Tăng cường phát triển dịch vụ thẻ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc sài gòn (Trang 78 - 93)

- Phát hành thẻ miễn phí vào các dịp lễ lớn như ngày thành lập ngành, thành lập BIDV; ngày 8.3… Khơng thu phí thường niên, giảm hầu hết phí giao dịch tại máy

các phương thức khuyến mãi, tạo giá trị gia tăng để khai thác khách hàng tập thể tại các trường học, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức hành chính sự nghiệp …

- Sốt xét lại từng vị trí đặt máy, đảm bảo các yêu cầu hiệu quả như: thuận tiện cho khách hàng, có sức thu hút, tăng tối đa thời gian giao dịch, bảo đảm an tồn, trang trí bề ngoài đẹp, thống nhất đặc trưng thương hiệu thẻ của BIDV và khai thác triệt

để khả năng quảng cáo hình ảnh thương hiệu trên màn hình chờ của máy .

- Bên cạnh việc tăng cường phát hành thẻ, BIDV cần quan tâm đến việc phát triển mạng lưới ATM; nâng cấp đường truyền kết nối ATM, POS; bố trí cán bộ nhân

viên hướng dẫn, tư vấn rõ ràng, cụ thể cho khách hàng.

- BIDV cần có các biện pháp chuẩn hố và quy trình hố một cách cụ thể các hoạt

động nghiệp vụ thẻ đặc biệt trong việc chấm đối soát các giao dịch thẻ liên NH và

thẻ quốc tế để kịp thời giải quyết các trường hợp giao dịch lỗi và giả mạo, tránh gây thất thoát cho NH và các bên liên quan trong liên minh thẻ.

- Xây dựng và phát triển được các sản phẩm thẻ theo đúng thị hiếu của khách

hàng, có điểm nhấn khác biệt để thu hút khách hàng. Cần theo phương châm tìm

hiểu, nghiên cứu, phát hiện để làm ra và bán các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng chứ khơng chỉ bán những gì mình có sẵn .

- Cần nghiên cứu và phối hợp dịch vụ thẻ với các DVNH điện tử khác để đem lại tiện ích tối đa cho khách hàng, ưu tiên kết hợp với xúc tiến thương mại.

3.3.5. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ kiều hối :

Dịch vụ này hiện nay bị cạnh tranh rất mạnh từ phía các NHTMCP. Vì vậy,

để duy trì khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới BIDV nên: (i) Tư vấn cho các

khách hàng các lợi ích của hình thức kiều hối và Western Union; (ii) Tăng cường các hình thức khuyến mãi; giảm phí chuyển tiền; (iii) Phối hợp với các cơng ty xuất khẩu lao động ký hợp đồng dài hạn chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam.

Khai thác các ngân hàng đại lý nước ngoài để thu hút nguồn kiều hối chuyển về thơng qua hội sở chính. Về mặt dài hạn để chống tình trạng đơla hóa, cần thực hiện chính sách kiều hối cho phép người thụ hưởng nhận bằng ngoại tệ nhưng chỉ

tiết kiệm ngoại tệ cũng phải thống nhất, chỉ cho phép người gửi tiết kiệm ngoại tệ tại ngân hàng, số ngoại tệ trên tài khoản được phép chi tiêu ở nước ngoài hoặc thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng để bảo toàn vốn nhưng khi rút ra để chi tiêu trong

nước chỉ thực hiện bằng tiền đồng với tỷ giá hợp lý.

3.3.6. Phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử :

Để có thể đưa các sản phẩm Ngân hàng điện tử ngày càng phổ biến vào đời

sống của người dân, trước tiên BIDV cần hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ truyền thống quen thuộc, sẵn có để có thể duy trì lượng khách hàng hiện tại, thu hút các khách hàng mới, khách hàng tiềm năng, từ đó tiến đến việc giới thiệu, quảng bá các sản phẩm mới. Khi đã đưa được sản phẩm Ngân hàng điện tử vào đời sống của người dân, tạo được lòng tin nơi khách hàng thì việc cung cấp những tiện ích của

sản phẩm và sự đa dạng về sản phẩm là một lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng. Tuy nhiên, hiện tại BIDV mới chỉ phát triển ở mức độ nhất định như vấn tin tài khoản, kiểm tra số dư của tài khoản, thông tin về lãi suất, tỷ giá qua điện thoại và thanh toán các dịch vụ cơng như trả tiền điện, nước, điện thoại, …Vì vậy, để tạo lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng điện tử, BIDV cần đầu tư, nghiên cứu để cung cấp ngày càng nhiều hơn các tiện ích của những sản phẩm Ngân hàng điện tử hiện tại và phát triển thêm những sản phẩm mới để đa dạng hóa các sản phẩm đáp

ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Thứ nhất, dịch vụ BSMS.

- Kết hợp với VNPT nâng cấp đường truyền để tránh tình trạng nghẽn mạng gây nên tổn thất cho khách hàng lẫn ngân hàng.

- Miễn phí sử dụng thuê bao trong 1 năm đầu sử dụng dịch vụ khi đăng ký, đồng thời đính kèm với các dịch vụ khác khi khách hàng tới mở tài khoản, làm thẻ ATM, vay vốn…

Thứ hai, phát triển dịch vụ BIDV- Directbanking.

Ngoài việc kiểm tra số dư tài khoản, xem các giao dịch phát sinh, xem các thông tin trên trang web www.bidv.com.vn, BIDV cần bổ sung thêm một số chức

bàn, di động, internet, truyền hình cáp, thuế…); chuyển tiền, gửi tiết kiệm...

Thứ ba, dịch vụ VN-Topup, VnMart, Vn-Pay, thanh toán vé máy bay Jestar

và Airmekong.

- Do sản phẩm còn mới, lại triển khai sau các ngân hàng khác trên đại bàn nên khách hàng ít biết đến bởi vậy ngân hàng cần tăng cường quảng bá hơn nữa đến khách hàng; thủ tục, quy trình ngắn gọn, đơn giản và dễ hiểu; đảm bảo mọi nhân

viên đều nắm rõ về sản phẩm khi khách hàng có nhu cầu tìm hiểu đến.

- Liên kết với các nhà đầu tư, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính… đầu tư kinh doanh buôn bán trên mạng khi triển khai các dịch vụ mới, từ đó tạo nhu cầu kinh doanh, thanh toán, giao dịch… nhằm thu hút lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ Ngân hàng điện tử.

Thứ tư, phát triển sản phẩm mới.

Ngoài các sản phẩm hiện có, BIDV cũng cần nghiên cứu để phát triển, cung cấp các dịch vụ ở cấp độ cao hơn và mang lại nhiều lợi nhuận hơn như dịch vụ quản lý quỹ, cho thuê tài chính, cho thuê két sắt…điện tử hóa các thủ tục, chứng từ đăng ký, tiến tới xây dựng Ngân hàng điện tử hoạt động hồn tồn trên mơi trường mạng (E-branch).

3.4. Kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN Việt Nam :

 Chính phủ từng bước phân định rõ ràng quyền hạn quản lý nhà nước của Chính phủ và NHNN trong q trình hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, đổi mới cơ cấu tổ chức của NHNN. Nhà nước cần nới lỏng dần chính sách can thiệp trực tiếp vào thị trường tài chính, tạo điều kiện cho các NHTM cạnh tranh hiệu quả. Nới lỏng vai trò điều hành của nhà nước cũng là một đòi hỏi tất yếu khách quan khi hệ thống ngân hàng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, khi các rào cản đối với các ngân hàng

nước ngoài được dỡ bỏ theo các cam kết hội nhập.

 Xây dựng mơi trường pháp lý hồn chỉnh tạo điều kiện đảm bảo cho hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử, thương mại điện tử phát triển phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

- NHNN cần nghiên cứu và sớm ban hành các văn bản điều chỉnh đối với các DVNH mới. Chỉ có một hệ thống pháp luật đồng bộ mới giúp hoạt động của các dịch vụ ngân hàng hiện đại đi vào nền nếp, có định hướng...

- Nhà nước cũng cần sớm sửa đổi pháp lệnh kế toán thống kê, bổ sung những quy định mới về lập chứng từ kế toán phù hợp với các DVNH hiện đại thực hiện bằng

công nghệ vi tính...Chế độ hạch tốn kế tốn cũng cần phải sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thông lệ quốc tế và không cản trở sự phát triển của các DVNH hiện đại (ví dụ cho phép chữ ký điện tử, chứng từ điện tử, bổ sung các hướng dẫn hạch toán đối với các dịch vụ mới...).

- DVNH hiện đại là một lĩnh vực mới, với nhiều dịch vụ phức tạp, có độ rủi ro cao. Vì vậy, nhà nước cần có các quy định về cơng khai, minh bạch thơng tin trên thị trường. Nhà nước cũng cần có các quy định về tội danh và khung hình phạt cho các tội phạm tài chính cũng như các quy định làm cơ sở xử lý khi có các tranh chấp, rủi ro phát sinh từ các DVNH hiện đại.

 Xây dựng hệ thống thơng tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn hiệu quả, dễ giám sát, đồng thời lập một chương trình hội nhập quốc tế về tài chính trên mạng internet để cập nhật thơng tin tài chính, tiền tệ thế giới.

 Tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế nhằm khai thông các hoạt động ngân hàng ra nước ngồi và tận dụng được nguồn vốn, cơng nghệ từ các nước và các tổ

chức quốc tế, trao đổi thông tin về lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt về đào tạo, phổ biến kiến thức và kinh nghiệm hội nhập cho những cán bộ của NHNN và một số NHTM.

 Đẩy nhanh cổ phần hoá các NHTM Nhà nước tạo nền tảng nguồn cho việc hình

thành các tập đồn ngân hàng đa năng, tăng cường ảnh hưởng trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế. NHNN cũng cần khuyến khích các NHTM cổ phần có

phương án niêm yết và phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để thu hút

 Xây dựng hệ thống giám sát lành mạnh và tích cực là nhân tố tạo mơi trường thuận lợi cho các dịch vụ ngân hàng hiện đại phát triển. Một hệ thống tài chính hoạt

động có hiệu quả và ổn định sẽ bảo đảm nhiều cơ hội cho việc phát triển, tiếp cận

các dịch vụ có chất lượng cao với chi phí thấp. Hệ thống tài chính như thế chỉ tồn tại trong điều kiện có một hệ thống giám sát lành mạnh và tích cực. Mục tiêu của giám sát không chỉ để ngăn chặn khủng hoảng tài chính mà cịn đảm bảo sự ổn định bền vững của nền tài chính quốc gia. Một trong những nội dung cơ bản nhất cần

được quan tâm đó là khả năng chống đỡ rủi ro của toàn hệ thống - khả năng thanh

khoản. Nó có ý nghĩa quyết định đến sự tồn vong của hệ thống ngân hàng.

 Hoàn thiện Luật giao dịch điện tử, phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và Internet:

- Thực hiện tin học hoá các tổ chức kinh doanh dịch vụ, các ngân hàng và tổ chức tín dụng, nâng cao tốc độ đường truyền Internet, giảm thiểu cước phí … tạo điều kiện cho tồn dân có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến cho công việc hằng ngày cũng như công việc kinh doanh.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng truyền thông mạnh, tốc độ cao không bị nghẽn mạch,

giá cước phù hợp, hạn chế độc quyền viễn thông.

- Cần đầu tư xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn và thực thi các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng và các hoạt động liên

quan trong ngành ngân hàng, hướng dẫn chi tiết việc thực hiện giao dịch điện tử

trong ngân hàng...

 NHNN cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các Bộ, ngành, các cơ quan hữu quan giúp Chính phủ kết hợp tốt chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa; chủ động

ngăn ngừa lạm phát quay trở lại; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hợp lý như

mục tiêu chúng ta đã đề ra. Đồng thời, tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm sốt nội bộ, kịp thời chấn chỉnh lệch lạc đề phòng tiêu cực,…nhằm đảm bảo an tồn của cả hệ thống tài chính tiền tệ .

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Ðể phát triển DVNH hiện đại, bên cạnh sự nỗ lực của mỗi NHTM trong việc

tăng vốn, đổi mới cơng nghệ, đa dạng hóa và cá biệt hóa các sản phẩm dịch vụ, đẩy

mạnh hoạt động tiếp thị, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh, cần phải tạo ra sự hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức đơn vị có liên quan; phải thực hiện quản lý thống nhất, bảo đảm tính đồng bộ và tiện ích trong việc cung cấp dịch vụ tối ưu cho khách

hàng. Có như vậy, các DVNH hiện đại mới có thể phát triển và nhanh chóng trở

thành những dịch vụ được khách hàng và ngân hàng chấp nhận như một loại giao dịch không thể thiếu trong cuộc sống.

KẾT LUẬN

Quán triệt mục tiêu nghiên cứu, trên cơ sở vận dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu khoa học, đi từ lý thuyết đến thực tiễn, đề tài “Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại BIDV Bắc Sài Gòn ” đã tập trung giải quyết một số nội dung quan trọng như sau:

Một là, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng hiện đại và tính tất yếu phải phát triển dịch vụ trong xu thế hội nhập hiện nay.

Hai là, thơng qua việc phân tích thực trạng phát triển dịch vụ Ngân hàng hiện

đại ở BIDV Bắc Sài Gòn, tác giả đã đưa ra những kết quả đạt được cũng như những khó khăn còn tồn tại cần phải giải quyết.

Ba là, trên cơ sở định hướng chiến lược trong kinh doanh của BIDV Bắc Sài

Gòn, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để phát triển dịch vụ ngân

hàng hiện đại tại ngân hàng này.

Để thực hiện thành công việc phát triển dịch vụ Ngân hàng hiện đại theo

những định hướng đã nêu ra cần có sự hỗ trợ của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và các cấp quản lý liên quan cùng với sự nỗ lực của bản thân BIDV Bắc Sài Gòn.

TS.Trầm Xuân Hương, Th.s Nguyễn Quốc Anh, Th.s Nguyễn Xuân Phong (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, TP.Hồ Chí

Minh .

2. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn, PGS.TS Trần Huy Hoàng, ThS Nguyễn Quốc Anh, Th.S Nguyễn Kim Trọng, Th.S Nguyễn Văn Thầy (2009), Nghiệp vụ ngân hàng

trung ương, Nhà xuất bản đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh .

3. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê,

TP.Hồ Chí Minh .

4. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tín dụng và nghiệp vụ ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, TP.Hồ Chí Minh .

5. PGS.TS Trần Huy Hồng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản lao động xã hội, TP. Hồ Chí Minh .

6. Hồ Thiện Bảo Lộc (2009), Giải pháp phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại

tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí

Minh, TP.Hồ Chí Minh .

7. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Sở giao dịch II (2009), Cẩm nang sản

phẩm dịch vụ,TP.Hồ Chí Minh .

8. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (2008), Phương hướng hoạt động

kinh doanh dịch vụ giai đoạn 2008-2010, Hà Nội .

9. PGS.TS Nguyễn Thị Quy (2008), Dịch vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội .

10. Huỳnh Thị Tâm (2010), Nghiệp vụ uy động vốn và cho vay ngắn hạn đối với

khách hàng là doanh nghiệp tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Sài Gịn, Thực tập tốt ngiệp, Trường Cao đẳng Cơng nghệ thông tin

12. Nguyễn Thị Hoa Lý (2010), “ 8 giải pháp huy động vốn của BIDV Quảng Bình ”, Đầu tư - Phát triển, (163), tr 20 .

13. Lê Huyền (2010), “ Thành công qua việc tạo ra sự khác biệt ”, Đầu tư - Phát

triển, (167), tr 34-35 .

14. Đặng Mạnh Phổ (2009), “ Cùng bàn giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ”, Đầu tư -

Phát triển, (154), tr 22 - 23 .

15. Nguyễn Thu Trang (2009), Giải pháp mở rộng và phát triển dịch vụ tại ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc sài gòn (Trang 78 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)