Một số tồn tại trong hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 62 - 64)

2.5. Những thành tựu đạt được và những tồn tại của Agribank Đồng Tháp

2.5.2. Một số tồn tại trong hoạt động tín dụng

Vấn đề huy động vốn

Về cơ bản nguồn vốn huy động tại địa phương và sử dụng vốn điều hòa của Trung ương đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn nhưng từng thời điểm, từng lúc vốn cho vay có những căng thẳng, cụ thể như:

- Vốn huy động biến động giảm đột ngột theo cơ chế kế hoạch về quản lý vốn, dư nợ yêu cầu dư nợ phải giảm tương ứng trong lúc các khoản vay chưa tới kỳ hạn trả nợ. Để khắc phục tồn tại này phải vay ngoài kế hoạch TSC.

Tăng trưởng, cơ cấu tín dụng

Thị phần tín dụng của tồn chi nhánh năm 2012 giảm 0,56% (số liệu từ Bảng 2.6) trong khi thị phần của đối thủ cạnh tranh tăng

Tăng trưởng tín dụng giữa các chi nhánh chưa đều, chưa thực sự bền vững, dư nợ tín dụng tập trung tăng vào những tháng cuối năm, trong khi những tháng đầu năm tăng trưởng thấp

Hoạt động tín dụng chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng là nông nghiệp, nông thôn nên chịu ảnh hưởng của từng thời vụ, vụ Đông xuân và Hè thu thường phát sinh nhu cầu vay vốn cao để tiếp tục sản xuất, đầu tư mở rộng. Trong khi đó thì vào thời vụ này người vay chưa bán được sản phẩm vì vào mùa hoặc được mùa thì giá xuống thấp.

Dư nợ nhóm 2 vào thời điểm cuối năm trong giai đoạn 2009-2012 tăng dần qua các năm (năm 2012 là 2.709 tỷ đồng ) đây là nợ hồn tồn khơng phải chuyển từ nhóm 1 sang nhóm 2 vì quá hạn mà được chuyển theo định tính, đánh giá khả năng trả nợ suy giảm do thiên tai lũ lụt, giá cả giảm… Việc đánh giá cịn mang tính chung chung, chưa phù hợp thực tế, do đó chưa phản ánh đúng thực chất của việc phân loại nợ.

Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn còn thấp (dưới 15% tổng dư nợ). Loại cho vay này nếu tăng trưởng và chứa tỷ lệ hợp lý (khoảng 30%) thì tạo nguồn thu lãi ổn định với chi phí quản lý thấp, giảm bớt áp lực cho CBTD để họ có điều kiện quan tâm và nâng cao chất lượng tín dụng.

Khách hàng là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế vay vốn để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quan hệ tín dụng tại Agribank Đồng Tháp cịn ít, dư nợ khơng cao. Do đó cần tăng cường cho vay đối tượng này nhằm quay vịng vốn tín dụng nhanh, thu lãi để bù đắp kịp thời các khoản trả lãi huy động kỳ hạn ngắn (1-3 tháng) và trả phí điều hịa vốn TSC hàng tháng.

Công tác quản lý, điều hành, kiểm tra hoạt động tín dụng

Bình quân dự nợ khách hàng trên một món vay thấp (6.500 tỷ/90 ngàn khách hàng), một cán bộ tín dụng quản lý khoảng hơn 500 hồ sơ vay vốn là một số lượng lớn, hạn chế đến việc thẩm định, kiểm tra, trước, trong, sau khi cho vay cũng như xử lý nợ quá hạn, nợ xấu.

Trong điều hành kế hoạch tín dụng cịn chưa linh hoạt, nên đơi lúc chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho nông nghiệp nông thôn vào thời điểm mùa vụ.

Cịn tình trạng vi phạm các quy định về cấp tín dụng, quản lý tài sản đảm bảo, đặc biệt là trong hoạt động bảo lãnh gây ra nguy cơ rủi ro và ảnh hưởng đến uy

tín của Agribank. Việc thực hiện chấn chỉnh, khắc phục xử lý các tồn tại sau thanh tra, kiểm tra cịn chậm và chưa nghiêm túc, nên các sai sót đã chấn chỉnh vẫn tiếp tục phát sinh trong hoạt động cấp tín dụng.

Có một số chi nhánh chính sách chăm sóc KH chưa tốt, chưa chủ động tiếp cận nhu cầu vốn của DN, hộ kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân có dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Các chi nhánh chưa nhanh nhạy, chủ động xử lý những vấn đề cạnh tranh với các NHTM khác. Công tác báo cáo đôi lúc chưa kịp thời, ảnh hưởng tới công tác chỉ đạo điều hành.

Trình độ, phẩm chất CBTD

CBTD có thói quen thích cho vay Hộ sản xuất vì hồ sơ đơn giản, RRTD thấp hơn và ngại tiếp cận với khách hàng là doanh nghiệp có nhu cầu vay lớn, hồ sơ phức tạp, kiểm sốt sử dụng vốn khó khăn, nguy cơ rủi ro cao hơn. Đây vừa là tồn tại cũng vừa là nguyên nhân dẫn đến dư nợ cho vay doanh nghiệp thấp.

Là NHTM 100% vốn NN, có nhiều lợi thế trong cạnh tranh nên một số CBTD cịn có tư tưởng, chủ quan, lối làm việc theo thời bao cấp, cịn để khách hàng tìm đến mình chứ khơng chủ động tìm kiếm khách hàng dẫn đến chưa sâu sát trong hoạt động SXKD, năng lực tài chính… của KH ảnh hưởng đến những xử lý nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.

Do lực lượng lao động tại Agribank Đồng Tháp lớn, nên hàng lực lượng lao động trẻ thay thế cán bộ về hưu thường nhiều hơn các NHTM khác. Với nhân viên mới được tuyển dụng, áp lực tăng trưởng dư nợ, mở rộng địa bàn, áp lực cạnh tranh, sợ khơng có hoặc giảm lượng khách hàng rơi vào NHTM khác trong lúc kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế sẽ gặp những rủi ro trong hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)