Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU
2.1 Tổng quan ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
2.1.3 Cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực và mạng lưới hoạt động
Cơ cấu tổ chức
Ban lãnh đạo và toàn thể đội ngũ nhân viên của Vietbank quyết tâm phấn đấu để đưa Vietbank trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam trong thời gian tới. Cùng với mục tiêu hướng tới một ngân hàng hiện đại, mơ hình tổ chức hoạt động của Vietbank những năm qua đã được thay đổi để phù hợp với tình hình hiện tại, thúc đẩy cải thiện dịch vụ khách hàng. Việc tái cơ cấu tổ chức đã tách bạch rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận giúp cho Vietbank nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng, hạn chế rủi ro.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vietbank (xem phụ lục 1)
Nguồn nhân lực
Con người luôn là nguồn vốn quý giá và then chốt, Vietbank chú trọng phát triển nhân sự nội bộ và đội ngũ kế thừa đồng thời thu hút các ứng viên có năng lực từ bên ngồi vào Vietbank bằng chính sách lương cạnh tranh và phúc lợi đa dạng.
Sau hơn 6 năm đi vào hoạt động, với số lượng nhân viên ban đầu là 85 người năm 2007, hiện nay Vietbank đã có gần 1.300 nhân sự trẻ, năng động, sáng tạo có tinh thần trách nhiệm cao sẵn sàng đáp ứng cao nhất mọi nhu cầu của khách hàng.
Mạng lưới hoạt động
Để mở rộng quy mô và nâng cao sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác, Vietbank đã thành lập các chi nhánh trên khắp các tỉnh thành, đưa mạng lưới của ngân hàng đến với mọi miền đất nước. Ngày 18/2/2009, Vietbank khai trương chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh tại số 02 Thi Sách, phường Bến Nghé, quận 1 – chi nhánh đầu tiên của Vietbank tại thị trường TP. HCM.
Tính đến 01/10/2012, Vietbank đã có 95 điểm giao dịch tại khắp các vùng kinh tế trọng điểm trên tồn quốc, trong đó chủ yếu nằm ở TP.HCM với 45 điểm giao dịch. Việc phát triển mạng lưới của Vietbank trong nhiều năm qua khơng những góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động mà cịn góp phần quảng bá thương hiệu của ngân hàng. Đây là minh chứng cho sự phát triển nhanh, an toàn và bền vững của Vietbank trong bối cảnh hiện nay.