Kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tài sản thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (vietbank) luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 63)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU

2.6 Kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

Kết quả đạt được

Vietbank đã tạo dựng một thương hiệu với những đặc trưng riêng, xây dựng tên thương hiệu có ý nghĩa và dễ nhớ.

Mạng lưới kênh phân phối được mở rộng khắp cả nước với tốc độ nhanh, sản phẩm dịch vụ đa dạng phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

Thương hiệu ngày càng được nhiều người biết đến, thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch với Vietbank. Điều này được thể hiện rõ nhất ở kết quả huy động cao cũng như tăng trưởng tín dụng trong thời gian qua.

Vietbank đã xây dựng được bộ quy tắc ứng xử cho nhân viên trong giao dịch với khách hàng từ hình thức giao dịch trực tiếp đến giao dịch qua điện thoại: chuẩn hóa

cách xưng hô, tác phong ăn mặc, cử chỉ hành động, tốc độ và thái độ phục vụ….nhằm tạo thiện cảm cho khách hàng.

Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

Ban lãnh đạo chưa nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu, chính vì vậy chưa có đầu tư đúng mức về cơng tác xây dựng cũng như quảng bá thương hiệu Vietbank dẫn đến thương hiệu chưa được nhiều người biết đến.

Ngân hàng còn thiếu bộ phận chuyên trách về thương hiệu. Cán bộ phụ trách cơng việc này hiện nay cịn mang tính kiêm nhiệm, chính vì vậy cịn thiếu tính chun nghiệp cũng như đầu tư kỹ về thương hiệu.

CBNV chưa nhận thức được vai trị của mình trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu ngân hàng. Việc thiếu kiến thức về thương hiệu dẫn đến việc nhiều nhân viên cho rằng hoạt động này không phải là việc của mình, đó là việc của phịng Marketing, chưa nhận thức được đó là tồn bộ hoạt động của ngân hàng từ việc nâng cao chất lượng SPDV, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, hồn thiện phong cách phục vụ…. Nhân viên chưa thể hiện được là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng.

Làm về thương hiệu cịn mang tính chủ quan, thiếu sự tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các công ty chuyên trách trong lĩnh vực này, cũng như chưa có một khảo sát thực tế nào để đánh giá.

Sản phẩm chưa có nhiều sự khác biệt so với các ngân hàng khác, còn nghèo nàn. Đặc biệt hiện nay nhu cầu sử dụng thẻ ATM ngày càng cao thì Vietbank chưa có sản phẩm này, điều đó trở thành rào cản rất lớn cho nhiều khách hàng muốn giao dịch với Vietbank

Đến nay Vietbank vẫn chưa xây dựng slogan phù hợp với ngân hàng và để khách hàng hiểu và nhớ đến Vietbank hơn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 trình bày chi tiết thực trạng phát triển tài sản thương hiệu Vietbank. Mẫu nghiên cứu n=302 được thống kê theo giới tính, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp. Qua đánh giá sơ bộ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố EFA, mơ hình nghiên cứu đã được điều chỉnh từ 4 nhân tố thành 3 nhân tố bao gồm: sự nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận, liên tưởng và trung thành thương hiệu.

Kết quả cũng cho biết các giả thuyết được chấp nhận bao gồm H1 và H4, còn các giả thuyết H2 và H3 bị bác bỏ.

Chương tiếp theo sẽ nêu những giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu tìm được và nêu lên kết luận về đề tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tài sản thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (vietbank) luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)