2.1. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Việt Nam:
2.1.1. Các dịch vụ ngân hàng truyền thống được nâng cấp và phát triển trên
nền tảng công nghệ hiện đại:
Huy động vốn :
Trong những năm qua với các hình thức huy động vốn khác nhau, các TCTD cạnh tranh nhau gay gắt trong việc thu hút vốn và khách hàng. Nhiều hình thức huy
động vốn đa dạng, mới lạ, phong phú về kỳ hạn, về loại tiền gửi cũng như hình thức
gửi tiền, lãi suất linh hoạt, thái độ phục vụ khách hàng ân cần, chuyên nghiệp cùng các hình thức khuyến mãi có cơ cấu giải thưởng hấp dẫn đã thực sự thu hút khách
hàng đến với ngân hàng. Chính những nguyên nhân trên đã thúc đẩy tốc độ huy động vốn tăng trưởng cao trong những năm qua.
Cụ thể, năm 2009 huy động vốn của hệ thống ngân hàng tăng 29,88%, cao
hơn so với mức 22,84% của năm 2008. Trong đó, huy động vốn bằng VND tăng 30,07% (năm 2008 tăng 21,38%), huy động bằng ngoại tệ tăng 29,29% (năm 2008 tăng 27,74%). Huy động vốn tăng nhanh trong 6 tháng đầu năm 2009, đạt mức bình quân trên 3%/tháng (tháng 5/2009 tăng mạnh nhất, ở mức 4,02%). Tuy nhiên, trong
6 tháng cuối năm, tốc độ tăng trưởng huy động vốn đã chậm lại, bình quân tăng
1,67%/tháng (tháng 8/2009 tăng thấp nhất, ở mức 0,82%).
Sang năm 2010, huy động vốn ước đạt 766,3 ngàn tỷ đồng, giảm 2,6% so
cùng kỳ, tăng 27% so đầu năm. Vốn huy động của các NHTMCP chiếm 56,5%, giảm 5,5% so cùng kỳ. Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 25,6% tổng vốn huy
động, giảm 11,2% so cùng kỳ, tăng 2% so đầu năm. Vốn huy động VNĐ chiếm 74,4%, tăng 1,9% so cùng kỳ, trong đó tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu ước đạt 265,1
ngàn tỷ, tăng 0,6%, chiếm 34,6% tổng vốn huy động
Tín dụng :
Năm 2009, tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế của hệ thống ngân hàng tăng 37,53%, cao hơn nhiều so với mức tăng 23,38% của năm 2008 chủ yếu do tác động
của các chính sách kích thích kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế của đất nước. Trong đó, tín dụng bằng VND tăng 43,51%, cao hơn nhiều so với
năm 2008 (tăng 25,02%), tín dụng bằng ngoại tệ tăng 15,12%, thấp hơn so với năm 2008 (tăng 17,62%).
Đến 31/12/2010 tổng dư nợ tín dụng ước tăng 29,81% so với cuối năm 2009, trong đó: Tín dụng VND tăng 25,3%; Tín dụng ngoại tệ tăng 49,3%. Nếu trừ hư số
do tỷ giá và giá vàng tăng thì tổng dư nợ tăng 27,6%, trong đó tín dụng VND tăng 25,3%, tín dụng ngoại tệ tăng 37,7%.
Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam tính đến cuối năm 2010 vào khoảng 2,5%. Tại phiên giải trình về lãi suất do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức sáng 25/12/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết nếu tính thêm Vinashin thì nợ xấu tồn ngành ngân hàng tăng thêm 0,7%.
Các dịch vụ khác :
Dịch vụ thanh toán : Tổng phương tiện thanh toán tăng 28,99% trong năm
2009, cao hơn so với tốc độ tăng 20,31% của năm 2008 chủ yếu do tín dụng đối với
nền kinh tế tăng cao. Cơ cấu tổng phương tiện thanh tốn tiếp tục chiều hướng thay
đổi tích cực với tỷ trọng tiền mặt đạt 14,01%, giảm so với mức 14,6% của năm 2008 (năm 2007 là 16,36% và năm 2006 là 17,21%). Điều này cho thấy các hình
thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt tăng mạnh hơn là các hình thức thanh toán bằng tiền mặt. Tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ trong tổng phương tiện thanh toán
tăng nhẹ từ mức 20,37% trong năm 2008 lên mức 20,41% trong năm 2009.
Sang năm 2010, lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông khoảng 75% chỉ tiêu được Thủ tướng phê duyệt. Tổng phương tiện thanh toán tăng 23% (đã loại trừ hư số tăng của tỷ giá và giá vàng). Tiền mặt trong lưu thông tăng khoảng 15%, tỷ
trọng tiền mặt lưu thông so với tổng phương tiện thanh toán khoảng 14%.
Dịch vụ ngoại hối : Cung cầu ngoại tệ năm 2009 ln có những diễn biến phức tạp, tạo nhiều sức ép lên tỷ giá hối đoái, nguyên nhân chủ yếu là do tác động của các yếu tố: (i) thâm hụt cán cân thương mại; (ii) khủng hoảng tài chính tồn cầu
không bán ngoại tệ nên NHTM không đủ ngoại tệ điều hoà cho nền kinh tế. (iii) tác
động của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các doanh nghiệp vay bằng VND do lãi
suất vay VND thấp, phạm vi và thời gian cho vay được mở rộng, một số doanh nghiệp có ngoại tệ khơng muốn bán ngoại tệ, muốn vay VND; (iv) các nguồn thu ngoại tệ như từ xuất khẩu, kiều hối, du lịch, … đều giảm so với các năm trước.
Năm 2010, thị trường ngoại tệ và thị trường vàng đã dần ổn định, nguồn
cung ngoại tệ được cải thiện đáng kể, (đến ngày 15/12/2010, tỷ giá USD/VND bình
quân liên ngân hàng tăng 5,52% và tỷ giá mua bán USD/VND của các NHTM tăng
5,53% so với cuối năm 2009).
Dịch vụ ngân quỹ : Hoạt động dịch vụ ngân quỹ của các NHTM trên địa bàn
ngày càng phát triển. Các NHTM tổ chức thu, chi hộ trực tiếp tại các công ty, tổ chức kinh tế tạo điều kiện cho khách hàng tiết kiệm thời gian và an toàn hơn trong việc thu chi.
2.1.2. Thực trạng phát triển các DVNH hiện đại của các NHTM tại Việt Nam:
Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam không những gia tăng về số lượng ngân hàng mà chất lượng hoạt động kinh doanh cũng được nâng lên, cơ sở vật chất cho các dịch vụ ngân hàng ngày càng đầy đủ và hiện đại, cơ hội tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển về dịch vụ ngân hàng ngày càng mở rộng. Hoạt động của các NHTM ngày càng mang tính chuyên nghiệp và có uy tín
hơn đối với trong nước và quốc tế. Hầu hết các NHTM đều kinh doanh đa năng, các
chủng loại dịch vụ đa dạng hơn và có chất lượng cao hơn, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Ứng dụng cơng nghệ trong dịch vụ thanh tốn : Các dịch vụ thanh tốn tiếp tục
duy trì xu hướng gia tăng, đặc biệt là các dịch vụ thanh tốn có ứng dụng cơng nghệ cao.
Dịch vụ mở và thanh toán qua tài khoản cá nhân đang trong xu thế phát triển
nhanh chóng, với sự tham gia ngày một gia tăng lượng khách hàng vào thị trường chứng khoán. Việc trả lương, bảo hiểm xã hội qua tài khoản vẫn được tiếp tục triển khai tại một số tỉnh, thành phố, với sự chủ động, tích cực của một số NHTM Nhà
nước lớn. Đến năm 2010 đạt khoảng 20 triệu tài khoản cá nhân; 70% cán bộ hưởng lương ngân sách và 50% công nhân lao động trong khu vực doanh nghiệp, tư nhân
thực hiện trả lương qua tài khoản. Đến năm 2020, đưa những con số này lên lần lượt là 45 triệu tài khoản cá nhân; 90% cán bộ hưởng lương ngân sách và 80% lao động
được trả lương qua tài khoản.
Thanh toán nước ngồi và chuyển khoản: Thanh tốn điện tử liên ngân hàng
tăng trưởng rất nhanh, nếu năm 2002 khi hệ thống mới đưa vào hoạt động, mỗi
ngày hệ thống chỉ giao dịch khoảng từ 2.000 đến 4.000 món. Đến nay đã tăng lên nhanh chóng, bình qn 10.000-18.000 giao dịch/ngày. Đặc biệt so với thiết kế hệ thống đã chịu tải tăng gấp 7 lần. Thiết kế ban đầu dự kiến chỉ có 7 NHTM tham gia,
nay đã lên tới 54 ngân hàng, dự kiến 100 - 150 chi nhánh được kết nối nay đã có tới 215 chi nhánh đã kết nối.
Dịch vụ thẻ :
Thẻ tín dụng quốc tế :
Hiện tại đã có 12 ngân hàng đang phát hành thẻ tín dụng Visa/MasterCard,
bao gồm: VCB, ACB, VP Bank, VIBank, HSBC, Vietinbank, Agribank, Eximbank,
Sacombank, Techcombank, Đông Á và ANZ, trong đó VCB và ACB là 2 ngân hàng
có số lượng chủ thẻ tín dụng lớn nhất. Các ngân hàng phần lớn đều phát hành thẻ VISA với 2 hạng: hạng chuẩn và hạng vàng, trong đó hạn mức tín dụng của thẻ hạng vàng thông thường từ 50 triệu - 150 triệu đồng. Các sản phẩm thẻ tín dụng hầu hết đều khơng có tên thương mại (trừ một số sản phẩm như Cremium của Vietinbank hay Vietcombank MasterCard Cội Nguồn của VCB).
- Về mặt cơng nghệ thẻ: Phần lớn các thẻ tín dụng quốc tế được phát hành tại Việt Nam vẫn sử dụng cơng nghệ thẻ từ, ngoại trừ một số ít các ngân hàng (HSBC, VP Bank, BIDV) là đã phát hành thẻ Chip theo chuẩn EMV (Ngân hàng VIBank có
phát hành thẻ Chip nhưng chưa đạt chuẩn EMV).
- Về mặt tính năng sản phẩm thẻ: Đối với thẻ tín dụng quốc tế hạng vàng, ngồi
các tính năng cơ bản của một thẻ tín dụng, một số NH cịn cung cấp các dịch vụ giá
Chương trình Bảo hiểm y tế tồn cầu nhưng chủ thẻ phải trả phí bảo hiểm (ACB,
Vietinbank), Chương trình giảm giá ưu đãi cho chủ thẻ (Home&away của HSBC),
Thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng qua Internet banking (ANZ), gửi thông tin giao dịch
phát sinh, số dư nợ hiện tại tới điện thoại di động và email (VIBank, BIDV). - Về phí và lãi suất:
Phí phát hành: Đa số các ngân hàng phát hành đều thực hiện miễn phí phát
hành thẻ VISA. Riêng Vietinbank có thu thêm mức phí phát hành thẻ là 100.000 VND nếu khách hàng không trả lương qua Vietinbank, Techcombank thu phí phát hành là 200.000 VND.
Phí thường niên: Mức phí thường niên đối với thẻ tín dụng quốc tế hạng vàng đa số ở mức 300.000 VND (ACB, Techcombank, Đông Á...). Các ngân hàng nước ngồi (HSBC, ANZ) thu phí ở mức cao hơn, khoảng 400.000 - 500.000VND/
thẻ chính. Tuy nhiên, có một số ngân hàng như VCB, Eximbank, BIDV thực hiện thu mức phí thấp hơn 200.000 VND/thẻ chính, 100.000 VND/thẻ phụ.
Thẻ ghi nợ :
Dịch vụ thẻ vẫn tiếp tục phát triển mạnh, đến nay cả nước có 29 ngân hàng
đã triển khai phát hành thẻ thanh toán, với khoảng 7 triệu thẻ, bao gồm 120 loại thẻ ngân hàng đã phát hành, trong đó thẻ ghi nợ có 76 loại, thẻ tín dụng có 44 loại. Các
ngân hàng khơng ngừng đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho công nghệ thẻ, đến
nay đã có khoảng 20 ngân hàng đã trang bị máy giao dịch tự động (ATM) với
khoảng hơn 6.000 máy, thiết bị chấp nhận thẻ (POS/EDC) khoảng 29.000 chiếc và tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới. Mục tiêu phát hành thẻ đến cuối năm 2010
đạt mức 15 triệu thẻ, 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn,
cửa hàng tự chọn…lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ; phấn đấu đến năm 2020 con số này đạt lần lượt là 30 triệu thẻ và đạt 95%. Hai liên minh thẻ lớn nhất chiếm 80% số lượng máy ATM của hệ thống ngân hàng là Banknetvn và Smartlink
đã kết nối với nhau từ đầu năm 2008.
Việc phát triển và cho ra mắt các sản phẩm dịch vụ mới nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mình đã và đang được các ngân hàng đẩy mạnh. Diễn đàn Banking
năm 2008 diễn ra cũng đã khẳng định vị thế của dịch vụ ngân hàng điện tử, hứa hẹn thanh toán điện tử sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.
- Cuối tháng 7/2007, ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB Bank) đã chính thức cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến với tên gọi VIB 4U. Sản phẩm này cho phép khách hàng có thể truy vấn thông tin và thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản tiền gửi, chuyển tiền, tiền vay, tài trợ thương mại với VIB Bank bằng cách truy cập vào website www.vib4u.com.vn hoặc www.vib.com.vn.
- Ngày 20/01/2009, Công ty Cổ phần Hỗ trợ Dịch vụ Thanh toán Việt Phú (MobiVí) và Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) đã chính thức khai trương dịch vụ VIB-MobiVí tại Hà Nội. Ban đầu đã có 9 doanh nghiệp ký kết hợp đồng chính thức với VIB, chấp nhận cho thanh tốn các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ bằng MobiVí, bao gồm: VTC, D&E, Hoa 24, VietnamNet, TF Travel, Ha Linh C&S, Icat Media, Mắt bão và Làm đẹp. Để sử dụng VIB-MobiVí, người dùng đăng ký VIB-MobiVí tại các chi nhánh của VIB. Sau đó, VIB-MobiVí sẽ được gắn kết với tài khoản tiền gửi của người dùng tại VIB để người dùng có thể nạp tiền từ tài khoản ngân hàng vào VIB-MobiVí, rút tiền từ VIB-MobiVí ra tài khoản ngân hàng, hoặc chuyển tiền cho nhau một cách rất dễ dàng ngay trên điện thoại di động hay trên một máy tính có kết nối Internet.
- Đầu tháng 7/2008, ngân hàng ANZ đã triển khai và cho ra mắt dịch vụ “ngân
hàng tận nơi”, khách hàng tại Hà Nội và TP.HCM có thể được tư vấn và thực hiện các nhu cầu giao dịch ngân hàng của mình trong thời gian và địa điểm thích hợp nhất.
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã ra mắt
sản phẩm Internet banking - F@st i-Bank đầu năm 2010. Techcombank cũng là ngân hàng Việt Nam đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước cho phép cung cấp dịch vụ
thanh toán qua Internet. Đối với sản phẩm F@st i-Bank, Techcombank đã nâng cấp
hàng có thể chuyển số dư giữa các tài khoản của cùng một chủ tài khoản, chuyển khoản đến một tài khoản của người thụ hưởng khác trong cùng hệ thống
Techcombank. Đặc biệt, có thể chuyển khoản đến một tài khoản khác nằm ngoài hệ
thống Techcombank. Về khả năng bảo mật, đối với các khách hàng đăng ký sử dụng trọn gói dịch vụ F@st i-Bank, khách hàng sẽ được Techcombank cấp một thiết bị bảo mật là token key. Để truy cập hệ thống, khách hàng cần đồng thời hai mật khẩu, một mật khẩu do chính khách hàng lựa chọn và ghi nhớ, một mật khẩu được tạo ra bởi token key gồm 6 chữ số hiển thị trên màn hình của thiết bị. Mật khẩu do token key sinh ra do thuật toán ngẫu nhiên, riêng biệt và không thể trùng lặp và liên tục thay đổi sau mỗi 1 phút (công nghệ One Time Password). Hệ thống của Techcombank chỉ cho phép thực hiện giao dịch nếu đồng thời hai mật khẩu trên
được khách hàng nhập đúng.
- Ngày 08/08/2010, ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và
Citibank đã hợp tác với công ty Prudential Việt Nam triển khai dịch vụ “Thanh tốn
phí bảo hiểm Prudential Việt Nam” trên hệ thống Sacombank cho các khách hàng,
đại lý và nhân viên Prudential có thể thanh tốn phí bảo hiểm và thực hiện các giao
dịch khác tại các điểm giao dịch của Sacombank mà không phải trả thêm bất kỳ chi phí nào.
- Nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng, từ ngày 15/09/2011, Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam (VietinBank) phối hợp cùng Công ty Cổ phần Giải pháp
Thanh toán Việt Nam (VNPAY) chính thức triển khai dịch vụ thanh tốn hóa đơn qua ủy nhiệm thu tự động.
- Tháng 8/2011Sacombank triển khai dịch vụ thanh toán vé máy bay của các hãng hàng không nội địa và quốc tế qua Internet Banking và các điểm giao dịch của Sacombank. Đây là sản phẩm hợp tác giữa Sacombank và Công ty Cổ phần Giải
pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY) nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngày càng được các NHTM Việt Nam quan tâm phát triển với nhiều chủng loại đa dạng và tiên tiến. Nhiều tiện ích của sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được khai thác áp dụng cho toàn bộ các sản
phẩm chuyển tiền, tiền gửi, tiền vay, đầu tư dài hạn vào giấy tờ có giá, các nghiệp vụ giao dịch ngoại hối như: Hợp đồng giao ngay (Spot), Hợp đồng tương lai (Forward), Hợp đồng hoán đổi (Swap),…Đây là những dịch vụ tiên tiến đã được
kiểm chứng và đánh giá là an toàn về chất lượng cung ứng dịch vụ, tiện lợi trong giao dịch, hiệu quả trong kinh doanh, đầu tư.
2.1.3. Đánh giá thực trạng phát triển DVNH hiện đại tại Việt Nam:
2.1.3.1.Những kết quả đạt được: Thời gian qua, sự phát triển của thị trường
DVNH hiện đại ở Việt Nam đã có những thay đổi tích cực. Những kết quả đạt được có thể kể đến là:
Thứ nhất, với sự nỗ lực cố gắng không ngừng của các NHTM, vốn điều lệ