Sức mạnh đàm phán của khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing mix nhằm huy động vốn tại NHTM cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 48 - 49)

5. Kết cấu luận văn

2.3 Những tác động của môi trƣờng đến hoạt động huy động vốn của VCB

2.3.2.4 Sức mạnh đàm phán của khách hàng

Đối với ngân hàng, có 3 loại khách hàng chính: khách hàng gửi tiền, khách hàng vay tiền và khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ tập trung phân tích về nhóm khách hàng gửi tiền. Yêu cầu chính do các khách hàng này đặt ra là lãi suất tiền gửi cao. Đây là những khách hàng có nguồn tiền nhàn rỗi, có nhiều thơng tin về lãi suất tiền gửi của các ngân hàng và thường dễ dàng chuyển tiền gửi từ ngân hàng này sang ngân hàng khác nếu lãi suất có sự chênh lệch. Hiện nay, sức mạnh đàm phán của loại khách hàng này là cao.

2.3.2.5 Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Lợi thế kinh tế nhờ quy mô

Hiện tại, các ngân hàng quốc doanh đang có lợi thế về quy mô so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác vì họ đã có sẵn hệ thống đơn vị kinh doanh rộng lớn cả trong và ngoài nước, đội ngũ lao động nhiều kinh nghiệm, thương hiệu đã được thị trường biết đến. Do vậy, các ngân hàng mới gia nhập ngành sẽ phải chịu sự cạnh tranh rất lớn từ những ngân hàng này.

Vốn đầu tƣ

Đặc thù của ngành ngân hàng địi hỏi phải có vốn đầu tư lớn, quy mơ đầu tư góp phần tạo nên năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Điều này đã hạn chế phần nào

việc thành lập các NHTM trong nước, tuy nhiên đây lại chính là lợi thế của các ngân hàng và chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngồi vào Việt Nam vì hầu hết đều là ngân hàng có quy mơ vốn lớn tại các quốc gia khác, được đầu tư công nghệ hiện đại.  Đặc trƣng hóa sản phẩm

Hiện nay, các sản phẩm dịch vụ được cung cấp từ các ngân hàng khơng có sự khác biệt lớn. Mặc dù để tạo sự khác biệt trong cạnh tranh, các ngân hàng đã đầu tư nghiên cứu và phát triển các sản phẩm với những tính năng nổi trội, mang nhiều tiện lợi hơn để thu hút khách hàng nhưng nhìn chung đây khơng phải là yếu tố gây cản trở gia nhập ngành của các ngân hàng mới.

Chi phí chuyển đổi

Khơng giống như việc vay vốn, chi phí chuyển đổi của khách hàng khi thay đổi ngân hàng cung cấp dịch vụ tiền gửi là không cao do thời gian gửi thường mang tính ngắn hạn (<1 năm), khơng có điều khoản cam kết hay ràng buộc khách hàng tiếp tục gửi lại sau khi kỳ hạn gửi cũ kết thúc.

Chính sách của Chính phủ

- Đối với ngân hàng trong nước: Trong năm 2011, Nhà nước đã ban hành quy định về cấp giấy phép, hướng dẫn hoạt động của các tổ chức tín dụng, bổ sung nhiều điều kiện khắt khe về việc thành lập và sở hữu ngân hàng, đặc biệt đối với NHTM phải có tổng tài sản tổi thiểu đạt 100.000 tỷ đồng, cao gấp đôi so với mức cũ. Do vậy, áp lực từ đối thủ cạnh tranh mới gia nhập ngành là ngân hàng trong nước khá thấp. - Đối với ngân hàng/chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài: Kể từ ngày

01/04/2007, ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép thành lập tại Việt Nam. Các tổ chức tín dụng nước ngồi được thiết lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức như văn phòng đại diện, chi nhánh 100% vốn nước ngoài. Do vậy, áp lực từ các đối thủ cạnh tranh mới gia nhập ngành thuộc nhóm này là cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing mix nhằm huy động vốn tại NHTM cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)