Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU
2.1 Tổng quan ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietbank
Tình hình tăng vốn điều lệ: Vốn điều lệ là yếu tố quan trọng để tăng cường năng lực
tài chính, tăng nội lực, là nền tảng để Vietbank đầu tư và phát triển.
Bảng 2.1 Vốn điều lệ
Năm 2006 2007 2008 2010
Vốn điều lệ ( tỷ đồng) 200 500 1.000 3.000
(Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2007 -2012)
Sau 4 năm được ngân hàng nhà nước cấp giấy phép, Vietbank đã trải qua 3 lần tăng vốn điều lệ. Năm 2010 Vietbank đã tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng, gấp 15 lần so với năm 2006. Điều này cho thấy sự nổ lực của các cổ đông và Ban lãnh đạo ngân hàng trong việc đưa Vietbank trở thành một trong những ngân hàng TMCP hoạt động hiệu quả tại Việt Nam.
Biểu đồ vốn điều lệ (xem phụ lục 2)
Kết quả hoạt động kinh doanh:
Về tổng tài sản: Tổng tài sản của Vietbank liên tục tăng từ năm 2007 đến 2011, tăng
từ 895 tỷ năm 2007 lên 18.255 tỷ năm 2011. Đặc biệt trong năm 2010, tổng tài sản Vietbank tăng 233% so với năm 2009, điều này là do từ năm 2009 Vietbank bắt đầu mở rộng mạng lưới CN, PGD, quỹ tiết kiệm trên cả nước. Sang năm 2012, do tình hình kinh tế khó khăn, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả nên tổng tài sản có giảm nhẹ, khoảng 8,3% so với năm 2011. Tuy nhiên tính đến thời điểm này thì tổng tài sản của Vietbank đã tăng gần 20 lần so với năm 2007.
Bảng 2.2 Tổng tài sản
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Giá trị ( tỷ đồng) 895 1.267 7.257 16.900 18.255 16.861
(Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2007 -2012)
Huy động vốn: Vốn huy động đóng vai trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh của
mỗi ngân hàng, giúp ngân hàng chủ động trong chiến lược kinh doanh của mình đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhận thấy được tầm quan trọng của vốn huy động, Vietbank đã có nhiều giải pháp nhằm gia tăng hơn nữa nguồn vốn này như tăng lãi suất huy động, có chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Bảng 2.3 Huy động vốn
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Giá trị ( tỷ đồng) 72 64 4.751 5.666 5.259 7.981
(Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2007 -2012)
Trong 2 năm 2007-2008, Vietbank chỉ hoạt động tại Sở giao dịch Sóc Trăng nên kết quả huy động cũng như cho vay còn thấp. Sang năm 2009 ngân hàng bắt đầu khai trương chi nhánh Hồ Chí Minh và các PGD trên địa bàn thành phố nên kết quả huy động tăng đột biến. Đây cũng là thị trường chính của Vietbank. Năm 2009 Vietbank huy động được 4.751 tỷ đồng từ khách hàng, tăng gấp 74 lần so với năm trước. Năm 2010, huy động tăng thêm 19% so với năm 2009. Năm 2011, nguồn huy động của VIetBank giảm 8%so với năm 2011. Đến năm 2012 mặc dù tình hình kinh tế có nhiều biến động xấu, nhưng nhờ chính sách linh hoạt và đưa ra nhiều sản phẩm hấp dẫn nên Vietbank đã huy động được gần 8.000 tỷ đồng từ các tổ chức và cá nhân trong nước. Như vậy, nếu ko tính hai năm chuẩn bị 2007 và 2008, từ năm 2009 đến năm 2012, nguồn vốn huy động của Vietbank đã tăng 167%. Để đạt được tốc độ tăng trưởng như vậy, Vietbank đã chú trọng nhiều đến công tác tiếp thị, tăng cường thêm dịch vụ ngân hàng điện tử, và các chính sách ưu đãi thích hợp như ưu đãi cho các đối tượng:
giáo viên, bác sĩ, đồng hành cùng mùa khai trường, chương trình “Chăm sóc nụ cười”, “Chăm sóc khách hàng 2 trong 1”, “Qùa tặng tháng ba, cả nhà yêu thích”, “Ưu đãi đặc biệt dành cho các doanh nghiệp có nguồn thu USD”…Những hoạt động gắn bó thiết thực với cuộc sống, gắn liền với các mốc thời gian như vậy đã góp phần thu hút các doanh nghiệp và dân chúng gửi tiền tại Vietbank.
Biểu đồ huy động vốn (xem phụ lục 2)
Cho vay: Chính sách tín dụng của Vietbank được xây dựng trên cơ sở hiểu rõ về khách
hàng, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng với các nguồn lực hiện có của Vietbank
Bảng 2.4 Hoạt động cho vay
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Giá trị ( tỷ đồng) 106 218 3.821 7.248 8.272 8.728
(Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2007 -2012)
Năm 2010, sau 1 năm hoạt động rầm rộ, Vietbank đã tăng trường tín dụng khá mạnh. Nếu năm 2009 dư nợ đạt 3.821 tỷ đồng thì sang năm 2010 dư nợ Vietbank đã tăng thêm 90%, đạt 7.248. Sang năm 2011 dư nợ tiếp tục gia tăng nhưng với tốc độ chậm hơn so với năm trước, tăng 14% và con số này còn 6% vào năm 2012. Những mức tăng trưởng trong 2 năm trên tuy thấp nhưng phù hợp với tình hình chung của Việt Nam. Cụ thể năm 2011 ngân hàng nhà nước đặt ra giới hạn tăng trưởng tín dụng là 15 - 18%, tăng tổng phương tiện thanh toán 15 - 16%,như vậy mức tăng 14% của Vietbank là tương đối khả quan. Đến năm 2012 tăng trưởng tín dụng Vietbank thấp như vậy là do ngân hàng nhà nước đưa ra các giải pháp kiểm sốt chính sách tiền tê, theo đó điều hành linh hoạt và đồng bộ các cơng cụ chính sách tiền tệ, đảm bảo kiểm soát lượng tiền cung ứng phù hợp với mục tiêu kiểm sốt tổng phương tiện thanh tốn 14-16% và tín dụng tăng trưởng 15-17% đặc biệt giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các nhóm nhóm tổ chức tín dụng, trên cơ sở xếp loại tổ chức tín dụng của cơ quan thanh tra, giám
sát ngân hàng. Bên cạnh đó tình hình kinh tế khó khăn, nợ xấu ngày càng nhiều nên Ban lãnh đạo ngân hàng rất cẩn trọng trong việc đưa đồng vốn ra thị trường.
Biểu đồ cho vay (xem phụ lục 2)
Lợi nhuận sau thuế: Mặc dù nền kinh tế còn nhiều bất ổn, lạm phát tăng cao nhưng Vietbank luôn nỗ lực không ngừng nâng cao năng lực quản lý và điều hành mang lại hiệu quả kinh doanh tốt. Đạt được những bước tiến vượt bậc này là nhờ ngân hàng đã tận dụng và phát huy các ưu thế trên thị trường, việc mở rộng mạng lưới CN, PGD đã góp phần thu hút thêm nhiều khách hàng, thực hiện các giao dịch có giá trị và hiệu quả cao hơn.
Bảng 2.5 Lợi nhuận sau thuế
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Giá trị (tỷ đồng) 10 22 42 60 112 21
(Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2007 -2012)
Từ ngày thành lập đến năm 2011, lợi nhuận của Vietbank liên tục tăng cao. Trong 2 năm đầu tiên, Vietbank chỉ hoạt động trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nhưng đã đạt được 10 tỷ đồng lợi nhuận năm 2007 và tăng thành 22 tỷ đồng năm 2008. Điều đó cho thấy một triển vọng phát triển ở một ngân hàng mới như Vietbank. Đặc biệt năm 2011 với sự ra đời của nhiều PGD, quỹ tiết kiệm, VIETBANK hoạt động càng hiệu quả hơn, lợi nhuận đạt 112 tỷ đồng, gấp 2 lần so với năm trước. Tuy nhiên do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu vào thời điểm cuối 2011 – 2012, kết quả kinh doanh của Vietbank cũng bị ảnh hưởng. Nhiều cá nhân và doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, dẫn đến lợi nhuận chỉ còn 21 tỷ đồng năm 2012. Đây cũng là kết quả chung của toàn ngành ngân hàng.
Vietbank chủ trương tăng trưởng trong tầm kiểm soát và chỉ tăng trưởng nếu kiểm soát được rủi ro. Với chiến lược tăng trưởng bền vững, Vietbank hy vọng sẽ đạt được mục tiêu trước mắt là trở thành ngân hàng thương mại cổ phần trung bình và thu
hẹp khoảng cách về quy mô so với các ngân hàng thương mại nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu khác như ACB, Sacombank...
Biểu đồ lợi nhuận sau thuế (xem phụ lục 2)
Khả năng sinh lời: Từ năm 2007 đến nay, thị trường tài chính có sự biến động phức
tạp. Vietbank ra đời khá muộn so với các ngân hàng TMCP khác, lại rơi vào giai đoạn khó khăn của thị trường nên khả năng sử dụng vốn và tài sản khá thấp và có sự biến động qua từng thời kỳ.
Bảng 2.6 Khả năng sinh lời
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012
ROA 1.1 1.7 0.6 0.4 0.6 0.1
ROE 2.0 2.2 4.2 2.0 3.7 0.7
(Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2007 -2012)
Về ROA (khả năng sinh lời của tài sản): giai đoạn 2007-2008, Vietbank thành lập và đi vào hoạt động, tổng tài sản vào khoảng 1.000 tỷ đồng, mức sinh lời của tài sản vào khoảng 1,1%. Năm 2009, khi Vietbank bắt đầu mở rộng quy mơ hoạt động, tổng tài sản có sự tăng trưởng mạnh. Từ năm 2009 – 2011, tổng tài sản tăng trưởng từ 7.000 tỷ đồng lên đến 18.000 tỷ đồng. Tuy nhiên lợi nhuận tăng trưởng chưa tương xứng với sự tăng trưởng của tài sản, một phần do Vietbank chú trọng mở rộng địa bàn, gây dựng thương hiệu, một phần do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính 2008 nên lợi nhuận còn thấp. ROA trong giai đoạn này vào khoảng 0,6%, trong khi đó tồn ngành là 1,02%. Đến năm 2012, cuộc khủng hoảng vẫn còn ảnh hưởng mạnh đến thị trường tài chính Việt Nam, ngân hàng nhà nước thắt chặt hoạt động tín dụng, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của ngân hàng. Vietbank sau giai đoạn phát triển nóng 2009 -2011 thì chững lại, tỷ lệ nợ xấu cao, trích lập dự phịng từ đó cũng tăng lên làm lợi nhuận giảm sút. ROA năm này chỉ còn 0,1%. Với sự giảm sút rõ rệt khả năng sinh lời của tài sản, Ban lãnh đạo Vietbank đã và đang từng bước điều chỉnh lại hoạt động nhằm đưa Vietbank thốt khỏi khó khăn và phát triển theo đúng cam kết ban đầu.
Còn xét về ROE (khả năng sinh lời của vốn chủ): trong giai đoạn từ 2007-2011, ROE của Vietbank có sự tăng trưởng, dao động trong khoảng từ 2%-4%. Tuy nhiên, xét về mặt bằng chung của ngành ngân hàng thì ROE của Vietbank chưa tốt. Vietbank chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Năm 2011, ROE toàn ngành là 10,4% trong khi VIETBANK chỉ 3,7%. Tiếp theo, đến năm 2012, khi mà ngân hàng nhà nước thanh tra hoạt động của các tổ chức tín dụng một cách mạnh mẽ thì các ngân hàng nói chung và Vietbank nói riêng đã cho thấy những thiếu sót, yếu kém trong hoạt động. Sự đẩy mạnh tín dụng trong giai đoạn trước, sự tăng trưởng nóng về quy mơ nhưng nguồn nhân lực chưa tốt đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Vietbank. Việc trích lập dự phịng cho các khoản nợ xấu làm lợi nhuận của Vietbank giảm sút, ROE năm 2012 chỉ còn 0,7%. Vietbank hiện đang từng bước cơ cấu lại hoạt động, nâng cao năng lực lãnh đạo, và năng lực của cán bộ công nhân viên để thoát khỏi khủng hoảng, đưa Vietbank ngày càng phát triển, cải thiện tỷ lệ ROE, ROA.
Biểu đồ khả năng sinh lời (xem phụ lục 2)