Lợi nhuận sau thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tài sản thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (vietbank) luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 32)

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Giá trị (tỷ đồng) 10 22 42 60 112 21

(Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2007 -2012)

Từ ngày thành lập đến năm 2011, lợi nhuận của Vietbank liên tục tăng cao. Trong 2 năm đầu tiên, Vietbank chỉ hoạt động trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nhưng đã đạt được 10 tỷ đồng lợi nhuận năm 2007 và tăng thành 22 tỷ đồng năm 2008. Điều đó cho thấy một triển vọng phát triển ở một ngân hàng mới như Vietbank. Đặc biệt năm 2011 với sự ra đời của nhiều PGD, quỹ tiết kiệm, VIETBANK hoạt động càng hiệu quả hơn, lợi nhuận đạt 112 tỷ đồng, gấp 2 lần so với năm trước. Tuy nhiên do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu vào thời điểm cuối 2011 – 2012, kết quả kinh doanh của Vietbank cũng bị ảnh hưởng. Nhiều cá nhân và doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, dẫn đến lợi nhuận chỉ còn 21 tỷ đồng năm 2012. Đây cũng là kết quả chung của toàn ngành ngân hàng.

Vietbank chủ trương tăng trưởng trong tầm kiểm soát và chỉ tăng trưởng nếu kiểm soát được rủi ro. Với chiến lược tăng trưởng bền vững, Vietbank hy vọng sẽ đạt được mục tiêu trước mắt là trở thành ngân hàng thương mại cổ phần trung bình và thu

hẹp khoảng cách về quy mô so với các ngân hàng thương mại nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu khác như ACB, Sacombank...

Biểu đồ lợi nhuận sau thuế (xem phụ lục 2)

Khả năng sinh lời: Từ năm 2007 đến nay, thị trường tài chính có sự biến động phức

tạp. Vietbank ra đời khá muộn so với các ngân hàng TMCP khác, lại rơi vào giai đoạn khó khăn của thị trường nên khả năng sử dụng vốn và tài sản khá thấp và có sự biến động qua từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tài sản thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (vietbank) luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)