3.3.1. Công tác tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực
Tăng cường hiệu quả công tác tuyển dụng cán bộ. Để cán bộ tín dụng có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu của công việc, hàng năm Agribank cần phải tổ chức nhiều đợt tập huấn nghiệp vụ, tổ chức thi cán bộ tín dụng giỏi, tổng kết hoạt động tín dụng, nhân rộng đơn vị, cá nhân điển hình để có chế độ khen thưởng thỏa đáng, kịp thời. Đồng thời công khai xử lý những cán bộ tín dụng khơng tâm huyết với ngành hoặc mất phẩm chất như tham ô, lợi dụng, móc ngoặc, với mục đích khơng ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của nhân viên
3.3.2. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Agribank cần tạo sự khác biệt cho sản phẩm của mình bằng cách chú trọng đa dạng hàng hóa sản phẩm dịch vụ nhiều hơn. Việc tạo sự khác biệt cần tiến hành thường xuyên, bởi các sản phẩm ngân hàng thường rất dễ sao chép.
Nghiên cứu để đưa ra các sản phẩm dịch vụ mang tính đặc trưng của Agribank và mang tính đặc thù dựa trên các thế mạnh sẵn có về mạng lưới cơng nghệ, con người và cơ chế quản lý. Vì hiện nay tuy Agribank có nhiều sản phẩm dịch vụ mới nhưng chưa khẳng định sự vượt trội về vị thế và thương hiệu Agribank. Do đó cần chú trọng cơng tác: Nghiên cứu phát hành thêm một số sản phẩm mới, phối hợp với các chi nhánh tìm kiếm các đối tác là các Tập đồn, Tổng cơng ty lớn, hệ thống siêu thị để phát hành thẻ liên kết thương hiệu; Xây dựng cơ chế khen thưởng đối với cá nhân đơn vị trong công tác phát triển sản phẩm dịch vụ
Đa dạng hóa, cải tiến và phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu hay thay đổi của khách hàng. Nên đa dạng hóa sản phẩm và tạo sự khác biệt cho sản phẩm dịch vụ để tạo nét riêng có của sản phẩm dịch vụ theo hướng công nghệ cao, mang nhiều tiện ích cho khách hàng.
3.3.3. Quy trình, chính sách tín dụng
Xây dựng lại quy trình cho vay theo hướng tách biệt khâu phân tích và phê duyệt tín dụng
Nâng mức phán quyết cho chi nhánh để rút ngắn thời gian thẩm định đối với những hồ sơ vay vốn lớn nhằm giúp khách hàng thực hiện được dự án đầu tư đúng tiến độ. Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt và ưu đãi đối với cả lãi suất huy động và cho vay cho từng đối tượng khách hàng.
Xây dựng chính sách khách hàng riêng biệt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng, các tập đồn, tổng cơng ty, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân có thu nhập từ trung bình trở lên và các hộ nơng dân.
Rà sốt lại tồn bộ cơ chế, quy chế, quy định của Agribank VN, đề xuất Hội đồng quản rị chỉnh sửa, bổ sung kịp thời những vướng mắc phát sinh để đảm bảo cho hoạt động tín dụng vừa đúng pháp luật, vừa an toàn hiệu quả
Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ nên phối hợp với các ban có liên quan nghiên cứu xây dựng quy trình và biện pháp xử lý trách nhiệm cá nhân của CBTD, lãnh đạo phụ trách tín dụng, người điều hành đơn vị có liên quan đến nợ xấu để áp dụng trong toàn hệ thống
3.3.4. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro
Tăng cường năng lực quản trị rủi ro. Để tăng năng lực quản lý rủi ro ngân hàng cần tuân thủ theo các bước thứ nhất, triển khai đầy đủ các loại hình quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng. Xây dựng quy trình quản trị rủi ro và hồn thiện cơng tác tổ chức bộ máy quản trị rủi ro, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro. Phải nâng cao trách nhiệm của Trung tâm Phòng ngừa và Xử lý rủi ro, Trung tâm Dự báo để phát huy hết vai trò của các đơn vị này trong phòng ngừa và dự báo rủi ro.
3.3.5. Đối với công tác huy động vốn
Nâng cao chất lượng giấy tờ in sẵn dùng cho huy động vốn
Mở rộng quyền chủ động của các đơn vị thành viên trong việc lựa chọn hình thức, lãi suất huy động.
Trụ sở chính nên xây dựng chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cụ thể và rõ ràng, định hướng cho chi nhánh thực hiện phù hợp với tình hình thực tế trên từng địa bàn
chi nhánh hoạt động và có sự điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp tùy theo tình hình trong quá trình thực hiện
3.3.6. Chế độ tài chính
Đơn giá tiền lương phải phù hợp với hiệu quả và môi trường hoạt động kinh doanh của đơn vị; Cần có chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với hoạt động tín dụng; Chế độ trích lập và phân phối các quỹ: sử dụng trong việc động viên khuyến khích các đơn vị thành viên thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh của ngành.
3.3.7. Cơng tác thanh tra kiểm sốt của Agribank Việt Nam
Công tác thanh tra kiểm soát là rất quan trọng nhằm ngăn chặn cũng như phát hiện những sai sót tiêu cực có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh tiền tệ - tín dụng – thanh tốn. u cầu đối với người làm cơng tác kiểm tra, kiểm sốt là phải có kinh nghiệm và trình độ nghiệp vụ vững vàng. Nhưng hiện nay việc lựa chọn cán bộ làm công tác này chưa quy định được tiêu chuẩn cụ thể, trình độ chưa đồng đều dẫn đến chất lượng kiểm tra, kiểm sốt chưa cao. Vì vậy Agribank Việt Nam cần phải tiêu chuẩn hóa cũng như tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ nhân viên được phân công làm cơng tác kiểm tra, kiểm sốt hoạt động của mình.
3.3.8. Xây dựng uy tín và hình ảnh thương hiệu của ngân hàng
Đẩy mạnh các hoạt động marketing xây dựng và phát triển thương hiệu ngân hàng bằng cách xây dựng và quảng bá hệ thống nhận diện thương hiệu đầy đủ, có bản sắc ngân hàng, thực hiện các hoạt động tiếp thị quảng cáo nhằm tạo ra dấu ấn thương hiệu trong tâm trí của nhóm cơng chúng nói chung và khách hàng nói riêng
Agribank nên chú trọng tạo sự khác biệt thông qua việc xây dựng văn hóa kinh doanh mang bản sắc riêng. Văn hóa kinh doanh thể hiện qua cách thức giao dịch và ứng xử của nhân viên ngân hàng với khách hàng là yếu tố được khách hàng đề cao và mang lại lợi thế cạnh tranh lâu dài
Triển khai kịp thời các văn bản, chế độ, thể lệ tín dụng của ngành. Để phù hợp với sự phát triển tài chính – kinh tế, các chế độ thể lệ về hoạt động tiền tệ - tín
năm gần đây, khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có những quyết định thay đổi về quy chế cho vay, bảo lãnh, tài sản đảm bảo, … quy định cụ thể thời gian hiệu lực thi hành. Vì thế đơn vị phải thường xuyên cập nhật, triển khai, tập huấn cho các nhân viên, tránh tình trạng bị động, lúng túng trong quan hệ với khách hàng, chính quyền địa phương đối với hoạt động tín dụng. Giải đáp kịp thời các vướng mắc tại ngân hàng địa phương
Nâng cấp và phát triển công nghệ thơng tin, hồn thiện các hệ thống công nghệ đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ và quản lý. Chuẩn hóa các hệ thống quy trình cơng nghệ, quản lý dịch vụ công nghệ thông tin, nâng cấp Trung tâm công nghệ thông tin.