1.4.2.1.Những thành quả đạt đƣợc
Sau mười năm, kể từ năm 2001, vừa làm vừa rút kinh nghiệm các TĐKT theo mơ hình CTM-CTC, chúng ta đã đạt được những kết quả tích cực. Theo như hội nghị thường niên giữa Thường trực Chính phủ và các Tập đoàn ngoại trừ Vinashin, tổng doanh thu năm 2010 của 21 tập đoàn, tổng cơng ty 91 cịn lại ước đạt 1.173.489 tỷ đồng, tăng 22% so với kế hoạch. Cũng trong năm 2010, 21 tập đồn, tổng cơng ty 91 đã nộp ngân sách nhà nước đạt 173.549 tỷ đồng, tăng 31% so với thực hiện năm 2009.
Phương thức hình thành tổ hợp CTM-CTC ở nước ta thời điểm qua đã thể hiện rất rõ sự đa dạng, có trường hợp hình thành từ Viện nghiên cứu khoa học (trường hợp Viện máy và dụng cụ công nghiệp). Từ công ty thành viên hạch toán độc lập của TCT Nhà nước; từ công ty Nhà nước độc lập; từ TCT Nhà nước. Đa số các trường hợp là chuyển đổi, tổ chức từ mô hình TCT cũ như TCT Công nghiệp tàu thủy, TCT Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội, TCT Điện Lực Việt nam, TCT Bảo Hiểm Việt Nam, TCT Bưu Chính Viễn Thơng… Một số trường hợp lại do DNNN chủ động góp vốn với các DN khác để thành lập những pháp nhân mới và hoạt động theo Luật doanh nghiệp mà điển hình là Cơng ty may Việt Tiến đã góp vốn với DNNN của tỉnh Cần Thơ để hình thành cơng ty may Tây Đô, với DNNN của tỉnh Đồng Nai để thành lập công ty
may Đồng Tiến. Hiện nay Việt Tiến là CTM trong TCT may Việt Nam, điều hành tới 33 đầu mối sản xuất kinh doanh trong tổ hợp của mình.
Trên thực tế, nhìn chung các đơn vị thí điểm đều hình thành CTM vừa trực tiếp SXKD một lĩnh vực chính, vừa đầu tư tài chính vào DN khác. Điều này cũng là hợp lý vì trong giai đoạn đầu, CTM cần phải nắm giữ một số hoạt động SXKD chính nhằm duy trì vị thế và khả năng chi phối và hỗ trợ đối với CTC, đặc biệt là bảo lãnh tín dụng và sử dụng thương hiệu chung. Sau khi mơ hình đã vận hành trôi chảy. CTM sẽ tăng dần tỷ trọng hoạt động đầu tư tài chính so với hoạt động trực tiếp SXKD. Khi tập trung hoạt động đầu tư tài chính, CTM có điều kiện tập trung tối đa hóa hiệu quả đầu tư phát triển, tập trung vào định hướng chiến lược hoạt động cho tổ hợp nghiên cứu đổi mới công nghệ, cơ cấu sản phẩm, phát triển thị trường, phát huy được lợi thế so sánh về vốn, công nghệ, thương hiệu và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tổ hợp mẹ – con còn tạo điều kiện cho các đơn vị giảm chi phí sản xuất do giảm được chi phí kinh doanh trung gian, thay chi phí giáo dục bằng các chi phí giao dịch nội bộ, giảm lao động gián tiếp do bớt một số đầu mối, phịng ban chun mơn trước đây có ở tất cả các thành viên nay chỉ tồn tại ở CTM. Các TCT Bia, rượu, nước giải khát đã rất hiệu quả xét trên khía cạnh này.
Mơ hình CTM-CTC cũng làm thay đổi căn bản quan hệ, trách nhiệm, quyền hạn, lợi ích giữa CTM với các CTC, cơng ty liên kết từ điều hành quản lý kiểu CTM tham gia quản lý CTC với tư cách là cổ đơng, thành viên góp vốn, nhận cổ tức từ CTC theo tỷ lệ vốn góp, xóa bỏ việc thu phụ phí quản lý từ các CTC, CTC tự chủ trong hoạt động kinh doanh, mọi quan hệ về thương mại với CTM đều thông qua hợp đồng kinh tế, từ đó tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong tổ hợp với CTM đó là sự gắn kết bằng lợi ích kinh tế.
Về phía mình, các cơng ty thành viên đã được cổ phần hố và hoạt động theo mơ hình mới, là pháp nhân độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đã khắc phục được tình trạng trơng chờ, ỷ lại vào CTM về mọi vấn đề sản xuất kinh doanh như trước kia. Các CTC đã thật sự linh hoạt trong quản lý, điều hành, chun mơn hóa sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận, tự do nâng cao năng lực cạnh tranh cho cả tổ hợp. Chuyển đổi sang hoạt động theo mơ hình CTM-CTC, tạo điều kiện cho các cơng ty Nhà nước độc lập làm ăn có hiệu quả có thể mở rộng hoạt động kinh doanh
của mình bằng cách tách các bộ phận độc lập tương đối để hình thành những thực thể kinh doanh mới và qua đó cho phép các cơng ty có tiềm lực có thể vươn lên để thành những tổ hợp tập đồn lớn có sức cạnh tranh mạnh. Mơ hình CTM-CTC tạo động lực và điều kiện để các TCT Nhà nước đẩy nhanh q trình cổ phần hóa cơng ty thành viên. Trước đó các TCT cịn rất e ngại cổ phần hóa, vì càng cổ phần hóa càng giảm bớt doanh nghiệp thành viên. Mơ hình mới tạo điều kiện cho các TCT, công ty Nhà nước thực hiện việc đa dạng hóa các khoản vốn đầu tư nhằm phân tán rủi ro, linh hoạt hơn trong điều chỉnh vốn từ những nơi kém hiệu quả từ công ty con, công ty liên kết thua lỗ chuyển sang doanh nghiệp có hiệu quả hơn, huy động rộng rãi tiềm năng về vốn ngoài xã hội cho sự phát triển của cả TCT.
Việc thí điểm cho thấy những mặt được và tác dụng của chuyển đổi sang mơ hình mới, khơng chỉ là đối với các doanh nghiệp chuyển đổi, mà quan trọng hơn là nhờ đó rút ra được những kinh nghiệm đối với các cơ quan Nhà nước.
Việc chuyển đổi các TCT, các công ty thành viên TCT xác định rõ được địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân, tránh tình trạng pháp nhân trong pháp nhân như hiện nay giữa TCT Nhà nước và công ty thành viên hạch tốn độc lập.
Tóm lại, các kết quả đạt được của mơ hình CTM-CTC tại các đơn vị thực hiện chuyển đổi trong thời gian vừa qua chỉ dừng lại ở kết quả của việc thực hiện cổ phần hoá các DNNN. Cho đến nay, hiệu quả của TĐKT là chưa có, vì các doanh nghiệp đang trong quá trình quá độ để phát triển thành TĐKT. Vì vậy, để các tổ hợp CTM-CTC trở thành TĐKT cần phải có thời gian hồ nhập và những giải pháp định hướng để các DNNN nói riêng và TĐKT tại Việt Nam nói chung phát triển thành TĐKT thực thụ.
1.4.2.2.Những hạn chế cần khắc phục
Chuyển đổi tổng cơng ty Nhà nước sang mơ hình cơng ty mẹ - công ty con là một hướng đi phù hợp với xu thế phát triển của doanh nghiệp theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, đây là giai đoạn quá độ hình thành các TĐKT nên phát sinh một số vấn đề cần tháo gỡ để quá trình chuyển đổi mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp và Nhà nước:
Mặc dù chuyển sang mơ hình CTM - CTC một số doanh nghiệp vẫn giữ thói quen điều hành bằng mệnh lệnh hành chính trong mối quan hệ giữa “mẹ” với “con”. Điều lệ hoạt động của khá nhiều công ty mẹ – con chưa thể hiện sự bình đẳng các doanh nghiệp pháp nhân độc lập, dành quyền cho công ty mẹ quá nhiều và cho công ty con q ít.
CTM hầu hết vẫn là cơng ty 100% vốn Nhà nước. Chưa dám cổ phần hóa nên nguồn lực tài chính của CTM cịn yếu, vì vậy chưa thực sự làm được vai trị của CTM.
Nhiều CTM chưa xác định và thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người chủ sở hữu đối với phần vốn góp chi phối tại các CTC. Quy chế hoạt động và báo cáo của người đại diện chủ sở hữu chưa rõ, dẫn đến CTM khơng nắm chắc được tồn bộ hoạt động kinh doanh của CTC.
Nhiều CTM chưa đủ vốn điều lệ theo yêu cầu. Một số CTM tuy tiềm lực tài chính yếu nhưng vẫn cứ duy trì là cơng ty Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ nên khả năng chi phối, hỗ trợ các công ty con rất hạn chế, làm cho hiệu quả hoạt động chung của tổ hợp không cao. Trong một vài trường hợp, khi các CTC có nhu cầu nâng quy mơ vốn để đầu tư phát triển bằng cách phát hành thêm cổ phiếu thì cơng ty mẹ khơng đủ khả năng tiếp tục đầu tư vốn mua cổ phần để chi phối CTC. Khi đó, CTM có thể sẽ dùng quyền phủ quyết để không tăng vốn. Đây là một nguy cơ cản trở CTC phát triển đã diễn ra trong thực tế.
Vấn đề cơ cấu tổ chức của CTM
Hiện nay tại Việt Nam mơ hình CTM có HĐQT được áp dụng phổ biến nhất và cũng là mơ hình được quy định trong Luật DNNN 2003. Tuy nhiên, theo mơ hình này, cơ cấu tổ chức khơng khác gì, cơ cấu tổ chức của TCT. Vẫn là cơ cấu tổ chức ấy, vẫn những con người ấy và vẫn cách điều hành ấy, có nghĩa là trên phương diện giấy tờ văn bản thì một tổ chức mới đã thay thế cho tổ chức cũ, nhưng bộ máy hoạt động thì chưa thực sự có những đổi mới cần thiết.
Mâu thuẫn về thẩm quyền và lợi ích.
Trong mơ hình CTM-CTC sẽ tồn tại hai dòng thẩm quyền và hai lợi ích: thẩm quyền và lợi ích của cả tập đồn và thẩm quyền và lợi ích nội bộ của các cơng ty thành viên. Khi hai dòng thẩm quyền cùng tác động tạo ra khó khăn trong quản lý điều hành
và khi hai loại lợi ích khơng thống nhất sẽ tạo ra mâu thuẫn giữa các chủ thể. Một thành viên HĐQT của một công ty thành viên cũng có hai loại bổn phận và trách nhiệm. Thứ nhất, người đó phải trung thành với lợi ích của các cổ đơng của cơng ty, những người đã ủy thác tài sản cho họ. Thứ hai, họ phải trung thành với những lợi ích của cả tập đồn.
Mâu thuẫn về lợi ích có thể nảy sinh giữa các cơng ty thành viên và cả tập đồn. Một số hoạt động của một cơng ty thành viên sẽ có lợi cho cơng ty đó, nhưng lại bất lợi cho cả tập đồn. Một cơng ty thành viên có thể muốn đầu tư phát triển sản phẩm mới, mua thêm máy móc thiết bị, tăng số lượng cơng nhân nhưng xét trên bình diện cả tập đồn thì điều này lại khơng có lợi, vì có thể các hoạt động này được thực hiện ở các công ty khác sẽ phù hợp hơn. Một CTC có thể muốn theo chiến lược phát triển nhanh, nhưng CTM tại muốn CTC đó theo chiến lược duy trì, vì đã có một số CTC khác triển vọng phát triển tốt hơn theo chiến lược phát triển nhanh.
Nếu CTM sở hữu tồn bộ CTC thì vấn đề này dễ giải quyết, vì lợi ích của cả tập đồn là mục tiêu cuối cùng, nhưng nếu CTC cịn có các cổ đơng nhỏ khác thì đây là một vấn đề nan giải, vì trong quan hệ lợi ích người này được thì người kia sẽ mất.
TĨM TẮT CHƢƠNG 1
Việc Xây dựng và phát triển các TĐKT là một cơng việc khó khăn và phức tạp, cần phải có thái độ khoa học, thật sự cầu thị, mạnh dạn học hỏi các quốc gia khác, nhất là kinh nghiệm xây dựng TĐKT của các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan. Từ đó đặt ra sách lược và bước đi thích hợp với tình hình của Việt Nam, đưa tư tưởng kinh doanh lên đỉnh cao, thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế, đồng thời hướng hoạt động của các TĐKT ra nước ngoài. Phần kế tiếp luận văn sẽ đi vào phân tích thực trạng hoạt động của Cơng Ty Cổ Phần XNK Intimex.
CHƢƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK INTIMEX