Cơ cấu nguồn vốn huy động của VCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing mix nhằm huy động vốn tại NHTM cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 38 - 47)

Đơn vị tính: tỷ VND, triệu USD

Chỉ tiêu 31/03/2011 31/05/2011 30/09/2011 30/11/2011 31/03/2012 31/05/2012

Huy động vốn 295,700 292,885 300,944 323,969 309,398 327,010

Liên ngân hàng 87,681 91,920 78,073 85,999 70,695 69,989

Nền kinh tế 208,019 200,965 222,871 237,970 238,703 257,021

Theo đối tượng

+ TCKT 99,899 85,772 99,750 107,723 96,155 102,519

+ Dân cư 106,720 99,770 105,454 118,026 129,747 136,152

+ Vay bảo hiểm 4,100 9,450 11,150 12,800 18,350

+ Nhận ủy thác đầu tư - 11,323 8,217 1,071 - -

Theo loại tiền

+ VND 130,684 127,063 154,052 166,323 171,939 190,861

+ Ngoại tệ 3,735 3,580 3,336 3,444 3,205 3,177

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng của VCB năm 2011 - 2012

Mặc dù kết quả huy động vốn đạt được khá khả quan, tuy nhiên VCB vẫn chưa thể hoàn thành kế hoạch về huy động vốn do Đại hội đồng Cổ đông đề ra cho năm 2011, mức độ hoàn thành là 90,3%. Đây là lần đầu tiên trong vòng 5 năm trở lại đây VCB không đạt được mức kế hoạch huy động vốn đề ra. Do vậy, một chính sách marketing hiệu quả trong huy động vốn để giữ vững thị phần và phát triển khách hàng đang trở nên hết sức cần thiết cho VCB trong giai đoạn hiện nay.

2.3 Những tác động của môi trƣờng đến hoạt động huy động vốn của VCB 2.3.1 Môi trƣờng vĩ mô 2.3.1 Môi trƣờng vĩ mô

2.3.1.1 Các yếu tố kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng GDP

Theo số liệu từ Tổng cục Thống Kê, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011 là 6,83%, trong đó tốc độ tăng có xu hướng giảm dần và tăng trưởng của năm 2011 chỉ còn bằng 72% so với năm 2006. Tăng trưởng ba khu vực kinh tế cơ bản trong năm 2011 như sau: khu vực nông, lâm nghiệp và

thủy sản tăng 4%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,53%, và khu vực dịch vụ tăng 6,99%.

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2011

Hình 2.6: Tốc độ tăng trƣởng GDP Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011

Khi nền kinh tế tăng trưởng, nhu cầu của các doanh nghiệp và cá nhân về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng sẽ có xu hướng tăng, trong đó các doanh nghiệp và cá nhân sẽ có nhu cầu phát triển giao dịch, vay hoặc gửi tiền tại các ngân hàng,.... Đây chính là điều kiện để ngân hàng tăng trưởng tín dụng, huy động tiền gửi và tăng thu nhập từ việc cung ứng các dịch vụ khác.

Kim ngạch xuất nhập khẩu

Trong giai đoạn 2007 - 2011, Việt Nam là quốc gia nhập siêu với mức nhập siêu cao nhất là vào năm 2008. Năm 2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt trên 203.67 tỷ USD, mức cao nhất trong lịch sử với con số nhập siêu thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây (chi tiết theo Phụ lục 3 - Kim ngạch xuất nhập

khẩu Việt Nam từ năm 2007 đến 2011).

Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO vào tháng 1/2007 đã có tác động đáng kể đến cán cân thương mại của Việt Nam, trong đó hoạt động xuất nhập xuất đã có những bước phát triển nổi bật với mức tăng bình quân giai đoạn 2007 - 2011 của giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu là 18,1%/năm. Hoạt động xuất nhập khẩu tăng làm cho nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, gửi ngoại tệ,... của doanh nghiệp tại các ngân hàng tăng.

8.46% 6.31% 5.32% 6.78% 5.89% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00% 9.00% 2007 2008 2009 2010 2011 Tốc độ tăng trưởng GDP

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011

Hình 2.7: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011

Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ số cơ bản đo lường giá cả hàng hoá dịch vụ và cho biết liệu nền kinh tế có bị lạm phát hoặc giảm phát hay khơng. Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam bình quân giai đoạn 2001 - 2011 là 9,25%, trong đó bình quân giai đoạn 2006 - 2011 là 12,60%. Trong năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng bình quân đã tăng khoảng 18,12%, vượt quá chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua sau khi điều chỉnh (17%).

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011

Hình 2.8: Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 2007 - 2011

Trong bối cảnh nền kinh tế lạm phát cao, NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế làm phát, trong đó quy định trần lãi suất huy động và cho vay đã được ban hành và theo dõi một cách chặt chẽ. Theo đó, hoạt động kinh doanh

-40 -20 0 20 40 60 80 100 120 2007 2008 2009 2010 2011

Kim ngạch xuất khẩu (Tỷ USD) Kim ngạch nhập khẩu (Tỷ USD) Nhập siêu (Tỷ USD)

12.75 19.87 6.52 11.75 18.13 0 5 10 15 20 25 2007 2008 2009 2010 2011

của ngân hàng sẽ chịu nhiều tác động từ những chính sách trên, cụ thể: thu nhập từ hoạt động kinh doanh có thể giảm khi trần lãi suất bị khống chế, nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế sẽ có sự chuyển dịch mạnh khi sự cạnh tranh để huy động giữa các ngân hàng ngày càng tăng, ... Chính trong giai đoạn này, các ngân hàng cần phải nghiên cứu để xây dựng cho mình một chiến lược marketing phù hợp để đảm bảo hoạt động huy động vốn tăng trưởng ổn định, giữ vững và phát triển thị phần, xây dựng thương hiệu vững mạnh để tạo tiền đề cho các năm sắp tới.

2.3.1.2 Yếu tố chính trị

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có mơi trường chính trị - xã hội ổn định, đáp ứng được nhu cầu kinh doanh lâu dài của các nhà đầu tư. Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam cũng từng bước hình thành thể chế kinh tế thị trường, duy trì được mơi trường kinh tế vĩ mô ổn định và nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao. Đặc biệt, khi Luật Doanh nghiệp chung được ban hành đã mở ra một sân chơi chung đối với tất cả các chủ đầu tư, không phân biệt thành phần kinh tế, không phân biệt chủ đầu tư trong nước và nước ngồi đã tạo ra một khn khổ pháp lý thơng thống cho các chủ đầu tư. Theo báo cáo năm 2011 của Ngân hàng Thế giới (WB), môi trường kinh doanh của Việt Nam xếp hạng 98 trong tổng số 183 quốc gia khảo sát, đứng thứ 5 trong khối ASEAN sau Singapore, Thái Lan, Malaysia và Brunei.

Khi Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam đã đưa ra cam kết mở cửa đối với 11 ngành dịch vụ (bao gồm khoảng 110 phân ngành dịch vụ), trong đó có dịch vụ tài chính. Một số cam kết chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng khi Việt Nam gia nhập WTO như:

- Kể từ ngày 01/04/2007, ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép thành lập tại Việt Nam. Các tổ chức tín dụng nước ngoài được thiết lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức như văn phịng đại diện, chi nhánh, liên doanh, 100% vốn nước ngoài, ...;

- Các tổ chức tín dụng nước ngồi hoạt động tại Việt Nam được phép cung ứng hầu hết các loại hình dịch vụ ngân hàng theo mơ tả trong Phụ lục về dịch vụ tài chính ngân hàng kèm theo Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS);

- Các chi nhánh ngân hàng nước ngồi được nhận tiền gửi VNĐ khơng giới hạn từ các pháp nhân. Việc huy động huy động tiền gửi VNĐ từ các thể nhân Việt Nam sẽ được nới lỏng trong vòng 5 năm theo lộ trình.

- Chi nhánh ngân hàng nước ngồi khơng được phép mở các điểm giao dịch ngoài trụ sở chi nhánh nhưng được thiết lập và vận hành hoạt động các máy rút tiền tự động.

- Một ngân hàng thương mại nước ngồi có thể đồng thời mở một ngân hàng con và các chi nhánh hoạt động tại Việt Nam; các điều kiện cấp phép đối với ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ dựa trên các qui định an toàn và giải quyết các vấn đề như tỷ lệ an tồn vốn, khả năng thanh tốn và quản trị doanh nghiệp; - Các ngân hàng nước ngồi có thể tham gia góp vốn liên doanh với đối tác Việt

Nam với tỷ lệ góp vốn khơng vượt q 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh;

- Để mở một chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thì ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản có trên 20 tỷ đơ la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm xin mở chi nhánh; mức yêu cầu tổng tài sản có đối với việc thành lập ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng con 100% vốn nước ngoài của ngân hàng nước ngoài là trên 10 tỷ đơ la Mỹ.

Như vậy, theo lộ trình cam kết, ngoài việc được thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngồi tại Việt Nam từ năm 2007 thì từ năm 2011 các ngân hàng này đã có thể hoạt động trong một số lĩnh vực cơ bản như cho vay, nhận tiền gửi, cho thuê tài chính như các ngân hàng Việt Nam. Đây sẽ là một thách thức đối với các ngân hàng TMCP Việt Nam khi hầu hết đều có quy mơ vốn điều lệ và vốn pháp định còn khá nhỏ, nguồn vốn kinh doanh và công nghệ kỹ thuật chưa thể sánh bằng các ngân hàng nổi tiếng trên phạm vị toàn thế giới như: ANZ, HSBC, ... Do vậy, để có thể giữ vững và phát triển thị phần kinh doanh, các ngân hàng Việt Nam cần phải có sự chuẩn bị về nguồn lực, kết hợp với nhau để nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng nội địa trước khi cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng ngoại vốn có nhiều lợi thế.

Hiện nay, NHNN đã ban hành một hệ thống các quy định để kiểm soát và điều chỉnh toàn diện hoạt động của ngành ngân hàng (chi tiết theo Phụ lục 4 - Tóm

tắt nội dung một số văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng đang có hiệu lực).

2.3.1.3 Các yếu tố xã hội

Về dân số

Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy Việt Nam là quốc gia có dân số đông thứ ba ở Đông Nam Á và đứng thứ 13 trong số những quốc gia có dân số đơng nhất thế giới. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, đến cuối năm 2011, dân số trung bình cả nước ước tính đạt 87,84 triệu người, tăng 1,04% so với năm 2010. Dân số Việt Nam vẫn đang tiếp tục tăng với mức tăng hơn 1 triệu người/năm và theo dự báo dân số 2009 - 2049 của Tổng cục Thống kê, với phương án mức sinh trung bình thì dân số Việt Nam sẽ đạt 95,3 triệu người vào năm 2019; 102,7 triệu người vào năm 2029 và 108,7 triệu vào năm 2049. Dân số Việt Nam phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng. Hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có tới 43% dân số của cả nước sinh sống.

Về đời sống văn hóa

Do ảnh hưởng của văn hóa Á Đơng nên phần lớn người dân Việt Nam có xu hướng tiêu dùng tiết kiệm và tiết kiệm khoản tiền thừa sau khi đã trang trải các chi phí sinh hoạt thiết yếu. Xu hướng này thể hiện ngày càng rõ rệt hơn trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng. Theo khảo sát của Nielsen, thu nhập 66% người Việt dùng tiền nhàn rỗi sau khi đã trang trải hết các chi phí sinh hoạt thiết yếu để tiết kiệm trong khi một phần ba người châu Á dùng số tiền này để đi du lịch. Trước đây, người dân Việt Nam có thói quen cất giữ các khoản tiền tiết kiệm trong nhà dưới hình thức tiền mặt hoặc vàng trang sức. Tuy nhiên, ngày nay khi trình độ dân trí cũng như mức sống ngày càng được nâng cao thì thói quen trên cũng dần thay đổi. Người dân bắt đầu quen với việc gửi tiền tại ngân hàng để tối đa hóa lợi ích từ nguồn tiền nhàn rỗi của mình, hạn chế rủi ro từ việc cháy nổ, trộm cướp,... Sự thay đổi này đã tạo cơ hội cho các ngân hàng trong

việc tăng nguồn vốn huy động từ dân cư và marketing vẫn được xem là giải pháp hữu hiệu để đưa sản phẩm đến với khách hàng hiện đang được các ngân hàng chú trọng triển khai.

2.3.1.4 Yếu tố công nghệ và kỹ thuật

Ngày nay, dưới áp lực cạnh tranh ngày càng lớn, nhất là trong bối cảnh các ngân hàng đều cung ứng hầu hết các sản phẩm dịch vụ truyền thống như: cho vay, nhận tiền gửi, phát hành bảo lãnh, ... với những đặc điểm khơng có nhiều khác biệt giữa các ngân hàng thì việc quan tâm đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị trường và tăng thị phần đang trở thành một lĩnh vực cạnh tranh mới của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Đặc biệt, với sự xuất hiện của ngân hàng 100% vốn nước ngoài và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo lộ trình cam kết khi gia nhập WTO, thị trường cạnh tranh của các ngân hàng tại Việt Nam cịn có những ngân hàng có nguồn vốn lớn và trình độ cơng nghệ hiện đại từ các nước phát triển trên thế giới. Các ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh phổ biến của ngân hàng bao gồm: trang web giới thiệu sản phẩm, các giao dịch tài khoản như chuyển khoản, thanh tốn phí dịch vụ, gửi và tất tốn sổ tiết kiệm; gửi thư điện tử giới thiệu sản phẩm, thông báo các chương trình khuyến mãi, ...

Theo số liệu thống kê từ NHNN, trong các năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan trong việc hạ tỷ lệ thanh tốn bằng tiền mặt, theo đó tỷ lệ này năm 2006 là trên 17,2% thì đến năm 2011 đã giảm xuống còn 13,5% mặc dù tỷ lệ này vẫn cao hơn 2 - 3 lần so với các nước trong khu vực và thế giới. Để thúc đẩy việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam, ngày 27/12/2011, Thủ Tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015. Theo đó, phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 11%; đồng thời tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh tốn, nâng tỷ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng lên mức 35 – 40% dân số. Đây là điều kiện thuận lợi để các ngân hàng tập

trung cho việc đầu tư hạ tầng, phát triển công nghệ để khai thác thị trường tiềm năng này trong thời gian tới.

2.3.2 Môi trƣờng vi mô

2.3.2.1 Các đối thủ cạnh tranh trong ngành

Mặc dù rào cản gia nhập ngành ngày càng tăng do chính sách siết chặt việc thành lập mới các ngân hàng trong nước thì lại mở ra cơ hội gia nhập của các ngân hàng/chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài theo lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam.

Theo báo cáo thường niên chỉ số tín nhiệm Việt Nam lần thứ 3 do công ty cổ phần Xếp hạng Tín nhiệm Doanh nghiệp Việt Nam (CRV) công bố vào tháng 9/2012 thì VCB thuộc nhóm A (nhóm có năng lực cạnh tranh tốt nhất), nhóm này bao gồm 9 ngân hàng: Vietinbank, VCB, BIDV, ACB, Sacombank, Techcombank, Eximbank, DongABank, MBB. Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn xác định các đối thủ cạnh tranh nổi bật nhất của VCB trong lĩnh vực huy động vốn bao gồm: Agribank, Vietinbank, BIDV, ACB, Sacombank, Techcombank, MBB, Eximbank và DongABank. Hiện tại, các đối thủ cạnh tranh của VCB hầu hết đều có những thế mạnh riêng gắn liền với lịch sử hình thành và sứ mệnh hoạt động của bản thân các ngân hàng. Để đi sâu vào phân tích lợi thế của các đối thủ cạnh canh của VCB, luận văn sẽ chia đối thủ cạnh tranh của VCB thành 2 nhóm chính dựa trên các tiêu chí về quy mơ kinh doanh và loại hình sở hữu:

Nhóm 1: nhóm các ngân hàng khối quốc doanh

Nhóm này bao gồm: Agribank, Vietinbank, VCB và BIDV. Nhóm này có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing mix nhằm huy động vốn tại NHTM cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)