Kết quả EFA biến độc lập sau khi loại biến có trọng số nhỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tài sản thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (vietbank) luận văn thạc sĩ (Trang 49 - 52)

Biến Nhân tố 1 2 3 NB3 0.813 NB2 0.812 NB5 0.772 NB6 0.764 NB4 0.705 NB1 0.669 TT2 0.847 TT3 0.796 TT4 0.762 TT1 0.751 LT4 0.600 LT2 0.578 CL5 0.841 CL4 0.840 Eigen - Value 5.248 2.124 1.307 Phương sai trích % 25.924 24.704 11.366 Cronbach' Alpha 0.870 0.845 0.690

Kết quả chạy EFA lần đầu cho thấy có 4 yếu tố được trích tại eigenvalue có giá trị 1.099 với tổng phương sai trích là 59.577%, phương sai trích như vậy đã đạt yêu cầu (lớn hơn 50%). Tuy nhiên có 6 biến bị loại do có sai biệt của tải nhân tố so với các nhân tố khác nhỏ hơn 0.3, không đạt yêu cầu cần phải loại bỏ là CL1, CL2, CL3 (thành phần chất lượng cảm nhận), LT1, LT3, LT5 (thành phần liên tưởng thương hiệu).

Theo bảng 2.10, sau khi loại biến và chạy EFA lần 2, trích được 3 yếu tố tại eigenvalue có giá trị 1.307 với tổng phương sai trích là 61.993%, phương sai trích như vậy đã đạt yêu cầu vì lớn hơn 50%

Tuy nhiên, hai thang đo liên tưởng thương hiệu LT và trung thành thương hiệu TT gộp chung lại thành một yếu tố. Hai khái niệm này về mặt lý thuyết là hai thành phần phân biệt, nhưng về mặt thực tiễn có thể là một thành phần đơn hướng. Để dễ hình dung, tác giả đặt tên mới cho nhân tố này là “liên tưởng_trung thành thương hiệu”, được ký hiệu là LT_TT. Như vậy, sau khi EFA loại các biến không đạt yêu cầu, các thang đo đều đạt yêu cầu. Các biến này được kiểm định tiếp theo với phương pháp phân tích mơ hình hồi quy tuyến tính. (xem phụ lục 6)

Các thang đo có biến bị EFA loại, hệ số Cronbach’s Alpha của chúng được tính lại. Cụ thể là Cronbach’s Alpha của thành phần chất lượng cảm nhận là 0.690, của thành phần liên tưởng_trung thành thương hiệu LT_TT là 0.845 (xem phụ lục 7)

Như vậy, các thang đo sau khi đánh giá chính thức bao gồm 3 thành phần với 14 biến quan sát, cụ thể:

- Thành phần nhận biết thương hiệu NB được đo lường bằng 6 biến quan sát: NB1, NB2, NB3, NB4, NB5, NB6.

- Thành phần chất lượng cảm nhận CL được đo lường bằng 2 biến quan sát: CL4, CL5.

- Thành phần liên tưởng_trung thành thương hiệu LT_TTđược đo lường bằng 6 biến quan sát: LT2, LT4, TT1,TT2,TT3,TT4

Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc

Kết quả phân tích cho thấy với giá trị KMO = 0.731(Sig = 0.000) và tại giá trị Eigen value là 2.308 thang đo tài sản thương hiệu đạt giá trị phương sai trích 76.941%. Điều này chứng tỏ EFA của nghiên cứu rất thích hợp với dữ liệu. Tất cả các biến đều đạt hệ số tải lớn hơn 0.5. Một nhân tố duy nhất được rút trích cho yếu tố tài sản thương

hiệu chứng tỏ thang đo đạt hội tụ và mẫu có tính đại diện cho đám đơng. Thang đo tài sản vẫn đảm bảo 3 biến TS1, TS2, TS3 (Xem phụ lục 8)

2.4.3 Điều chỉnh mơ hình nghiên cứu

Như vậy việc đánh giá thang đo tài sản thương hiệu qua phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phương pháp nhân tố khám phá EFA đã cho kết quả mơ hình nghiên cứu khác với mơ hình ban đầu đã được đề cập tại mơ hình 2.2. Cụ thể mơ hình sẽ bao gồm 3 giả thuyết về các thành phần của tài sản thương hiệu. Do đó mơ hình nghiên cứu cần được hiệu chỉnh lại cùng với các giả thuyết được thể hiện trong hình 2.4 sau:

Hình 2.4 Mơ hình hiệu chỉnh Nhân tố 1: Nhận biết thương hiệu Nhân tố 1: Nhận biết thương hiệu

1. Tôi biết ngân hàng Vietbank

2. Tôi dễ dàng nhận biết Vietbank trong các ngân hàng khác 3. Tôi dễ dàng phân biệt Vietbank với các ngân hàng khác 4. Các đặc điểm của Vietbank đến với tơi một cách nhanh chóng 5. Tơi có thể nhớ và nhận biết logo Vietbank rất nhanh

6. Tổng quát khi nhắc đến Vietbank tơi có thể dễ dàng hình dung ra nó

Nhân tố 2: Liên tưởng_trung thành thương hiệu

Nhận biết thương hiệu

Chất lượng cảm nhận

Liên tưởng _trung thành thương hiệu

2. Thương hiệu Vietbank được nhiều người tin tưởng 3. Tôi cho là tôi trung thành với Vietbank

4. Vietbank sẽ là ngân hàng đầu tiên tơi chọn khi có nhu cầu giao dịch 5. Tôi sẽ luôn luôn sử dụng sản phẩm dịch vụ của Vietbank

6. Tôi chỉ giao dịch với Vietbank chứ không liên hệ với ngân hàng khác

Nhân tố 3: Chất lượng cảm nhận

1. Thủ tục đơn giản

2. Thời gian hồn tất 1 giao dịch nhanh chóng

2.4.4 Phân tích sự khác biệt trong đánh giá tài sản thương hiệu theo độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập và giới tính nghiệp, thu nhập và giới tính

2.4.4.1 Sự khác biệt trong đánh giá tài sản thương hiệu Vietbank theo độ tuổi

Phân tích ANOVA giữa các nhóm tuổi dưới đây để xác định có sự khác biệt đối với tài sản thương hiệu giữa các nhóm này hay khơng. Kết quả phân tích ở bảng 2.11 cho thấy là có sự khác biệt (mức ý nghĩa trong trường hợp này thì nhỏ hơn 0.05 – chúng ta chọn mức ý nghĩa là 0.05 tức là với độ tin cậy 95%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tài sản thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (vietbank) luận văn thạc sĩ (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)