Cơ cấu huy động vốn theo nhóm ngân hàng năm 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing mix nhằm huy động vốn tại NHTM cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 34)

Agribank (AGRB) giữ vị trí số 1 về thị phần huy động vốn, tuy nhiên thị phần có sự thu hẹp đáng kể giảm từ 15,4% năm 2010 xuống 14,7% trong năm 2011. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Agribank chỉ đạt 5,4%. Trong khi đó, Vietinbank (CTG) năm qua đã bứt phá mạnh mẽ và vượt qua BIDV vươn lên đứng vị trí thứ 2 về thị phần huy động vốn trong hệ thống (tăng từ 8,4% lên 10,6%), đồng thời Vietinbank cũng là ngân hàng có mức tăng trưởng huy động vốn cao nhất (tăng 39,7% so với 2010). Thị phần huy động vốn của VCB tăng từ 8,0% lên 8,5% và vẫn

59.50 57.10 49.70 45.10 43.60 43.40 30.40 33.10 40.80 46.70 47.10 47.10 8.80 8.10 7.50 6.60 7.60 7.20 1.30 1.70 2.00 1.60 1.70 2.30 0% 20% 40% 60% 80% 100% 12/2007 12/2008 12/2009 12/2010 12/2011 03/2012 Ngân hàng quốc doanh Ngân hàng cổ phần

giữ vị trí thứ 4 trong hệ thống. Tăng trưởng huy động vốn mạnh thuộc về nhóm các ngân hàng cổ phần: TCB (35,8%), MBB (33,3%) và ACB (32,9%).

Nguồn: Theo báo cáo của VCBS, 2011

Hình 2.2: Số dƣ huy động vốn của một số ngân hàng tại thời điểm 31/12/2011

Hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đều tập trung vào loại hình kinh doanh bán lẻ, trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư vẫn là chủ yếu (ngoại trừ ngân hàng Quân Đội). Ưu điểm của nguồn vốn này so với nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế là tính ổn định cao, hầu hết là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nên các ngân hàng sẽ chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn để mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Do vậy, các ngân hàng thường đặt mục tiêu phát triển nguồn vốn huy động từ thị trường này bằng nhiều hình thức.

Nguồn: www.gafin.vn

Hình 2.3: Thị phần huy động vốn và tổng vốn huy động của một số ngân hàng

417,526 342,771 280,542 277,051 227,641 109,399 120,753 92,304 86,186 61,900 - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000

AGRB CTG BIDV VCB ACB TCB MBB MSB VIB SHB

Về lãi suất

Trong các tháng đầu năm 2012, NHNN vẫn điều tiết hoạt động huy động của các NHTM theo cơ chế đặt ra mức trần huy động đối với tất cả các kỳ hạn gửi tiền. Tuy nhiên, để lãi suất biến động bình thường theo quy luật tiền tệ, NHNN phải bỏ trần lãi suất. Sau khi Thông tư 19/2012/TT-NHNN được ban hành và có hiệu lực thực hiện kể từ ngày 11/6/2012, trần lãi suất huy động đối với các kỳ hạn gửi trên 12 tháng đã được tháo bỏ, theo đó các ngân hàng được phép thương lượng lãi suất với khách hàng ở các kỳ hạn phù hợp với quy định của Thông tư 19 căn cứ vào điều kiện thực tế từng ngân hàng. Kể từ thời điểm trên, các NHTM đã bước vào một cuộc đua lãi suất mới. Mặc dù các ngân hàng thương mại Nhà nước đã lần lượt tăng lãi suất huy động tại các kỳ hạn để thu hút nguồn vốn huy động và hạn chế nguồn vốn chảy sang các ngân hàng khác mà điển hình là VCB, tuy nhiên nếu so sánh với mặt bằng lãi suất huy động chung trên thị trường thì mức lãi suất huy động do nhóm các ngân hàng này đưa ra vẫn còn khá thấp.

Nguồn: www.sbv.gov.vn

Hình 2.4: Lãi suất huy động bình qn của các nhóm ngân hàng tháng 6/2012 2.2.2 Tình hình huy động vốn của VCB 2.2.2 Tình hình huy động vốn của VCB

Năm 2011, công tác huy động vốn đặc biệt khó khăn do tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách kiểm sốt thị trường ngoại hối nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn của VCB phải đối mặt với nhiều thách thức hơn

0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00 Nhóm NHTMCP Nhóm NHTMNN Nhóm NHTMCP Nhóm NHTMNN Khơng kỳ hạn 3 tháng 6 tháng 12 tháng USD VND

do sự cạnh tranh khơng lành mạnh của các tổ chức tín dụng khác. Trước diễn biến phức tạp của thị trường, Ban lãnh đạo VCB xác định công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu và xuyên suốt trong năm. VCB một mặt tuân thủ các quy định của NHNN, mặt khác đã linh hoạt đưa ra các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn như là tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm huy động,… Bên cạnh đó, VCB cũng chủ động huy động vốn từ nước ngồi, tham gia tích cực các hoạt động kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng.

Mặc dù, trong bối cảnh hoạt động huy động vốn của các ngân hàng phải đứng trước nhiều khó khăn, thách thức nhưng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế của VCB năm 2011 vẫn tiếp tục có sự tăng trưởng tốt với mức trên 17% so với năm 2010, đạt gần 242.300 tỷ VND, trong đó huy động vốn từ dân cư tăng mạnh ở mức trên 23% so với năm trước, đạt gần 122.000 tỷ VND.

Nguồn: Báo cáo thường niên VCB năm 2007 – 2011

Hình 2.5: Số dƣ huy động vốn của VCB giai đoạn 2007 - 2011

Về cơ cấu huy động vốn, nguồn vốn huy động chính vẫn là từ tổ chức kinh tế và cá nhân, trong đó loại tiền huy động chủ yếu vẫn là VND. Với thế mạnh là ngân hàng có quy mơ lớn với hệ thống các chi nhánh phân bố ở hầu hết các tỉnh thành và thương hiệu được nhiều người biết đến, VCB đã tập trung khai thác thị trường tiềm năng là các cá nhân trong dân cư có nguồn tiền nhàn rỗi.

144,810 159,989 169,457 208,320 241,700 - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 2007 2008 2009 2010 2011 Số dư huy động vốn (Tỷ VND)

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của VCB

Đơn vị tính: tỷ VND, triệu USD

Chỉ tiêu 31/03/2011 31/05/2011 30/09/2011 30/11/2011 31/03/2012 31/05/2012

Huy động vốn 295,700 292,885 300,944 323,969 309,398 327,010

Liên ngân hàng 87,681 91,920 78,073 85,999 70,695 69,989

Nền kinh tế 208,019 200,965 222,871 237,970 238,703 257,021

Theo đối tượng

+ TCKT 99,899 85,772 99,750 107,723 96,155 102,519

+ Dân cư 106,720 99,770 105,454 118,026 129,747 136,152

+ Vay bảo hiểm 4,100 9,450 11,150 12,800 18,350

+ Nhận ủy thác đầu tư - 11,323 8,217 1,071 - -

Theo loại tiền

+ VND 130,684 127,063 154,052 166,323 171,939 190,861

+ Ngoại tệ 3,735 3,580 3,336 3,444 3,205 3,177

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng của VCB năm 2011 - 2012

Mặc dù kết quả huy động vốn đạt được khá khả quan, tuy nhiên VCB vẫn chưa thể hoàn thành kế hoạch về huy động vốn do Đại hội đồng Cổ đông đề ra cho năm 2011, mức độ hoàn thành là 90,3%. Đây là lần đầu tiên trong vòng 5 năm trở lại đây VCB không đạt được mức kế hoạch huy động vốn đề ra. Do vậy, một chính sách marketing hiệu quả trong huy động vốn để giữ vững thị phần và phát triển khách hàng đang trở nên hết sức cần thiết cho VCB trong giai đoạn hiện nay.

2.3 Những tác động của môi trƣờng đến hoạt động huy động vốn của VCB 2.3.1 Môi trƣờng vĩ mô 2.3.1 Môi trƣờng vĩ mô

2.3.1.1 Các yếu tố kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng GDP

Theo số liệu từ Tổng cục Thống Kê, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011 là 6,83%, trong đó tốc độ tăng có xu hướng giảm dần và tăng trưởng của năm 2011 chỉ còn bằng 72% so với năm 2006. Tăng trưởng ba khu vực kinh tế cơ bản trong năm 2011 như sau: khu vực nông, lâm nghiệp và

thủy sản tăng 4%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,53%, và khu vực dịch vụ tăng 6,99%.

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2011

Hình 2.6: Tốc độ tăng trƣởng GDP Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011

Khi nền kinh tế tăng trưởng, nhu cầu của các doanh nghiệp và cá nhân về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng sẽ có xu hướng tăng, trong đó các doanh nghiệp và cá nhân sẽ có nhu cầu phát triển giao dịch, vay hoặc gửi tiền tại các ngân hàng,.... Đây chính là điều kiện để ngân hàng tăng trưởng tín dụng, huy động tiền gửi và tăng thu nhập từ việc cung ứng các dịch vụ khác.

Kim ngạch xuất nhập khẩu

Trong giai đoạn 2007 - 2011, Việt Nam là quốc gia nhập siêu với mức nhập siêu cao nhất là vào năm 2008. Năm 2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt trên 203.67 tỷ USD, mức cao nhất trong lịch sử với con số nhập siêu thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây (chi tiết theo Phụ lục 3 - Kim ngạch xuất nhập

khẩu Việt Nam từ năm 2007 đến 2011).

Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO vào tháng 1/2007 đã có tác động đáng kể đến cán cân thương mại của Việt Nam, trong đó hoạt động xuất nhập xuất đã có những bước phát triển nổi bật với mức tăng bình quân giai đoạn 2007 - 2011 của giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu là 18,1%/năm. Hoạt động xuất nhập khẩu tăng làm cho nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, gửi ngoại tệ,... của doanh nghiệp tại các ngân hàng tăng.

8.46% 6.31% 5.32% 6.78% 5.89% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00% 9.00% 2007 2008 2009 2010 2011 Tốc độ tăng trưởng GDP

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011

Hình 2.7: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011

Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ số cơ bản đo lường giá cả hàng hoá dịch vụ và cho biết liệu nền kinh tế có bị lạm phát hoặc giảm phát hay khơng. Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam bình quân giai đoạn 2001 - 2011 là 9,25%, trong đó bình qn giai đoạn 2006 - 2011 là 12,60%. Trong năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng bình quân đã tăng khoảng 18,12%, vượt quá chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua sau khi điều chỉnh (17%).

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011

Hình 2.8: Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 2007 - 2011

Trong bối cảnh nền kinh tế lạm phát cao, NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế làm phát, trong đó quy định trần lãi suất huy động và cho vay đã được ban hành và theo dõi một cách chặt chẽ. Theo đó, hoạt động kinh doanh

-40 -20 0 20 40 60 80 100 120 2007 2008 2009 2010 2011

Kim ngạch xuất khẩu (Tỷ USD) Kim ngạch nhập khẩu (Tỷ USD) Nhập siêu (Tỷ USD)

12.75 19.87 6.52 11.75 18.13 0 5 10 15 20 25 2007 2008 2009 2010 2011

của ngân hàng sẽ chịu nhiều tác động từ những chính sách trên, cụ thể: thu nhập từ hoạt động kinh doanh có thể giảm khi trần lãi suất bị khống chế, nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế sẽ có sự chuyển dịch mạnh khi sự cạnh tranh để huy động giữa các ngân hàng ngày càng tăng, ... Chính trong giai đoạn này, các ngân hàng cần phải nghiên cứu để xây dựng cho mình một chiến lược marketing phù hợp để đảm bảo hoạt động huy động vốn tăng trưởng ổn định, giữ vững và phát triển thị phần, xây dựng thương hiệu vững mạnh để tạo tiền đề cho các năm sắp tới.

2.3.1.2 Yếu tố chính trị

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có mơi trường chính trị - xã hội ổn định, đáp ứng được nhu cầu kinh doanh lâu dài của các nhà đầu tư. Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam cũng từng bước hình thành thể chế kinh tế thị trường, duy trì được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao. Đặc biệt, khi Luật Doanh nghiệp chung được ban hành đã mở ra một sân chơi chung đối với tất cả các chủ đầu tư, không phân biệt thành phần kinh tế, không phân biệt chủ đầu tư trong nước và nước ngồi đã tạo ra một khn khổ pháp lý thơng thống cho các chủ đầu tư. Theo báo cáo năm 2011 của Ngân hàng Thế giới (WB), môi trường kinh doanh của Việt Nam xếp hạng 98 trong tổng số 183 quốc gia khảo sát, đứng thứ 5 trong khối ASEAN sau Singapore, Thái Lan, Malaysia và Brunei.

Khi Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam đã đưa ra cam kết mở cửa đối với 11 ngành dịch vụ (bao gồm khoảng 110 phân ngành dịch vụ), trong đó có dịch vụ tài chính. Một số cam kết chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng khi Việt Nam gia nhập WTO như:

- Kể từ ngày 01/04/2007, ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép thành lập tại Việt Nam. Các tổ chức tín dụng nước ngồi được thiết lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức như văn phòng đại diện, chi nhánh, liên doanh, 100% vốn nước ngoài, ...;

- Các tổ chức tín dụng nước ngồi hoạt động tại Việt Nam được phép cung ứng hầu hết các loại hình dịch vụ ngân hàng theo mơ tả trong Phụ lục về dịch vụ tài chính ngân hàng kèm theo Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS);

- Các chi nhánh ngân hàng nước ngồi được nhận tiền gửi VNĐ khơng giới hạn từ các pháp nhân. Việc huy động huy động tiền gửi VNĐ từ các thể nhân Việt Nam sẽ được nới lỏng trong vịng 5 năm theo lộ trình.

- Chi nhánh ngân hàng nước ngồi khơng được phép mở các điểm giao dịch ngoài trụ sở chi nhánh nhưng được thiết lập và vận hành hoạt động các máy rút tiền tự động.

- Một ngân hàng thương mại nước ngồi có thể đồng thời mở một ngân hàng con và các chi nhánh hoạt động tại Việt Nam; các điều kiện cấp phép đối với ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ dựa trên các qui định an toàn và giải quyết các vấn đề như tỷ lệ an tồn vốn, khả năng thanh tốn và quản trị doanh nghiệp; - Các ngân hàng nước ngồi có thể tham gia góp vốn liên doanh với đối tác Việt

Nam với tỷ lệ góp vốn khơng vượt q 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh;

- Để mở một chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam thì ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản có trên 20 tỷ đơ la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm xin mở chi nhánh; mức yêu cầu tổng tài sản có đối với việc thành lập ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng con 100% vốn nước ngoài của ngân hàng nước ngồi là trên 10 tỷ đơ la Mỹ.

Như vậy, theo lộ trình cam kết, ngồi việc được thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam từ năm 2007 thì từ năm 2011 các ngân hàng này đã có thể hoạt động trong một số lĩnh vực cơ bản như cho vay, nhận tiền gửi, cho thuê tài chính như các ngân hàng Việt Nam. Đây sẽ là một thách thức đối với các ngân hàng TMCP Việt Nam khi hầu hết đều có quy mơ vốn điều lệ và vốn pháp định còn khá nhỏ, nguồn vốn kinh doanh và công nghệ kỹ thuật chưa thể sánh bằng các ngân hàng nổi tiếng trên phạm vị toàn thế giới như: ANZ, HSBC, ... Do vậy, để có thể giữ vững và phát triển thị phần kinh doanh, các ngân hàng Việt Nam cần phải có sự chuẩn bị về nguồn lực, kết hợp với nhau để nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng nội địa trước khi cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng ngoại vốn có nhiều lợi thế.

Hiện nay, NHNN đã ban hành một hệ thống các quy định để kiểm sốt và điều chỉnh tồn diện hoạt động của ngành ngân hàng (chi tiết theo Phụ lục 4 - Tóm

tắt nội dung một số văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng đang có hiệu lực).

2.3.1.3 Các yếu tố xã hội

Về dân số

Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy Việt Nam là quốc gia có dân số đơng thứ ba ở Đơng Nam Á và đứng thứ 13 trong số những quốc gia có dân số đơng nhất thế giới. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, đến cuối năm 2011, dân số trung bình cả nước ước tính đạt 87,84 triệu người, tăng 1,04% so với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing mix nhằm huy động vốn tại NHTM cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)