2.3 .Phân tích mơi trƣờng bên trong
2.3.1 .Các hoạt động mang lại giá trị cho công ty
Hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại của Công ty bao gồm các hoạt động chính như sau:
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu: hoạt động này chiếm khoảng 80% trong tổng doanh thu năm, riêng năm 2010 đạt khoảng 74% tổng doanh thu. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty là nông sản như: Cà phê, hồ tiêu, hạt điều trong năm 2010 Công ty cũng đã chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng nông sản khác như sắn lát, tinh bột sắn, gạo, cao su…
Hoạt động nhập khẩu và kinh doanh nội địa: phát triển và tăng mạnh trong những năm qua, trong năm 2010 hoạt động này có sự giảm sút nhẹ so với năm 2009 tuy nhiên vẫn duy trì và đóng góp được 26% tổng doanh thu của tồn Cơng ty. Các mặt hàng kinh doanh nội địa và nhập khẩu các loại hàng hóa phân phối cho thị trường nội địa như: thực phẩm đông lạnh, thép, điện gia dụng, xe ô tô … và các loại hàng hóa khác.
Các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác: ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh hàng hóa, Cơng ty cịn thực hiện một số dịch vụ khác cho khách hàng như dịch vụ giao nhận, cho thuê kho bãi, cân hàng … và một số dịch vụ khác.
Kế thừa và phát huy thế mạnh về uy tín, Cơng ty đã xây dựng được hệ thống các khách hàng đầu ra, đầu vào ổn định và tăng qua các năm. Đặc biệt là gần 5 năm sau khi cổ phần hóa Cơng ty đã được các đối tác trong và ngoài nước biết đến như một đơn vị xuất nhập khẩu uy tín với các mặt hàng nông sản xuất khẩu như cà phê, hồ tiêu, hạt điều, gạo, sắn lát…; các mặt hàng nhập khẩu như điện gia dụng, thực phẩm đông lạnh, thép, xe ô tô tải…
Hiện nay, Công ty đã xây dựng và phát triển chuỗi hệ thống các chi nhánh và các đơn vị thành viên rộng khắp tại các vùng nguyên liệu trọng điểm như: Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh… cung cấp cà phê, hồ tiêu với khối lượng lớn thuận lợi cho việc thu mua, chế biến hàng nông sản chất lượng cao xuất khẩu. Ngồi ra, Cơng ty cũng chú trọng phát triển hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ, đây là kế hoạch dài hạn, là định hướng phát triển và chiến lược về lâu dài của Công ty như đã đưa Trung tâm thương mại Buôn Ma Thuột vào hoạt động và tiếp tục xây dựng thêm Trung tâm thương mại tại Tây Ninh.
Kim ngạch Xuất Nhập Khẩu :
Bảng 2.4 : Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty
Đvt : triệu USD
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Kim ngạch
XNK 191,07 291,75 314,81 277,39 519,98
“Nguồn : Báo cáo tài chính từ năm 2006-2010”
Bảng 2.5 : Nộp ngân sách nhà nƣớc
Đvt : tỷ đồng
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Nộp ngân sách 49,29 144,92 288,01 345,51 332,21
“Nguồn : Báo cáo tài chính từ năm 2006-2010”
Bảng 2.6 : Doanh thu qua các năm
Đvt : tỷ đồng
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Doanh thu 2.026 5.203 7.023 7.048 12.498
“Nguồn : Báo cáo tài chính từ năm 2006-2010”
Nhận xét :
Trong năm 2009 kết quả hoạt động kinh doanh của Cơng ty khơng hồn thành kế hoạch mà Đại hội cổ đông đã giao do diễn biến thị trường không thuận lợi về mặt giá cả, lãi vay ngân hàng tăng cao và đầu tư vào các dự án chưa mang lại hiệu quả rõ rệt.
Kết quả năm 2010 hoàn thành vượt mức kế hoạch. Trong khi hoạt động kinh doanh của tất cả doanh nghiệp cùng ngành đều gặp nhiều khó khăn, thua lỗ thì kết quả đạt được trong năm 2010 đã khẳng định sự phát triển liên tục và bền vững của Công ty, đánh dấu một bước tiến dài sau hơn 5 năm hoạt động dưới mơ hình cơng ty cổ phần.
Hạn chế :
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản của Công ty chủ yếu là cà phê, hồ tiêu đây là những mặt hàng luôn chịu sự ảnh hưởng của sự biến động giá trên thị trường thế giới. Các hoạt động kinh doanh mới chưa có sự phát triển ổn định và lâu dài như ngành hàng bán lẻ, xây dựng, chế biến. Do chưa có sự đầu tư chiều sâu cũng như chưa có kinh nghiệm trong quản lý.
Mặt khác, Công ty mới chỉ tập trung thu mua nông sản để xuất khẩu, chứ chưa chú trọng vào công nghệ chế biến sau thu hoạch để nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho sản phẩm. Chính điều này làm cho sản phẩm của Công ty chưa được nhận diện, chưa tạo được hình ảnh, lợi thế riêng.
Sản phẩm mang thương hiệu Intimex chưa trực tiếp đến tay người tiêu dùng nước ngồi, do Cơng ty xuất khẩu hàng hóa thơng qua các đối tác nước ngồi.
Nguồn nguyên liệu đầu vào cũng là yếu tố quyết định đến hoạt động kinh doanh. Dịch bệnh, thời tiết, mất mùa… sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn cần nguồn vốn lớn nhưng phần lớn nguồn vốn của Cơng ty là vốn vay, nên khi có biến động về lãi suất hay các chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.
2.3.2.Nguồn nguyên vật liệu
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản của Công ty chịu tác động lớn bởi nguồn nguyên liệu đầu vào. Mặt khác, các mặt hàng nông sản luôn chịu sự biến động giá trên thị trường thế giới do các yếu tố thời tiết, dịch bệnh, mất mùa, đầu cơ,…. Vì vậy, nguồn nguyên liệu là yếu tố rất quan trọng của Công ty.
Công ty đa dạng nguồn thu mua nguyên liệu từ các tỉnh ở vùng nguyên liệu trọng điểm Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nơng, Gia Lai, Lâm Đồng,...), Bình Dương và Đồng Nai. Đây là khu vực có nguồn nguyên liệu dồi dào, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất và thương mại của Công ty.
Một số các nhà cung ứng nông sản cho Công ty:
Cà phê:
Bảng 2.7 : Các nhà cung ứng cà phê tiêu biểu cho Công ty
STT TÊN DOANH NGHIỆP TỈNH/THÀNH
1 DNTN Trung Thành Đồng Nai
2 Công ty TNHH Hương Bản Lâm Đồng
3 Công ty TNHH Ngọc Hùng Đak Lak
4 DNTN Hà Bình Đak Lak
5 DNTN Loan Bang Gia Lai
6 DNTN TM & CB nơng sản Phượng Hồng Hồ Chí Minh
7 Cơng ty TNHH CP Thu Lợi Đăk Nông
8 Cty TNHH Toàn Tâm Đăk Lăk
9 DNTN TM Phúc Minh Đăk Lăk
10 XNTD TM Hòa Thuận Đăk Lăk
11 DNTN Hoàng Long 2 Đồng Nai
12 Công ty CP Anh Linh Bình Dương
13 Các doanh nghiệp khác… Các tỉnh thành cả nước
Hồ tiêu:
Bảng 2.8 : Các nhà cung ứng hạt tiêu tiêu biểu cho Công ty
STT TÊN DOANH NGHIỆP TỈNH/THÀNH
1 DNTN Hoàng Long II Đồng Nai
2 DNTN Loan Bang Gia Lai
3 Cty TNHH TM Đức Hạnh Bình Dương
4 Cty TNHH Phúc Sinh Bình Dương
5 Cty TNHH TM & SX Trường Lộc Bình Dương
6 Cty TNHH Tơ Ngọc Hành Bình Dương
7 DNTN Trung Thành Bình Dương
8 Cơng ty TNHH Thủy Ngân Đăk Nông
9 Cơ cở thu mua Đinh Thiện Trọng Bình Phước 10 Trạm kinh doanh nơng sản Tám Liên Bình Dương
“Nguồn : Phịng kinh tế tổng hợp Cơng ty”
Các mặt hàng nông sản khác:
Bảng 2.9 : Các nhà cung ứng các nông sản khác tiêu biểu cho Công ty
STT TÊN DOANH NGHIỆP MẶT HÀNG
1 Công ty TNHH Thái Sơn Hạt điều
2 Công ty TNHH Hưng Phú Hạt điều
3 Công ty TNHH Minh Lâm Hạt điều
4 Cty TNHH TM Thành Tâm Sắn lát
5 Cty TNHH Quốc Đản Sắn lát
“Nguồn : Phòng kinh tế tổng hợp Cơng ty”
Bên cạnh đó, Cơng ty cịn có hệ thống các đơn vị thành viên hoạt động trong lĩnh vực cùng ngành bao phủ khắp cả nước, nên có thể tận dụng để thu mua nguyên liệu tại các vùng nguyên liệu chính phục vụ cho việc sản xuất và thương mại của Công ty. Nhưng trong thực tế Cơng ty chưa có cơ chế quản lý tốt giá cả thu mua nguyên liệu cho các đơn vị thành viên và chi nhánh nên dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán giữa các
đơn vị thành viên với nhau gây thiệt hại rất lớn đến hoạt động kinh doanh của toàn Cơng ty. Vì thế, Việc xây dựng cơ chế chung để quản lý các đơn vị thành viên là nhu cầu cần thiết mà CTM cần triển khai và nghiêm túc thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
Mặt khác, trong thời gian gần đây với sự xuất hiện của các doanh nghiệp nước ngoài như Olam, Amajaro, Louis …tại Việt Nam. Đây là những doanh nghiệp kinh doanh nông sản hàng đầu trên thế giới, tiềm lực tài chính mạnh họ đã vào Việt Nam đặt các cơ sở thu mua nông sản tại địa phương tranh thu mua nguyên liệu với các cơng ty trong nước. Vì vậy, việc chuyển sang mơ hình tập đồn nhằm huy động sức mạnh của các doanh nghiệp cùng ngành là nhu cầu cấp thiết mà Công ty phải thực hiện.
2.3.3.Hoạt động marketing
Hiện nay Cơng ty chưa có bộ phận chun trách về marketing. Mặt khác, Công ty chỉ đẩy mạnh kinh doanh ở Miền Nam và Tây Nguyên trong khi các vùng miền khác Công ty chưa chú trọng phát triển điều này có thể dẫn đến việc công ty mất dần thị trường vào tay đối thủ cạnh tranh và không phát triển mạnh được thương hiệu của mình. Ngành hàng nhập khẩu và kinh doanh nội địa chiếm khoảng 15% 20% doanh thu
trong Công ty. Tuy nhiên, các mặt hàng nhập khẩu như sắt, thép, thực phẩm đông lạnh, hàng điện tử gia dụng,… chưa có thương hiệu trên thị trường nội địa. Vì vậy, cần phải thành lập phòng marketing nhằm phát triển thị trường nội địa, quảng bá thương hiệu và từng bước xây dựng hệ thống bán lẽ, bán bn trong tồn quốc.
2.3.5.Hoạt động đầu tƣ :
Đầu tƣ xây dựng :
-Triển khai xây dựng Trung Tâm Thương Mại Tây Ninh, dự kiến hồn thành vào q IV năm 2011, với tổng diện tích xây dựng 3.000m2
. Tổng giá trị xây dựng cơ bản dự toán là 32 tỷ đồng(xem phụ lục 01)
- Nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao Ban Mê Thuột, dự kiến hồn thành vào q IV năm 2011. Tổng giá trị xây dựng cơ bản dự toán là 30 tỷ đồng (xem phụ lục
- Tham gia đầu tư vào các cơng trình xây dựng nhà cao tầng, trung tâm thương mại, các công ty cổ phần phục vụ cho phát triển đa dạng của Công ty
Đầu tƣ tài chính :
Cơng ty đang tiếp tục triển khai mua cổ phần chi phối(51%), đối tượng là các cơng ty có điều kiện : phải đảm bảo kinh doanh bình thường theo chức năng nhiệm vụ đang hoạt động và có điều kiện cơ sở vật chất để tham gia các hoạt động sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là các trung tâm thương mại, và các nhà máy chế biến nông sản. Nguồn vốn chủ yếu vay từ ngân hàng(tối thiểu 70% trên tổng vốn đầu tư), cịn lại là vốn trích từ lợi nhuận của Cơng ty.
Tham gia góp vốn đầu tư các cơng trình xây dựng cảng biển, nạo vét sơng lạch,…
Với những chiến lược đầu tư dài hạn Cơng ty cần có nguồn tài chính đủ mạnh. Do đó, kế hoạch chuyển sang mơ hình tập đồn là cần thiết nhằm có điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn trong nội bộ tập đoàn, hỗ trợ vốn cho các đơn vị thành viên, hỗ trợ cho các dự án đầu tư sẽ giảm được chi phí sử dụng vốn.
2.3.6.Phân tích khả năng tài chính
Tình hình tài chính của Cơng ty qua các năm 2006 – 2010 được thể hiện bằng bảng số liệu sau :
Bảng 2.11 : Bảng cân đối kế tốn của Cơng ty giai đoạn 2006-2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn 404.795 672.774 954.388 1.479.211 2.081.590 Tiền 18.441 14.833 44.065 132.026 120.400 Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn 0 9.318 8.356 36.012 19.064 Các khoản phải thu 285.749 378.659 629.602 895.924 885.669 Hàng tồn kho 68.341 214.826 201.890 347.341 958.012 Tài sản ngắn hạn khác 32.264 55.138 70.475 67.908 98.445
Tài sản cố định và đầu tƣ
dài hạn 13.833 22.005 82.252 158.929 169.411
Tài sản cố định 13.159 19.474 64.009 101.103 105.309 Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn 0 1.820 17.232 50.085 55.185 Tài sản dài hạn khác 674 711 1.011 7.741 8.917 Tổng Cộng tài sản 418.628 694.779 1.036.640 1.638.140 2.251.001 Nợ phải trả 401.945 636.094 968.137 1.493.999 2.108.929 Nợ ngắn hạn 392.088 631.148 949.591 1.493.999 2.048.017 Nợ dài hạn 9.857 4.946 18.546 ` 60.912 Vốn chủ sở hữu 16.683 58.685 68.503 104.107 142.072 Vốn chủ sở hữu 16.679 58.616 67.847 102.644 142.072 Nguồn kinh phí và quỹ khác 4 69 656 1.463
Tổng cộng nguồn vốn 418.628 694.779 1.036.640 1.598.106 2.251.001
Bảng 2.12 : Bảng phân tích các chỉ tiêu tài chính Cơng ty giai đoạn 2006-2010
STT CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009 2010
I KHẢ NĂNG THANH KHOẢN
1 Khả năng thanh toán ngắn hạn
Khả năng thanh toán hiện hành 100,71% 105,77% 98,58% 96,43% 98,70%
Khả năng thanh toán nhanh 77,58% 62,35% 70,94% 68,81% 49,12%
2 Hoạt động
Vòng quay các khoản phải thu 7,09 13,74 11,15 7,87 14,11
Kỳ thu tiền bình quân 51,49 26,57 32,72 46,40 25,87
Vòng quay hàng tồn kho 29,13 23,71 34,00 19,70 12,76
Vòng quay các khoản phải trả 5,17 8,24 7,40 4,72 6,10
Kỳ thanh tốn bình qn 70,65 44,28 49,35 77,38 59,81
II HIỆU QUẢ HĐKD
1 Hiệu quả hoạt động
Vòng quay TSCĐ và đầu tư dài
hạn 153,93 244,32 86,44 46,61 77,87
Vòng quay Tổng tài sản 4,84 7,49 6,77 4,30 5,55
Vòng quay Vốn chủ sở hữu 121,45 88,76 103,51 68,66 87,97
2 Khả năng sinh lợi
Tỷ suất lợi nhuận biên tế 0,10% 0,42% 0,27% 0,20% 0,24%
Tỷ suất lợi nhuận / tổng TS(ROA) 0,50% 3,14% 1,85% 0,85% 1,36%
Tỷ suất lợi nhuận / vốn
CSH(ROE) 12,60% 37,19% 27,93% 13,45% 21,54%
III CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
Tổng các khoản phải trả/Vốn CSH 2409,31% 1083,91% 1413,28% 1473,52% 1484,41%
Tổng nợ / Tổng tài sản 96,01% 91,55% 93,39% 93,64% 93,69%
Nợ vay / Tổng tài sản 96,01% 91,55% 93,39% 93,64% 93,69%
Nợ dài hạn / Tổng tài sản 2,35% 0,71% 1,79% 2,44% 2,71%
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán :
- Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành : cho chúng ta biết Doanh nghiệp có tài sản lưu động gồm tiền, nợ phải thu và hàng tồn kho có trang trải được các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn hay không
Tại Công ty tỷ số khả năng thanh toán hiện hành từ năm 2006 đến năm 2010 dao động từ 96% đến 105% tỷ số này đảm bảo an tồn về khả năng thanh tốn ngắn hạn của Cơng ty trong q trình kinh doanh.
-Tỷ số khả năng thanh toán nhanh cho chúng ta biết trong tài sản lưu động sau khi trừ đi hàng tồn kho thì tiền và các khoản phải thu có khả năng trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn là bao nhiêu
Tại Công ty tỷ số khả năng thanh toán nhanh từ năm 2006 đến năm 2010 dao động từ 49% đến 77% tỷ số này đảm bảo an toàn về khả năng thanh tốn nhanh của Cơng ty.
-Tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn cho chúng ta biết trong cơ cấu nguồn vốn thì nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm, nếu tỷ lệ nợ phải trả trên vốn cao thì cơng ty phải chịu chi phí sử dụng vốn cao làm giảm hiệu quả kinh doanh, ngược lại chi phí sử dụng vốn thấp làm tăng hiệu quả kinh doanh.
Tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn dao động từ 91% đến 96% đây là mức tỷ lệ cao, nên chi phí sử dụng vốn của Cơng ty là rất cao. Trong đó cao nhất là năm 2010 lãi vay phải trả ngân hàng là trên 139 tỷ(Theo số liệu bảng 2.13).
Các chỉ tiêu đo lƣờng khả năng sinh lời:
Các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của Công ty trong giai đoạn 2006 – 2010 được thể hiện qua bảng 2.12
-Tỷ suất lợi nhuận biên tế : là tỷ số đo lường lượng lãi rịng có trong 1 đồng doanh thu thu được. Qua bảng số liệu cho thấy tỷ suất lợi nhuận biên tế của Công ty vào năm 2007