3.2. Giải pháp phát triển DVNH hiện đại tại BIDV Bắc Sài Gòn:
3.2.5. Giải pháp về nhân sự :
Đối với công tác đào tạo:
Một thực tế là tại hầu hết các NHTM Nhà nước đang tồn tại một phong cách làm việc giữa các thế hệ CBCNV đó là làm việc theo thói quen, kinh nghiệm nên một vài bộ phận trình độ của CBCNV chưa được coi trọng. Bên cạnh đó vì tuổi đời cịn trẻ nên khả năng giao tiếp, ứng xử của các cán bộ trẻ cịn nhiều hạn chế, việc nắm bắt nhu cầu, tìm hiểu tâm lý của khách hàng chưa sâu sắc, vì vậy:
- Đội ngũ CBCNV BIDV Bắc Sài Gịn cần được đào tạo thơng qua các lớp học nội
bộ giữa các thế hệ cán bộ; mở các lớp đào tạo tại chỗ về kỹ năng giao tiếp ứng xử nhằm cập nhật kiến thức mới cho nhân viên; có những buổi thảo luận nội bộ trong
chi nhánh trước khi bắt đầu triển khai một sản phẩm mới nào đó.
- Khuyến khích nhân viên tự học hỏi trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ. Đối với những cán bộ có năng lực và đủ điều kiện khuyến khích tham dự các lớp học chuyên ngành kinh tế tài chính NH nhằm nâng cao học vị và vận dụng kiến thức đã học phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị. - Tất cả CBCNV ngoài nhiệm vụ tự nghiên cứu chế độ văn bản của ngành, của
Ngân hàng cấp trên và của chi nhánh, hàng tháng, quý nên tổ chức sinh hoạt tại cơ
quan để cùng nhau đánh giá công việc, đồng thời nhấn mạnh một số văn bản chế độ
quan trọng. Định kỳ tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ nhằm giúp cán bộ nắm bắt
văn bản, các vấn đề về giao tiếp và xã hội thơng qua đó để đánh giá mức độ tiếp thu
và khả năng của từng cán bộ để có hướng đào tạo và đào tạo lại.
- Thường xuyên nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân viên thông qua các tổ chức đồn thể để có sự động viên, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về tình yêu ngành,
yêu nghề của lớp cán bộ trẻ để họ cống hiến, gắn bó và phục vụ lâu dài bởi đào tạo một cán bộ rất khó mà giữ chân họ càng khó hơn.
Và việc cử nhân viên đi thực tập, nghiên cứu, khảo sát tại các Ngân hàng
sản phẩm Ngân hàng hiện đại, cập nhật công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để có thể nhanh chóng ứng dụng, phát huy tiến bộ công nghệ Ngân hàng, tạo
năng lực cạnh tranh cao cho Ngân hàng.
Đối với công tác tuyển dụng:
Từng bước tiêu chuẩn hoá các điều kiện tuyển dụng dựa trên các yếu tố chủ yếu sau: kỹ năng chuyên môn phù hợp, kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng tiếp cận công nghệ thơng tin, khả năng giải quyết tình huống, khả năng làm việc theo nhóm, khả
năng chịu áp lực cơng việc cao... Từ đó đưa ra hình thức và nội dung thi phù hợp,
kết hợp lý thuyết và thực tiễn vào từng tình huống cụ thể nhằm chọn ra những ứng viên xuất sắc, đáp ứng được yêu cầu phát triển hội nhập của ngân hàng .
Trong công tác tuyển dụng cần đề cao tính cơng khai, công bằng, khách quan; lấy tiêu chí năng lực chuyên môn và đạo đức nghệ nghiệp làm tiêu chuẩn quan trọng nhất để lựa chọn thí sinh; tránh lựa chọn dựa theo mối quan hệ cá nhân hay theo cảm tính.
Đối với công tác tổ chức, sắp xếp nhân sự :
Một trong những yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của NH nói chung và hiệu quả công việc của mỗi cán bộ công nhân viên nói riêng là sự sắp xếp, phân bổ nhân sự hợp lý, đúng người đúng việc nhằm phát huy tối đa năng lực sở
trường và năng khiếu của mỗi người. Vì vậy, dựa trên khả năng chuyên môn, tố
chất và nguyện vọng của mỗi CBCNV mà chi nhánh có sự tổ chức, sắp xếp vào các bộ phận nghiệp vụ phù hợp. Đồng thời định kỳ hàng năm cần đánh giá mức độ thực hiện cơng việc của đội ngũ nhân viên để có sự điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với yêu cầu của công việc.
Thường xuyên luân chuyển nhân sự để CBCNV có cơ hội tiếp cận những
công việc mới, nắm bắt tổng quát mọi quy trình nghiệp vụ để có thể linh hoạt thay thế tiếp quản cơng việc khi cần thiết.
Có chế độ đãi ngộ phù hợp, đối xử công bằng, thưởng phạt cơng minh tạo sự
đồn kết tốt trong đơn vị, cần đánh giá đúng khả năng của nhân viên từ đó có kế
khả năng phấn đấu của nhân viên, tránh tình trạng nhân viên đã làm được 2, 3 năm bắt đầu thạo cơng việc thì lại chuyển sang ngân hàng khác.