Doanh số huy động và cho vay 2009-2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên HSBC việt nam (Trang 43 - 46)

Đơn vị tính: tỷ VND

Chỉ tiêu 2009 2010

Huy động 21,119 26,397

Cho vay 11,045 15,838

Tỷ lệ cho vay/huy động 52.3% 60%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của HSBC Việt Nam năm 2009-2010)

Giữ vững vị thế về thanh khoản, HSBC nắm giữ 26.397 tỷ VND tiền gửi từ khách hàng. Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động từ khách hàng tính theo quy định của Thơng tư 13/2010/TT-NHNN ở mức tốt, đạt 60% tính đến 31/12/2010 (Mức trần của NHNN là 80%).

Ngân hàng HSBC Việt Nam tiếp tục hỗ trợ khách hàng tăng trưởng kinh doanh với số tiền cho vay năm 2010 nhiều hơn 2009 là 4.793 tỷ VND. Như vậy, số liệu đã chứng minh HSBC Việt Nam có quy mơ đầu tư tín dụng tăng trưởng nhanh, nếu như năm 2009 tổng dư nợ cho vay nền kinh tế chỉ đạt 11,045 tỷ VND thì năm 2010 tăng lên 15,838 tỷ VND, chiếm khoảng 70% tổng lợi nhuận. Thực tế cho thấy chất lượng tín dụng của HSBC Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm rõ rệt theo thời gian, tình hình tài chính thay đổi theo chiều hướng tích cực. Đây cũng chính là thách thức phát triển của HSBC Việt Nam trong những năm tiếp theo tại Việt Nam.

Hoạt động kinh doanh có lãi trong các lĩnh vực: dịch vụ tài chính doanh nghiệp, kinh doanh vốn và thị trường ngoại hối, nghiệp vụ ngân hàng tồn cầu, thanh tốn quốc tế và tài trợ chuỗi cung ứng, dịch vụ lưu ký chứng khoán

Ngân hàng HSBC Việt Nam tiếp tục phát triển Khối dịch vụ tài chính cá nhân và nâng cao tiện ích cho khách hàng của mình thơng qua việc mở rộng mạng lưới ngân hàng lên 14 điểm giao dịch và 150 máy ATM trong năm 2010

Trong năm thứ hai hoạt động như một ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, HSBC mở rộng mạng lưới ngân hàng vươn đến nhiều trung tâm kinh tế tại Việt Nam như Đà Nẵng, Đồng Nai, Cần Thơ

2.2. Thực trạng hoạt động Thẻ thanh toán tại Ngân hàng HSBC Việt Nam

2.2.1 Hoạt động thanh tốn thẻ ở Việt Nam

Sử dụng thẻ tín dụng, ghi nợ, ví điện tử… để thanh tốn là một thói quen phổ biến tại các nước phát triển, giúp đơn giản hóa q trình mua bán và an tồn hơn do người sử dụng không phải mang tiền mặt theo người.

Từ năm 1996, dịch vụ thanh toán thẻ được các ngân hàng tại Việt Nam bắt đầu thực hiện. Trong thời kỳ này, số lượng máy ATM, số lượng thẻ cũng như sự đón nhận của người sử dụng cịn rất ít nên mục tiêu của các Ngân hàng chỉ để quảng bá, từng bước tiếp cận với công nghệ mới. Đến nay, có thể nói, dịch vụ thanh tốn thẻ đã phát triển mạnh mẽ, có chỗ đứng trong cộng đồng dân cư và được các ngân

2.2.1.1. Tiện ích của thẻ thanh toán tại Việt Nam

ATM là tên gọi chung cho các loại thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, dùng để thực hiện các giao dịch tự động như kiểm tra tài khoản, rút tiền hoặc chuyển khoản, thanh tốn hóa đơn, mua thẻ điện thoại... từ máy rút tiền tự động (ATM). Cùng với sự ra đời rất nhiều loại thẻ của các ngân hàng khác nhau, thẻ ATM cũng dần được bổ sung nhiều chức năng:

Thanh toán khi mua hàng trên mạng: Người sử dụng thẻ có thể mua hàng và thanh

tốn trực tuyến tại các website có cung cấp hình thức này. Các website thường quy định chấp nhận thanh toán đối với một số loại thẻ nhất định và với điều kiện thẻ của bạn đã kích hoạt chức năng thanh tốn online. Bạn thực hiện thanh toán bằng cách nhập vào các thông tin yêu cầu: Số thẻ, ngày hết hạn, CVV, hoặc các thông tin khác. Tại Việt Nam hiện có khoảng hơn 100 website chấp nhận thanh tốn đối với các loại thẻ tín dụng, ghi nợ quốc tế Master, Visa, Amex, JCB và thẻ tín dụng Connect 24.

Thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ POS: tháng 9/2010, cả nước có khoảng

42.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS - Point of Sale) tại các cửa hàng, siêu thị, khách sạn, sân bay…

Thẻ rút tiền mặt tại các máy ATM: Loại thẻ ghi nợ địi hỏi người sử dụng có một tài

khoản trong ngân hàng và chỉ được rút tiền trong số dư tài khoản. Chức năng này giúp tiền gửi ngân hàng có tính thanh khoản cao hơn nhưng mức lãi suất cũng ít hơn tiền gửi tiết kiệm. Cịn đối với thẻ tín dụng, người sử dụng rút tiền mặt từ máy ATM thường bị tính thêm mức phí 3 – 5% và tính lãi suất trên số tiền rút. Tại máy ATM, người sử dụng thẻ có thể tự thực hiện các giao dịch ngân hàng truyền thống mà không cần có sự hỗ trợ của nhân viên ngân hàng. Các giao dịch truyền thống là rút tiền, kiểm tra số dư tài khoản, chuyển khoản. Ở những ATM của các ngân hàng khác nhau có thể có những giao dịch khác, được coi là giá trị gia tăng nhằm tạo thế khác biệt trong cạnh tranh và nâng cao năng lực của thẻ ATM cho khách hàng của ngân hàng đó, ví dụ chức năng gửi tiền, mua thẻ cào (điện thoại, internet... trả trước), nhận lương.

2.2.1.2. Số lượng và qui mô máy ATM, máy POS tại Việt Nam

Thống kê đến tháng 5/2010, trên cả nước đã có 11.000 máy ATM, 37.000 máy POS; 47 ngân hàng phát hành thẻ với số lượng 27 triệu thẻ thanh toán. Tốc độ tăng trưởng phát hành thẻ từ 2006 - 2010 đạt từ 150% - 200%. Qua hệ thống ATM, nhiều dịch vụ đã được triển khai như: rút tiền, vấn tin tài khoản, sao kê số dư, chuyển khoản, thanh toán hoá đơn....

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên HSBC việt nam (Trang 43 - 46)