Mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố thuộc về Khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 58 - 60)

2.4. Đánh giá chất lượng tín dụng tại Agribank Đồng Tháp

2.4.3.3. Mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố thuộc về Khách hàng

Theo kết quả thống kê mô tả, các biến đều có giá trị trung bình lớn hơn 2,6; điều này cho thấy các biến khảo sát đều có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Trong đó các biến có ảnh hưởng tương đối nhiều đến chất lượng tín dụng (giá trị trung bình lớn hơn 3) và biến thuộc về Sự trung thực của khách hàng (giá trị trung bình lớn hơn 4) có số người chọn mức độ ảnh hưởng hồn tồn nhiều nhất (tỷ lệ 44%). Các nhân tố thuộc về khách hàng có ảnh hưởng từ tương đối nhiều cho đến ảnh hưởng hồn tồn có thể kể đến như:

Bảng 2.17. Mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố thuộc khách hàng

Nhân tố Giá trị

trung bình

Năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng 3.23

Giá trị tài sản đảm bảo của khách hàng 3.24

Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích 3.29

Khách hàng sử dụng vốn vay khơng hiệu quả 3.32

Năng lực tài chính của khách hàng 3.38

Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng 3.41

Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch,

che dấu các khoản lỗ 3.68

Khách hàng khơng có thiện chí trả nợ 3.89

Khách hàng cố tình gian lận, lừa đảo NH để được vay vốn 4.03

Nguồn: Phụ lục 05

Nguyên nhân gây ra nợ xấu từ phía khách hàng bao gồm: khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, khơng có thiện chí trả nợ. Trình độ, năng lực quản lý kinh doanh yếu kém dẫn đến sử dụng vốn vay khơng hiệu quả. Tình hình tài chính doanh nghiệp khơng tốt, thiếu minh bạch, sử dụng vay nợ quá lớn trong cấu trúc vốn, dẫn đến khi lãi suất thị trường tăng cao, doanh nghiệp khơng có khả năng trả nợ (Nguyễn Minh Kiều, 2006).

Khối lượng tài sản thế chấp có khả năng phát mại thấp, quan hệ sở hữu phức tạp gây khó khăn cho việc giải chấp, thu hồi nợ ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng của NH

Nhóm nguyên nhân từ phía khách hàng doanh nghiệp đi vay, bên cạnh các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Cũng cịn có khơng ít các doanh nghiệp có tình hình tài chính khơng tốt, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, vay nợ chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng nguồn vốn và khả năng dự báo thị trường yếu vẫn được ngân hàng cho vay, thậm chí được vay với số tiền lớn. Hậu quả của vấn đề này là khi tình hình kinh tế thế giới và trong nước không thuận lợi các doanh nghiệp này lâm vào tình trạng phá sản, một khi doanh nghiệp này lâm vào tình trạng phá sản, nợ xấu của Ngân hàng tăng lên, làm giảm chất lượng tín dụng.

Sự thiếu trung thực của KH được xem là nguyên nhân khá phổ biến ảnh hưởng dẫn đến tình trạng nợ xấu cho Chi nhánh. Nguyên nhân trên còn đặc biệt nguy hiểm hơn khi được kết hợp với sự yếu kém, lỏng lẻo, thông đồng, đồng lõa của cán bộ tín dụng trong khâu thẩm định. Sự thiếu trung thực của khách hàng thể hiện phổ biến là việc cung cấp số liệu khơng trung thực về tình hình hoạt động kinh doanh của mình; khách hàng vay vốn xảy ra khá phổ biến hiện nay trên địa bàn, đó chính là hiện tượng khách hàng sử dụng vốn vay không đúng với mục đích xin vay. Tuy nhiên, rủi ro này xảy ra phần lớn có sự kết hợp của CBTD trực tiếp quản lý, một là kiểm tra không chặt chẽ, đầy đủ, và kịp thời vốn vay sau khi giải ngân, hai là CBTD biết nhưng vẫn tạo điều kiện để cho KH sử dụng vốn vay vào mục đích khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)