Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 93 - 97)

3.4.1. Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt phục vụ mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế tăng trưởng kinh tế

Mặc dù đã được nhiều thành quả rất đáng khích lệ nhưng vẫn phải thừa nhận rằng quá trình thực thi CSTT của VN trong thời gian qua vẫn cịn nhiều hạn chế, khơng hiếm trường hợp bị động khiến cho chính sách trở nên kém ổn định. Bên cạnh đó, việc thực thi CSTT của NHNNVN chưa mang tính chiến lược dài hạn. cụ thể là NHNN VN liên tục thay đổi mức trần lãi suất cho vay. Vì thế, cần phải thực hiện CSTT thận trọng, linh hoạt nhưng ổn định với tính dự báo cao, nâng cao hiệu quả của CSTT phục vụ mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế.

3.4.2. Hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất

NHNN cần thực hiện các giải pháp hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất thoả thuận, gắn liền với nó là phát triển thị trường liên ngân hàng trong đó NHNN phải làm tốt vai trò là người cho vay cuối cùng. NHNN cũng có biện pháp cụ thể phát triển thị trường ngọai hối, chuyển từ cho vay ngọai tệ sang cơ chế mua bán ngoại tệ, tăng cường quỹ dự trữ ngoại hối của NHNN; NHNN cần khẩn trương hồn thiện các cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ tác động trực tiếp đến lãi suất như nghiêp vụ thị trường mở, cho vay tái cấp vốn và tái chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ Swap… Chủ động và linh hoạt can thiệp trên thị trường liên ngân hàng để cơ

chế điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam phát huy hiệu quả hay nói cách khác là nâng cao khả năng truyền dẫn chính sách tiền tệ của NHNN.

3.4.3. Hồn thiện hệ thống văn bản, chính sách pháp luật

Đến thời điểm này có thể đánh giá ngành Ngân hàng đã tổ chức thực hiện tốt chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng. linh hoạt, đảm bảo khả năng thanh toán của các tổ chức tín dụng, ổn định thị trường tiền tệ. lãi suất huy động liên tục giảm, dòng vốn chảy vào ngân hàng ngày một tăng; thực hiện tốt chính sách quản lý, điều tiết thị trường ngoại tệ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cho thấy vẫn cịn một số văn bản, chính sách khi đi vào thực tiễn đã bộc lộ những kẻ hở, dẫn đến các TCTD, các cơ quan quản lý, các cơ quan pháp luật hiểu văn bản không đồng nhất, áp dụng thực hiện khác nhau đã hạn chế mục tiêu và hiệu quả điều tiết của chính sách đối với nền kinh tế. Vì vậy, trước hết NHNN cần khẩn trương có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các TCTD thống nhất việc thực hiện, đặc biệt đối với các văn bản do chính NHNN ban hành, đồng thời chủ động phối hợp với các cơ quan pháp luật, báo cáo chính phủ, quốc hội ban hành, sửa đổi văn bản pháp luật phù hợp với thực tế và xu hướng trong giai đoạn tiếp theo.

Rà soát, chỉnh sửa ban hành các văn bản pháp lý để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc nhằm tạo môi trường pháp lý lành mạnh và thơng thống trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, góp phần hạn chế rủi ro đặc biệt là RRTD

3.4.4. Hoàn thiện hệ thống cung cấp thơng tin tín dụng

Hoạt động chia sẻ TTTD ở nước ta tuy có chiều hướng phát triển tích cực với sự thành lập của CIC vào năm 1999 và PCB vào năm 2010 nhưng vẫn còn khá non trẻ và chưa đáp ứng được nhu cầu của các TCTD cũng như của các doanh nghiệp.

Sự xuất hiện của các tổ chức TTTD ở nhiều nước trên thế giới cho thấy tầm quan trọng của các tổ chức này đối với các TCTD trong việc giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Chính vì vậy, hoạt động này cần được hỗ trợ của NN để phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới nhằm mang lại lợi ích ngày càng cao cho nền kinh tế. Với lợi thế về nguồn thông tin và dữ liệu hiện có, NHNN cần xây dựng

nghiệp vụ phân tích và xếp hạng tín dụng DN và cá nhân giúp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro của hệ thống NH.

3.4.5. Hoàn thiện các quy định về phân loại nợ, XHTD tại các TCTD

NHNN cần rà soát lại các quy định về việc thiết lập hệ thống XHTD nội bộ hiện nay để có các biện pháp, chế tài đủ mạnh để bắt buộc các NHTM phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng. Trên cơ sở đó từng bước tiếp cận cách đánh giá rủi ro tín dụng và phân loại nợ theo chuẩn quốc tế (Basel II). Với cách đánh giá rủi ro tín dụng theo chuẩn quốc tế sẽ giúp cho các ngân hàng nhận biết sớm được các khoản tín dụng có nguy cơ rủi ro, từ đó có thể đưa ra được giải pháp để có thể hạn chế nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng. Bởi hệ thống XHTD nội bộ theo thông lệ quốc tế hiện nay được xem như một trong các công cụ quan trọng để chuẩn mực hoạt động quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng.

Song song đó để đảm bảo hệ thống XHTD nội bộ vận hành hiệu quả, cần phải có một hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn xây dựng hệ thống XHTD nội bộ. Hiện nay tiêu chuẩn hướng dẫn về XHTD nội bộ được Basel II quy định khá cụ thể, trên cơ sở đó kiến nghị NHNN ban hành quy định:

- Hoặc là văn bản bắt buộc xếp hạng tín nhiệm nội bộ theo tiêu chuẩn Basel II

- Hoặc là trên cơ sở Basel II, NHNN thiết lập các quy định cho hệ thống XHTN nội bộ tại các NHTM VN

Việc quy định này sẽ thúc đẩy tiến trình xây dựng hệ thống tín nhiệm ở các ngân hàng, đồng thời tạo sự đồng đều, giảm sự chênh lệch quá lớn về chuẩn mực của hệ thống XHTD giữa các ngân hàng như hiện nay.

Để hoạt động XHTD và phân loại nợ có thể phù hợp với tính chất rủi ro của khách hàng thì NHNN và các cơ quan quản lý cần tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn về tiêu chí cơ bản cần có hệ thống XHTD nội bộ. Việc này sẽ đảm bảo tính chất riêng có về đánh giá rủi ro của từng ngân hàng nhưng sẽ dần dần thống nhất về mặt tiêu chí tối thiểu và phương pháp xếp hạng. Đồng thời, NHNN và sau

đó là các NHTM cần mở rộng, phát triển mạnh cơ sở dữ liệu chung về khách hàng có quan hệ tín dụng với các NHTM, tiếp tục tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, giám sát.

3.4.6. Tăng cường vai trò thanh tra giám sát của NHNN

Điều này khiến cho hoạt động thanh tra, giám sát NH nước ta còn khoảng cách khá xa so với các chuẩn mực quốc tế, bởi các nguyên tắc Baesel III đều yêu cầu việc thanh tra giám sát Ngân hàng phải đánh giá được tính đầy đủ và hiệu quả của hệ thống quản lý, đánh giá và đo lường được các rủi ro đối với các TCTD được giám sát. Để đáp ứng các yêu cầu của Basel III thì hoạt động thanh tra, giám sát NH tại VN cần tiếp tục chuẩn hóa, hồn thiện hơn khơng chỉ ở khía cạnh pháp lý mà cịn cả trong thực tiễn triển khai các quy định.

Do đó NHNN nên đẩy mạnh hơn nữa việc tham gia các hiệp ước, các thỏa thuận quốc tế về giám sát NH và an tồn hoạt động hệ thống tài chính. Đồng thời NHNN cần tăng cường trao đổi thông tin với các cơ quan giám sát nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm, thực tiễn cũng như góp phần thực hiện tốt nguyên tắc giám sát hiệu quả của Basel.

NHNN VN cần thể hiện và phát huy hơn nữa vai trò điều hành, quản lý, giám sát hoạt động của các TCTD tại VN cụ thể: NHNN cần nghiên cứu, xây dựng lộ trình áp dụng các chuẩn mực Basel III vào hoạt động quản trị rủi ro của các NHTM cùng với những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cụ thể, phù hợp với thực trạng hoạt động của hệ thống NH VN.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát trong việc chấp hành các quy chế cấp tín dụng, tuân thủ các chỉ đạo điều hành của NHNN, các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động TDNH và công tác xử lý nợ quá hạn, nợ xấu tại từng TCTD.

NHNN cần tăng cường rà soát và kiểm tra các NHTM, phối hợp với cơ quan chức năng để phòng ngừa, phát hiện sớm các hành vi tham nhũng, tránh thất thoát, đồng thời minh bạch thông tin và các sai phạm.

Mặc dù NHNN đã quy định lãi trần lãi suất huy động, nhưng thực tế vẫn có rất nhiều NHTM chạy đua lãi suất để huy động vốn, dẫn đến lãi suất huy động vượt xa trần lãi suất quy định. Điều này một mặt gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các NH, gây hoang mang cho người gửi tiền mặt khác làm tăng lãi suất cho vay của các NH. Vì vậy, NHNN cần có biện pháp thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các NHTM vi phạm trần lãi suất huy động gây xáo trộn thị trường huy động vốn và cho vay, ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế của đất nước.

3.5. Đề xuất – kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và cơ quan ban ngành tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)