến khích, chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,… Tổng số dư cho vay thị trường 1 tại thời điểm 31/12/2012 đạt 22,992 tỷ đồng, tổng dư nợ thị trường 1 bao gồm trái phiếu doanh nghiệp đạt 28,808 tỷ đồng, tăng trưởng gần 42% so với năm 2011; Trong đó dư nợ nơng nghiệp - nông thôn năm 2011 chiếm 40.58% và năm 2012 chiếm 41.02% tổng dư nợ cho vay đối với tổ chức kinh tế và cá nhân.

Bảng 2.4: Số liệu dư nợ tại LPB qua các năm DƯ NỢ DƯ NỢ (tỷ đồng) Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Thị trường 1 2,415 5,423 9,834 12,757 22,992 Thị trường 2 259 560 280 12,757 6,333 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tỷ đồ n g Thị trường 2 Thị trường 1

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ theo thị trường

Hoạt động tín dụng và các hoạt động sử dụng vốn: được nghiên cứu phát triển tín dụng vi mơ, tận dụng ưu thế rộng khắp của hệ thống mạng lưới sau khi sáp nhập Công ty dịch vụ TKBĐ. Chú trọng vào các mảng tín dụng khác như cho vay Nông nghiệp Nông thôn, cho vay kinh doanh Xuất Nhập khẩu, cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lĩnh vực cho vay tập trung vào sản xuất, các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh. Với tiêu chí an tồn, hiệu quả LienVietPostBank sẽ thực hiện đa dạng hoá việc sử dụng các nguồn vốn huy động được ở cả thị trường trong nước và quốc tế.

Nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X và Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phát triển Nơng nghệp Nơng thơn, LienVietPostBank đã thực hiện chính sách gắn doanh nghiệp với nông dân, cho vay khép kín đảm bảo liên kết các nhà sản xuất, nhà chế biến, nhà xuất khẩu với nông dân giúp cho người nơng dân vươn lên làm giàu, góp phần xố bỏ nạn cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn. Những điểm nổi trội của sản phẩm tín dụng Nơng nghiệp Nơng thơn của LienVietPostBank so với các ngân hàng khác:

- Mức cho vay cao, đáp ứng theo nhu cầu của dự án sản xuất (đến 80% chi phí của dự án);

- Hồ sơ xử lý nhanh gọn, thủ tục do ngân hàng hoàn tất, khách hàng chỉ ký hồ sơ để nhận tiền.

- Thời hạn cho vay khá linh hoạt, tuỳ theo điều kiện trả nợ và thời vụ của phương án sản xuất, giúp cho người vay giảm áp lực thanh tốn hoặc thanh tốn ngay khi có nguồn tiền.

Trong quá trình triển khai sản phẩm tín dụng Nơng nghiệp Nơng thôn, LienVietPostBank đã khai thác khách hàng thông qua các tổ chức xã hội như Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội nông dân, thông qua khách hàng đã quan hệ tín dụng để tìm kiếm khách hàng mới. Đây là cách làm mới và sáng tạo của LienVietPostBank.

Tại thời điểm 31/12/2012 tỷ lệ nợ xấu của LienVietPostBank là 2.71%, tuy tỷ lệ này có cao hơn so với năm 2011 (2.14%), nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành (trên 6%) và các khoản nợ xấu đều có tài sản bảo đảm nên khả năng thu hồi cao, ít thiệt hại cho Ngân hàng.

2.3.3 Dịch vụ thanh toán:

LienVietPostBank đã xây dựng và hồn thiện hệ thống thanh tốn trong nước thông qua các kênh: thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN (CITAD); Hệ thống thanh toán của Ngân hàng Nông nghiệp (VBA) và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB-Money). Ngân hàng cũng đã hoàn thành triển khai ứng dụng thanh toán Western Union với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. LienVietPostBank cũng là tấm gương điển hình như một định chế tài chính non trẻ và đầy tham vọng đã khai thác lợi thế kinh doanh từ việc tham gia Hiệp hội Viễn thơng Tài chính Liên ngân hàng toàn thế giới (SWIFT) qua công nghệ Alliance Connect Bronze, được thiết kế cho các khách hàng có lượng giao dịch vừa phải nhưng yêu cầu một hệ thống kết nối vừa tiết kiệm, vừa thực sự an tồn. Cơng nghệ này cho phép chính Ngân hàng vận hành vào bảo trì hạ tầng cơng nghệ của mình. Việc trở thành thành viên của SWIFT cũng giúp LienVietPostBank triển khai một

loạt dịch vụ do SWIFT cung cấp, gồm chuyển tiền xuyên quốc gia, tài trợ thương mại, thanh tốn xuất nhập khẩu, phát hành tín dụng thư. Với tư cách là thành viên của SWIFT cùng với số lượng quan hệ ngân hàng đại lý ngày càng tăng đã giúp cho LienVietPostBank khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường tài chính trong nước cũng như trên thế giới, điều này thể hiện rất rõ qua các chỉ tiêu doanh số giao dịch TTQT liên tục tăng đều đặn qua các năm.

Năm 2012 là một năm đầy khó khăn và thử thách đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng. Nguyên nhân chủ yếu do tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoạt động cầm chừng hoặc phá sản, dẫn đến hoạt động TTQT tại các ngân hàng cũng bị hạn chế.

Tuy nhiên, với những lợi thế về thương hiệu, sản phẩm và nguồn nhân lực có chất lượng cao, hoạt động TTQT của LienVietPostBank vẫn duy trì được đà tăng trưởng đáng khích lệ, tạo được lịng tin vững chắc trong lòng khách hàng và các ngân hàng đại lý. Kết quả đạt được cụ thể như sau:

Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu năm 2012 đạt 536 triệu USD, tương đương khoảng 3,660 giao dịch (tăng 32%) so với năm trước. Đặc biệt, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu năm 2012 qua LienVietPostBank đạt 277 triệu USD, tăng mạnh (207%) so với năm 2011. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của LienVietPostBank trải rộng trên khắp các thị trường Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Châu Âu,… Hiện nay, LienVietPostBank đã thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý với 402 ngân hàng tại 46 thị trường trên tồn cầu.

Bảng 2.5: Doanh số thanh tốn Quốc tế

Doanh số thanh toán

(Triệu USD) Năm 2011 Năm 2012

Tăng trưởng 2012/2011

Xuất khẩu 406 536 32%

Nhập khẩu 90 277 207%

- Thanh toán quốc tế xuất sắc” do Ngân hàng Wells Fargo của Mỹ trao tặng. Bên cạnh đó, LienVietPostBank vẫn tiếp tục mở rộng tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Trong năm 2013, LienVietPostBank tiếp tục giữ vững thị phần thanh toán xuất nhập khẩu, đẩy mạnh thanh tốn xuất khẩu: Tăng tính cạnh tranh về sản phẩm, tập trung hơn nữa vào việc giữ và phát triển đối tượng khách hàng xuất khẩu.

2.3.4 Dịch vụ ngoại hối:

Năm 2012 là một năm khó khăn của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, với các khó khăn thử thách trong hoạt động kinh doanh, hoạt động kinh doanh ngoại hối có giảm sút so với các năm trước. Hoạt động kinh doanh ngoại hối năm 2012 lãi 31.7 tỷ đồng, giảm 69,3% so với năm 2011. Tuy nhiên việc mang lại lợi nhuận trong lĩnh vực ngoại hối đã góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng cũng như phục vụ các dịch vụ cho khách hàng một cách đầy đủ hơn.

Bảng 2.6: Số liệu về kinh doanh ngoại hối

Năm 2009 2010 2011 2012

Lãi từ kinh doanh ngoại hối

(Triệu đồng) 22,804 49,513 103,318 31,736

Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường chỉ chủ yếu dừng lại ở giao dịch mua bán giao ngay, các giao dịch mua bán kỳ hạn, quyền chọn vẫn dừng ở mức thăm dị. Các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc tính tốn hiệu quả kinh doanh và phịng ngừa lỗ do rủi ro tỷ giá. Do đó, nguồn cung ngoại tệ chưa đáp ứng được nhu cầu cho các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

2.3.5 Dịch vụ ngân hàng điện tử:

LienVietPostBank đã hợp tác với hệ thống liên minh Thẻ Smartlink cung cấp cho Khách hàng thêm một số dịch vụ như Nạp tiền điện thoại trả trước (Vinaphone, Viettel, Mobifone, Sfone…), Nạp tiền tài khoản trực tuyến (Nạp OnCash cho tài khoản game Net2E, Nạp VCoin cho TK game VTC Online, Nạp ZingXu cho tài khoản game VinaGame), Thanh tốn hóa đơn điện thoại trả sau (MobiFone, Viettel, VinaPhone, SFone, Gmobile, điện thoại cố định SST), Thanh tốn hóa đơn Internet

(ADSL SST, Viettel) và Thanh toán các khoản vay tài chính Prudential Finance thơng qua dịch vụ Internet Banking của LienVietPostBank nằm trong kết nối của Smartlink. Khách hàng tại TP.HCM có thể thanh tốn hóa đơn tiền điện là một tiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)