.Những kinh nghiệm tổ chức tập đoàn kinh tế ở một số nƣớc trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển đổi công ty cổ phần XNK intimex thành tập đoàn kinh tế (Trang 26 - 29)

1.3.1.Hàn Quốc

Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc điều hành Cheabol

Minh bạch hoá quản lý bằng cách công bố các báo cáo tài chính, thơng tin tài chính và thơng tin kinh doanh, điều hành chaebol

Không cho phép công ty mẹ bảo lãnh nợ cho cơng ty con thuộc tập đồn.

Xác lập và khống chế các tỉ lệ tài chính nhằm đảm bảo an tồn tài chính cho tập đồn. Trong đó tỉ lệ nợ vay trên vốn sở hữu không quá 200%.

Tập trung vào ngành nghề chun mơn nhằm gia tăng tính cạnh tranh ở mức độ toàn cầu.

Quy trách nhiệm cá nhân các lãnh đạo gia đình chaebol trong việc điều hành và lãnh đạo tập đoàn. Huỷ bỏ hội đồng các tổng giám đốc, các công ty mẹ cũng như cơ quan điều hành các hoạt động ngoài ngành. Gia tăng quyền hạn cho cổ đông thiểu số.

Đánh thuế lên giá trị quà tặng nhằm công khai và tránh hối lộ. Cấm các chaebol sở hữu các cơng ty tài chính phi ngân hàng.

Khống chế đầu tư lịng vịng vào các cơng ty thành viên và cấm một số giao dịch giữa các công ty thành viên với nhau.

Nghiêm cấm lễ lộc, quà cáp, hình thức tác động khơng hợp lệ đối với những người thừa kế chaebol.

1.3.2.Nhật Bản

Trước chiến tranh thế giới thứ 2, nền kinh tế Nhật Bản có nhiều chuyển biến, nổi bật là sự xuất hiện của các tập đoàn kinh tế lớn gọi là các Zaibatsu.

Đặc điểm chính của các Zaibatsu: Các công ty trong ngành cơng nghiệp khác nhau gắn bó với nhau vì cùng nguồn gốc và cùng chung một quyền sở hữu, cùng được một ngân hàng cung cấp tiền và thường buôn bán giao dịch với nhau.

Mỗi Zaibatsu có một ngân hàng hoạt động với chức năng cung cấp tiền. Tiền gửi của công chúng được đưa tới các cơng ty thành viên khác của nhóm bằng những khoản vay hoặc bảo hiểm cho việc phát hành cổ phần và giấy nợ. Khả năng dễ dàng huy động vốn đã cho phép các Zaibatsu dẫn đầu trong công cuộc phát triển công nghiệp nặng nhiều vốn như cơ khí và hố chất giữa hai cuộc đại chiến thế giới.

Quy mô và mức độ chi phối nền kinh tế: Phần lớn nền kinh tế công nghiệp Nhật

Bản lúc bấy giờ bị chi phối bởi bốn Zaibatsu lớn là Mitsubishi, Yasuda, Iwasaki, Mitsui và một số Zaibatsu nhỏ. Vào năm 1941 thì bốn Zaibatsu này có thể kiểm sốt 39% đầu tư tồn quốc vào ngành cơng nghiệp nặng.

Kinh nghiệm trong việc điều hành Các Zaibatsu

Các vị trí quan trọng của cơng ty con phải là người do công ty mẹ đề cử.

Một mặt, phát triển ổn định và bền vững những lĩnh vực kinh doanh truyền thống. Mặt khác, nghiên cứu và phát triển những ngành kinh doanh mới.

1.3.3.Trung Quốc

Ở Trung Quốc các tập đoàn kinh tế được biết đến với tên gọi là các tập đồn xí nghiệp. Do yêu cầu cạnh tranh của thị trường, một số xí nghiệp đã liên kết lại với nhau thành một thực thể kinh tế.

Lấy xí nghiệp lớn và trọng tâm làm cốt lõi, có thực lực kinh tế hùng hậu, có vị trí tương đối quan trọng trong nền kinh tế. Tập đồn xí nghiệp ở Trung Quốc có nhiều chức năng như sản xuất, nghiên cứu khoa học, tiêu thụ, phục vụ. Các xí nghiệp thành viên trong tập đồn xí nghiệp có mối quan hệ trao đổi, tức là thực hiện nguyên tắc lãi cùng hưởng, lỗ cùng chịu, khuyến khích cạnh tranh và gắn bó chặt chẽ với nhau. Sự ra đời của các tập đồn xí nghiệp ở Trung Quốc là sự phát triển quan trọng trong việc liên hợp kinh tế ngang, nó thích ứng với yêu cầu hợp tác sản xuất lớn, chun mơn hố, xã hội hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế và tỏ ra có sức sống khá mạnh trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

1.3.4.Thái Lan

Hoạt động của các doanh nghiệp ở Thái lan đã có những bước tiến đáng kể để hồ nhập với nền kinh tế thế giới và chính sự xuất hiện của TĐKT Thái Lan đã chứng minh cho quá trình hội nhập này. Có thể đơn cử cho sự phát triển của tập đồn xi măng SIAM là ví dụ: Tập đồn ximăng SIAM được hình thành trên cơ sở phát triển cơng ty xi măng Siam. Từ một công ty với nhiệm vụ ban đầu là sản xuất và cung ứng xi măng, đến nay tập đoàn SIAM đã mở rộng hoạt động ra rất nhiều ngành sản xuất và thương mại khác nhau.

Sự phát triển của tập đoàn được thực hiện chủ yếu bằng hai cách:

Thứ nhất là các bộ phận của các công ty do sự phát triển của sản xuất, các bộ phận của các công ty tự lớn lên và khi có đủ khả năng sản xuất đã tách thành những công ty độc lập nhưng vẫn là thành viên của tập đoàn để đáp ứng nhu cầu trong nước tăng nhanh.

Thứ hai là hàng loạt các công ty thành viên của tập đoàn được thành lập theo kiểu công ty liên doanh với nước ngồi. Phát triển các cơng ty liên doanh cho phép khai

thác được các nguồn đầu tư và cơng nghệ nước ngồi để phát triển sản xuất kinh doanh phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu.

Sự phát triển và mở rộng sản xuất, kinh doanh của tập đoàn xi măng Siam chủ yếu tập trung vào 20 năm trở lại đây. Hàng loạt các cơng ty mới được hình thành và các cơng ty liên doanh ra đời từ sau những năm 80. Điều đó phản ánh một thực tế khách quan là sự phát triển của tập đồn gắn bó chặt chẽ với tình hình phát triển và tăng trưởng kinh tế của Thái Lan, đồng thời nó góp phần thúc đẩy nền kinh tế Thái Lan phát triển nhanh hơn.

1.4.Khái quát quá trình hình thành tập đồn kinh tế theo mơ hình CTM-CTC ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển đổi công ty cổ phần XNK intimex thành tập đoàn kinh tế (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)